Nội dung chƣơng trình sinh học12

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo Dự án phần Sinh thái học - Sinh học lớp 12 - Trung học phổ thông (Trang 64)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Nội dung chƣơng trình sinh học12

Nội dung chương trình sinh học 12 gồm 3 phần

Phần năm: Di truyền học, 23 tiết và chia làm 5 chƣơng

Chƣơng I. Cơ chế di truyền và biến dị gồm 7 bài. Chƣơng này cho thấy bản

chất của hiện tƣợng di truyền và biến dị là sự vận động của các cấu trúc vật chất trong tế bào. Đó là các NST trong nhân, phân tử ADN trên NST , các gen trên

ADN. Cấu trúc này vận động theo những cơ chế xác định, tác động với nhau và với các cấu trúc khác trong tế bào trong những mối liên hệ thống nhất và chính trong quá trình vận động, tác động qua lại đó biểu hiện chức năng của chúng trong hệ thống di truyền, cấu trúc và chức năng là thống nhất bởi vì vận động là thuộc tính gắn liền với vật chất. Chƣơng này cũng cho thấy những nguyên nhân gây ra các biến đổi về vật chất di truyền, cơ chế phát sinh các biến dị và hậu quả của chúng; chính cơ chế phát sinh và tích lũy biến dị là cơ sở cho quá trình tiến hóa của sinh giới.

Chƣơng II. Tính quy luật của hiện tƣợng di truyền (bao gồm các bài từ 8

đến 15). Chƣơng này cho thấy sự di truyền các tính trạng qua các thế hệ của loài diễn ra theo những xu thế tất yếu mà ngƣời ta đã phát hiện đƣợc bằng phƣơng pháp thực nghiệm. Nhờ những kiến thức ở chƣơng I về cơ sở vật chất, cơ chế của di truyền và biến dị mà ở chƣơng này HS có cơ sở để hiểu những mối quan hệ nhân quả đã chi phối tính quy luật tất yếu của hiện tƣợng di truyền và biến dị. Chính vì AND tự nhân đôi  NST tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp theo những cơ chế xác định mà sự di truyền qua nhân diễn ra theo những quy luật chặt chẽ. Các quy luật này đặc trƣng cho các nhóm tính trạng: phân ly độc lập, liên kết, liên kết với giới tính. Riêng các tính trạng do gen tế bào chất quy định thì di truyền không theo quy luật di truyền qua nhân và làm nên kiểu di truyền theo dòng mẹ.

Chƣơng III. Di truyền học quần thể (bao gồm bài 16 và 17). Cho thấy các đặc trƣng di truyền của một quần thể nhƣ tần số alen, thành phần kiểu gen đƣợc biến đổi ra sao qua các thế hệ. Trình bày sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối qua các thế hệ. Chƣơng III cũng giới thiệu định luật Hacđi - Vanbec về sự cân bằng của tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.

Chƣơng IV. Ứng dụng di truyền học. (bao gồm các bài từ 18 đến 20). Cho

thấy việc vận dụng các kiến thức về tái tổ hợp di truyền nhờ lai giống, gây đột biến nhân tạo và kĩ thuật di truyền con ngƣời đã tạo đƣợc các giống vi sinh vật, thực vật, động vật có năng suất cao phục vụ cho đời sống của mình. Chƣơng này cũng nêu

lên các biện pháp cụ thể mà con ngƣời đã sử dụng để chọn tạo ra các giống vật nuôi cây trồng cũng nhƣ các chủng vi sinh vật mong muốn.

Chƣơng V. Di truyền học ngƣời. (gồm các bài từ 21 đến 23). Giới thiệu các

đặc điểm và các phƣơng pháp nghiên cứu di truyền ngƣời. Vạch ra nguyên nhân, cơ chế và các biện pháp hạn chế các bệnh di truyền ở ngƣời, đồng thời chỉ ra loài ngƣời đang chịu một gánh nặng di truyền và cần làm gì để giảm bớt gánh nặng đó cũng nhƣ một số vấn đề xã hội của Di truyền học.

Phần sáu: Tiến hoá, 11 tiết và chia thành 2 chƣơng

Chƣơng I. Bằng chứng và cơ chế tiến hoá (gồm các bài từ 24 đến 31). giới

thiệu các bằng chứng phôi học, giải phẫu so sánh, tế bào học và sinh học phân tử, chứng minh quá trình tiến hoá của các loài sinh vật. Các thuyết tiến hoá cổ điển và hiện đại. Đi sâu và phân tích các quan niệm hiện đại về nguyên nhân và cơ chế tiến hoá của các loài.

Chƣơng II. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất (gồm các

bài từ 32 đến 34). Giới thiệu sự phát sinh của sự sống qua các giai đoạn tiến hoá hoá học và tiến hoá tiền sinh học, sự phát triển của sinh vật qua các giai đoạn địa chất. Sự phát sinh loài ngƣời.

Phần bảy: Sinh thái học, 14 tiết và chia làm 3 chƣơng

Chƣơng I. Cá thể và quần thể sinh vật (gồm các bài từ 35 đến 39). Giới

thiệu các vấn đề môi trƣờng và các vấn đề sinh thái, sự tác động qua lại giữa cơ thể sinh vật và môi trƣờng (vô sinh và hữu sinh). Các vấn đề quần thể và các mối liên hệ sinh thái trong quần thể, các đặc trƣng cơ bản của quần thể, kích thƣớc và sự tăng trƣởng của quần thể, những biến động số lƣợng cá thể trong quần thể.

Chƣơng II. Quần xã sinh vật. (gồm các bài từ 40 đến 41). Giới thiệu quần xã

và các đặc trƣng của quần xã, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và sự biến động của quần xã sinh vật.

Chƣơng III. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trƣờng (gồm các bài từ

thái, sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái, sinh quyển, sinh thái học với việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên.[10]

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo Dự án phần Sinh thái học - Sinh học lớp 12 - Trung học phổ thông (Trang 64)