Các nội dung tổ chức dạy học theo dự án trong phần Sinh thái học (Sinh học

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo Dự án phần Sinh thái học - Sinh học lớp 12 - Trung học phổ thông (Trang 75)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Các nội dung tổ chức dạy học theo dự án trong phần Sinh thái học (Sinh học

Cấu trúc chƣơng trình phần Sinh thái học (Sinh học 12) có 3 dạng bài cơ bản là: bài mới, bài ôn tập và bài thực hành. Cả 3 dạng bài này đều phù hợp với việc sử dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án.

Trên cơ sở phân tích cấu trúc, mục tiêu, nội dung chƣơng trình và quy trình chung của dạy học theo dự án, chúng tôi tạm chia thành 2 hình thức vận dụng dạy học theo dự án trong phần Sinh thái học (Sinh học 12) là: Vận dụng dạy học theo dự án vào các giờ học kiến thức mớivận dụng dạy học theo dự án vào các hoạt động ngoại khóa (áp dụng cho giờ ôn tập và thực hành). Hai hình thức này về cơ bản là có quy trình giống nhau, nhƣng do các hoạt động ngoại khóa có những điểm khác về quy mô, thời gian, địa điểm nên ở mỗi giai đoạn có những bổ sung hoặc thay đổi phù hợp.

2.2.2.1. Vận dụng dạy học theo dự án trong giờ học kiến thức mới

Vận dụng dạy học theo dự án trong các giờ học kiến thức mới cho phép học sinh đƣợc tiếp thu đồng thời lý thuyết và thực tiễn; lý thuyết đƣợc minh chứng, kiểm nghiệm qua thực tiễn; thực tiễn làm rõ ràng hơn, phong phú hơn các nội dung lý thuyết.

Trong phần Sinh thái học, để phù hợp với điều kiện địa phƣơng và tiếp cận kiến thức của học sinh chúng tôi chọn chƣơng II – Sinh thái học 12 “Quần xã sinh vật” để thực hiện việc dạy học theo dự án. Đây là chƣơng thứ 2 trong phần Sinh thái học, sau khi học xong chƣơng I “Cá thể và quần thể sinh vật” học sinh đã có các khái niệm cơ bản về Sinh thái học: môi trƣờng, nhân tố sinh thái, quần thể, các mối quan hệ trong quần thể, giữa cá thể quần thể với môi trƣờng. Điều đó rất thuận tiện cho việc triển khai học tập theo dự án ở chƣơng này. Hơn nữa, Tiền Hải là một huyện ven biển có khu rừng ngập mặn với độ đa dạng sinh học cao, có nhiều yếu tố hấp dẫn học sinh trải nghiệm thực tiễn và có cơ hội giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trƣờng và đa dạng sinh học đất ngập nƣớc ven biển.

Ý tƣởng dự án: Nội dung của chƣơng Quần xã sinh vật bao gồm: Khái niệm quần

xã, các đặc trƣng cơ bản của quần xã, các mối quan hệ trong quần xã, diễn thế sinh thái. Các vấn đề này có thể đƣợc làm sáng tỏ trong quá trình học sinh quan sát, phân tích các khu rừng ngập mặn của 2 xã Đông Long, Đông Hoàng- Huyện Tiền Hải-

Tỉnh Thái Bình. Vì vậy, chúng tôi hƣớng dẫn học sinh thảo luận và lựa chọn dự án

“Đánh giá đa dạng sinh học vùng rừng ngập mặn xã Đông Long, Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình”

Kế hoạch bài dạy Ngƣời soạn

Họ tên Nguyễn Thị Hƣờng

Huyện Tiền Hải

Trƣờng THPT Đông Tiền Hải

Tỉnh Thái Bình

Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy

Đánh giá đa dạng sinh học vùng rừng ngập mặn xã Đông Long, Đông Hoàng, Huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình

Tóm tắt bài dạy

Là một tỉnh đồng bằng, không có đồi núi, nhƣng Thái Bình lại có 54 km bờ biển, trải dài suốt 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải. Nơi đây có hàng ngàn ha rừng ngập mặn bao bọc, tạo thành một bức tƣờng xanh vững chắc mang lại hiệu quả kinh tế cao và phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trƣờng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển hàng năm, tốc độ bồi lắng phù sa tăng nhanh, bãi bồi ngày càng đƣợc mở rộng và nâng cao nên các loài phù du, sinh vật biển sinh sôi, các loài thủy sản nhƣ tôm, cua, cá, ngao và các loài động vật thân mềm khác phát triển mạnh, đặc biệt là một số loài động vật quý hiếm về cƣ trú. Cùng với các thảm thực vật phong phú hình thành vùng rừng sinh thái bảo tồn thiên nhiên.

Việc nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đây sẽ giúp cho học sinh tìm hiểu đƣợc các vấn đề liên quan đến một số bài học nhƣ: khái niệm quần xã, các đặc trƣng cơ bản của quần xã, các mối quan hệ trong quần xã, diễn thế sinh thái…

Là những học sinh vùng ven biển thì việc tìm hiểu, đánh giá độ đa dạng sinh học của quần xã sinh vật rừng ngập mặn có ý nghĩa quan trọng. Nó thể hiện sự

khao khát tìm hiểu thế giới thiên nhiên, thể hiện trách nhiệm với quê hƣơng. Bằng các kiến thức Sinh thái học, học sinh sẽ đề ra đƣợc các biện pháp tìm hiểu, đánh giá độ đa dạng sinh học của quần xã rừng ngập mặn, qua đó làm cho ngƣời dân nơi đây thấy đƣợc ý nghĩa mọi mặt của rừng ngập mặn cũng nhƣ đề xuất đƣợc một số giải pháp bảo tồn, phát triển độ đa dạng sinh học của quần xã rừng ngập mặn.

Lĩnh vực bài dạy

Sinh thái học

Cấp / Lớp

Cấp/ lớp sẽ áp dụng bài dạy: Lớp 12- THPT

Thời gian dự kiến: 1 tháng

Mục tiêu cơ bản của bài dạy

Kiến thức:

- Mô tả đƣợc sinh cảnh khu ngập mặn

- Trình bày đƣợc bản chất khái niệm quần xã sinh vật, phân biệt với quần thể, hệ sinh thái

- Xác định đƣợc một số loài trong quần xã. Từ đó đánh giá đƣợc một cách sơ bộ về độ đa dạng của quần xã.

- Phân tích đƣợc mối quan hệ cơ bản giữa các loài chủ yếu trong quần xã. - Xác định đƣợc loài ƣu thế, loài đặc trƣng và nêu đƣợc vai trò của chúng.

- Phân tích đƣợc sự phân tầng trong quần xã ngập mặn, quần xã nƣớc mặn ven bờ. - Xây dựng đƣợc sơ đồ một số chuỗi, lƣới thức ăn trong quần xã.

- Xây dựng đƣợc mô hình quá trình diễn thế diễn ra trong quần xã (Quá trình bồi tụ ven biển và hình thành các quần xã qua các giai đoạn)

- Nêu đƣợc một số biện pháp bảo tồn sự đa dạng sinh học trong quần xã. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng phƣơng tiện công nghệ hỗ trợ việc học tập.

- Rèn luyện đƣợc một số kỹ năng học tập: Kỹ năng nghiên cứu và trình bày các vấn đề khoa học, kỹ năng tự học, làm việc cộng tác, kỹ năng thu thập và xử lý thông

tin, kĩ năng giải quyết vấn đề

- Bồi dƣỡng lòng yêu khoa học, yêu thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên.

Bộ câu hỏi định hƣớng

Câu hỏi khái quát Đa dạng sinh học có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với quần xã sinh vật và con ngƣời?

Câu hỏi bài học Rừng ngập mặn Tiền Hải có độ đa dạng nhƣ thế nào?

Câu hỏi nội dung

1). Mô tả sinh cảnh khu rừng ngập mặn.

2). Liệt kê các loài có trong quần xã.. Mô tả đời sống, vị trí của chúng trong quần xã. Xác định loài ƣu thế và loài đặc trƣng?

3). Phân tích mối quan hệ của các loài trong quần xã?

4).Đánh giá độ đa dạng của quần xã. Ý nghĩa độ đa dạng đối với các loài và con ngƣời.

5). Mô tả sự phân tầng trong quần xã rừng ngập mặn và quần xã nƣớc mặn ven bờ.

6). Xây dựng một vài chuỗi thức ăn và lƣới thức ăn trong quần xã?

7). Xây dựng sơ đồ diễn thế sinh thái khi diễn ra quá trình bồi tụ.

8). Chúng ta cần làm gì để bảo tồn sự đa dạng sinh học ở vùng ngập mặn Tiền Hải?

9). Hãy thiết kế một sản phẩm thu hút sự làm tổ của các loài chim trên cây rừng ngập mặn.

Kế hoạch đánh giá Tiến độ đánh giá

Trƣớc khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc

Sau khi hoàn tất dự án

- Trình bày các nghiên cứu về việc đánh giá độ đa dạng

sinh học của rừng ngập mặn.

- Báo cáo đề cƣơng nghiên cứu.

- Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu. - Cách thực hiện đề tài - Tính chính xác khoa học của các bƣớc tiến hành đề tài. - Cách xử lý số liệu thu thập đƣợc. - Các nhận xét, kết luận rút ra từ việc phân tích các số liệu đánh giá, kết luận. - Cách lý giải các nhận định, kết luận

- Ý nghĩa của các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu.

- Quá trình báo cáo kết quả nghiên cứu.

- Việc bảo vệ các luận điểm khoa học của nhóm.

Tóm tắt kế hoạch đánh giá

- Trƣớc khi bắt đầu bài học, giáo viên sẽ cung cấp và cho thảo luận với học sinh về hệ thống mục tiêu cần đạt, những nội dung dạy học chính.

- Học sinh sẽ đƣợc kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên và sau bài học. Trƣớc khi bắt tay vào dự án, học sinh sẽ nhận đƣợc phiếu điều tra, hợp đồng học tập để tự xác định nhu cầu, sở thích của bản thân, đăng ký nhiệm vụ, thời gian làm việc với giáo viên, mục tiêu học tập cần đạt.

- Trong quá trình thực hiện dự án học sinh luôn dựa vào các tiêu chí đánh giá để thực hiện các nhiệm vụ về nội dung và kỹ năng hoạt động nhằm đạt mục tiêu dạy học (Phiếu làm việc nhóm, phiếu ghi chép, phiếu đánh giá sản phẩm).

- Khi trình bày dự án, giáo viên sẽ làm việc với cả lớp, từng nhóm sẽ trình bày sản phẩm, các nhóm sẽ chia sẻ, đánh giá nhận xét lẫn nhau (Phiếu đánh giá cho từng loại sản phẩm, kỹ năng thực hiện).

- Sau khi hoàn thành dự án, học sinh ghi chép vào phiếu phản hồi ý kiến, hoàn thành bảng ghi chép, hoàn thành phiếu học tập, ghi chép cá nhân và báo cáo tổng kết.

Chi tiết bài dạy Kỹ năng tiên quyết

- Kỹ năng khai thác và sử dụng các nguồn thông tin - Kỹ năng xử lý các số liệu

- Kỹ năng thiết kế các sản phẩm và trình bày các báo cáo khoa học.

Tiến trình bài dạy

Mục đích Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho dự án

- Giúp học sinh xác định đƣợc mục tiêu, ý nghĩa của dự án. - Giúp học sinh chuẩn bị đƣợc các kiến thức liên quan đến dự án

- Nêu mục tiêu, ý nghĩa của bài học và dự án về rừng ngập mặn. - Thảo luận các ý tƣởng dự án. - Phổ biến các quy định về việc thực hiện dự án.

- Giới thiệu các tài liệu tham khảo, hƣớng dẫn cách tìm tài liệu liên quan đến đề tài.

- Thảo luận các ý tƣởng, lựa chọn dự án. - Tham khảo các tài liệu, công trình liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu các tài liệu hƣớng dẫn thực hiện đề tài.

Giai đoạn 2: Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu

- Xác định đƣợc đề tài nghiên cứu.

- Xây dựng đƣợc đề cƣơng nghiên cứu.

- Phân chia các nhóm nghiên cứu. - Nêu ra các định hƣớng nghiên cứu về rừng ngập mặn.

- Hƣớng dẫn học sinh viết đề cƣơng nghiên cứu.

- Phân tích, nhận xét, đánh giá các đề cƣơng của học sinh

- Công bố các đề tài có tính khả thi. - Xác định đề tài nghiên cứu. - Mỗi nhóm chọn ra nhóm trƣởng và thƣ ký.

- Thảo luận và viết đề cƣơng.

- Báo cáo, bảo vệ đề cƣơng nghiên cứu. - Thống nhất đề tài thực hiện.

Giai đoạn 3: Thực hiện đề cƣơng nghiên cứu

Sử dụng các phƣơng pháp và

- Hƣớng dẫn các nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu

- Thu thập đƣợc các tài liệu, số liệu từ thực tế.

phƣơng tiện để thực hiện kế hoạch dự án

theo đề cƣơng nghiên cứu.

- Theo dõi, hƣớng dẫn quá trình thực hiện đề tài trong thực tế. - Hƣớng dẫn học sinh xử lý các dữ liệu và số liệu thu thập đƣợc. - Hỗ trợ học sinh thiết kế các sản phẩm.

- Xử lý đƣợc các tài liệu và số liệu thu thập đƣợc.

- Thiết kế đƣợc các sản phẩm.

Giai đoạn 4: Bảo vệ đề tài nghiên cứu

Đánh giá kết quả thực hiện dự án cả về kiến thức và kĩ năng

- Hƣớng dẫn học sinh trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu và các sản phẩm. - Hƣớng dẫn học sinh đánh giá các sản phẩm của các nhóm nghiên cứu. - Nhận xét, đánh giá từng nhóm (tiến độ thực hiện, sự hợp tác, ý thức, kết quả, chất lƣợng sản phẩm, các kỹ năng thực hiện dự án và trình bày giải thích kết quả) - Tổng kết các kiến thức bài học. - Đánh giá cải tiến cho các nghiên cứu tiếp theo.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu. - Giải thích đƣợc các kết luận rút ra từ nghiên cứu. - Tổng kết đƣợc kiến thức bài học. - Rút ra đƣợc các ý nghĩa và hành động thực tiễn.. - Đề ra các hoạt động thực tiễn tiếp theo

Hiệu chỉnh để thực hiện việc dạy học phân hóa đối tƣợng (cá thể hóa) Học sinh có nhu

cầu đặc biệt

- Hỗ trợ các học sinh có nhu cầu cá biệt cho phù hợp nhƣ: cung cấp thêm tài liệu, dành thêm thời gian phụ đạo, điều chỉnh các bài tập, điều chỉnh các yêu cầu, mục tiêu, điều chỉnh tiến độ, thời gian hoàn thành công việc, hỗ trợ công nghệ, điều chỉnh cách trình bày….

Học sinh không sử dụng đƣợc

- Không cung cấp các nguồn tài liệu tham khảo hoặc trang

tiếng Anh - Hỗ trợ các công cụ dịch thuật các tài liệu nƣớc ngoài.

- Thay thế các nguồn tài liệu nƣớc ngoài bằng các hình thức khác.

- Hỗ trợ các bài viết bằng tiếng Anh của học sinh ( nếu có). - Sử dụng hình thức song ngữ để tăng cƣờng hiểu biết về tiếng Anh cho học sinh.

Học sinh năng khiếu

- Khuyến khích các hƣớng nghiên cứu độc lập, sáng tạo. - Cung cấp các nguồn tài liệu tìm kiếm nâng cao.

- Mở rộng các hƣớng nghiên cứu, nâng cao yêu cầu, giao thêm các bài tập liên quan đến dự án.

Tài liệu và Nguồn Tƣ liệu tham khảo cho bài học

Công nghệ – Phần cứng (Nhấp vào các công cụ cần thiết)

Máy quay Máy vi tính Máy chụp ảnh KTS Đầu DVD Kết nối Internet Đĩa laser Máy in Máy chiếu Máy scan TV VCR Máy quay

Thiết bị hội thảo. Khác

Công nghệ – Phần mềm (Nhấp vào các công cụ cần thiết.)

Cơ sở dữ liệu/Bảng tính Chế bản văn phòng Phần mềm nhận E-mail Từ điển bách khoa toàn thƣ trên ổ CD

Xử lý ảnh

Trình duyệt Web Đa phƣơng tiện

Phát triển trang web Xử lý văn bản Khác

Tài liệu in

Sách giáo khoa lớp 12, hƣớng dẫn chƣơng trình lớp 12, tài liệu hƣớng dẫn thực hiện dự án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh…

Nguồn Máy tính, các dữ liệu mềm, máy in, máy chiếu, khu rừng

Bình. Tƣ liệu Internet http://vi.wikipedia.org http://www.iesd.gov.vn www.monre.gov.vn http://www.google.com.vn

Các nguồn khác Ban giám hiệu nhà trƣờng, các giáo viên Sinh học, cộng tác

viên tại địa phƣơng…

2.2.2.2. Vận dụng dạy học theo dự án trong hoạt động ngoại khóa

Vận dụng dạy học theo dự án trong các hoạt động ngoại khóa sẽ cho phép triển khai đƣợc những dự án học tập có quy mô vƣợt khỏi phạm vi lớp học, kéo dài không chỉ trong một tiết, một vài tiết học mà có thể diễn ra hàng tuần, hàng tháng với việc thu hút đông đảo số lƣợng ngƣời tham gia. Hình thức học tập này sẽ khắc phục đƣợc phần nào những khó khăn đến từ điều kiện khách quan. Vận dụng dạy học theo dự án trong các hoạt động ngoại khóa giúp HS một lần nữa đƣợc làm việc với thiên nhiên, trải nghiệm với những hoạt động thực tế; và đảm bảo đƣợc các mục tiêu của các giờ thực hành, giờ ôn tập.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo Dự án phần Sinh thái học - Sinh học lớp 12 - Trung học phổ thông (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)