Một số tồn tại, hạn chế trong xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 98)

- Thời kỳ Pháp thuộc: Sau khi cùng Anh, Mỹ buộc triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký Hiệp ước Thiên Tân, thực dân Pháp kéo quân viễn

2.3.1. Một số tồn tại, hạn chế trong xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong

gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong thời gian qua

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác, đảm bảo xét xử nghiêm minh, kịp thời và đúng pháp luật các bị cáo phạm tội trong Chương các tội phạm về chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng thì trong công tác xét xử cũng gặp một số tồn tại, hạn chế từ những qui định của Bộ luật tố tụng hình sự đến thực tiễn xét xử tội

thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây.

Một là, việc định tội danh giữa tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả

nghiêm trọng và tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản nhà nước, Tội cố ý làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đôi khi còn nhầm lẫn. Về nguyên tắc, mỗi hành vi phạm tội chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một tội danh cụ thể, tuy nhiên thực tế áp dụng pháp luật cho thấy một hành vi vi phạm pháp luật có thể áp dụng các qui định khác nhau của BLHS để định tội danh, xác định trách nhiệm hình sự khác nhau. Điểm khó khăn lớn nhất giữa các tội này là yếu tố "có nhiệm vụ trực tiếp trong việc quản lý tài sản", chủ thể có được giao "quản lý tài sản" hay không sẽ là yếu tố quyết định để định tội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý kinh tế, hầu hết người phạm tội đều là lãnh đạo trong đơn vị, được giao quản lý tài sản trong đơn vị mình, và có trách nhiệm phải bảo toàn, phát triển vốn và tài sản nhà nước giao cho đơn vị mình. Như vậy rất khó khăn trong việc xác định người phạm tội có "nhiệm vụ trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước" trong tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước" hay người phạm tội "vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao" gây thiệt hại đến tài sản nhà nước trong tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, hành vi thiếu trách nhiệm của các bị cáo trong lĩnh vực quản lý kinh tế nhiều khi không rõ nét khiến cho có sự khó khăn trong việc xác định có hay không có việc gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra hậu quả nghiêm trọng để có thể định tội danh các bị cáo được chính xác.

Ví dụ: L.Q.T là nhân viên công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài

được giao nhiệm vụ là nhân viên chấp nhận hàng. Theo qui định của công ty thì người chấp nhận hàng quí hiếm phải có trách nhiệm quản lý hàng hóa tại kho, cho hàng vào két và phải quản lý chìa khóa két. Khoảng 10 giờ ngày 12/11/2007, L.Q.T có làm thủ tục nhập hai kiện hàng quí hiếm của ngân hàng

Techcombank gửi sang Singapore theo chuyến bay mang số hiệu SQ 175 cất cánh tại sân bay Nội Bài lúc 13 giờ 45 phút ngày 12/11/2007. Trong 02 kiện hàng có một kiện nặng 20,6 kg, bên trong đựng 996.000 USD; một kiện nặng 13,9 kg bên trong có 4.000 USD và 265.500 USD cùng 14.998.000 JPY. Các kiện hàng này đều đóng gói niêm phong theo đúng qui định và làm thủ tục Hải quan đầy đủ. Sau khi kiểm tra lại thấy đầy đủ thông tin cần thiết, L.Q.T đã báo và yêu cầu nhân viên lái xe nâng hàng cẩu 02 kiện hàng đưa vào chỗ để hàng quí hiếm để L.Q.T mở két khóa lại rồi ra họp đội. Khoảng 12 giờ cả đội đi ăn trưa, đến gần 13 giờ ngày 12/11/2007 khi đang làm thủ tục xuất hàng, nhân viên xuất hàng mở két để chuyển hàng thì phát hiện thấy kiện hàng nặng 20,6 kg bị mất.

Tại cơ quan điều tra ban đầu L.Q.T khai mình là người chủ động trộm cắp kiện hàng nói trên. Đến ngày 14/11/2007, sau khi bị khởi tố bị can về tội "Trộm cắp tài sản", L.Q.T thay đổi lời khai, không thừa nhận mình giấu kiện hàng đó để chiếm đoạt mà cho rằng ai đó giấu kiện hàng đi để hại L.Q.T. L.Q.T chỉ thừa nhận không làm đầy đủ theo qui trình quản lý hàng gửi thuộc hàng quí hiếm dẫn đến hàng bị mất là thuộc trách nhiệm của L.Q.T. Vụ án này có hai quan điểm giải quyết:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: L.Q.T phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước bởi lẽ, khi nhận hàng từ ngân hàng Techcombank thì Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài là người phải chịu trách nhiệm về số hàng trên, do vậy 02 kiện hàng này là hàng của Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài. Vì hành vi không làm đúng trách nhiệm của mình, L.Q.T đã đã làm mất một kiện hàng có giá trị là 996.000 USD là tài sản của Nhà nước. Do vậy hành vi của bị cáo phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước theo khoản 3 Điều 144 BLHS.

Quan điểm thứ hai cho rằng: bị cáo L.Q.T phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bởi lẽ số tiền 996.000 USD chưa bị mất mát, thiệt

hại ở đây là do hành vi thiếu trách nhiệm, lơ là, tắc trách của bị cáo dẫn đến việc phải đi tìm kiếm kiện hàng, làm chậm giờ bay của chuyến bay, làm giảm lòng tin và uy tín của khách hàng đối với công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài. Cơ quan điều tra không làm rõ được thiệt hại của việc chậm chuyến bay là bao nhiêu tiền nên không thể qui kết bị cáo phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, do vậy phải truy tố bị cáo về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Hai là, đây là loại tội xảy ra trên rất nhiều lĩnh vực như quản lý kinh

tế, quản lý nhà nước, quản lý đất đai, quản lý thuế, xây dựng, đấu thầu, y tế, giáo dục, ngân hàng, phòng cháy chữa cháy, giao thông vận tải... Do vậy khi nghiên cứu hồ sơ, các thẩm phán phải tìm hiểu kỹ lĩnh vực tội phạm thực hiện, nghiên cứu đầy đủ các văn bản qui phạm pháp luật liên quan. Có những lĩnh vực khó, được qui định bằng nhiều loại văn bản chồng chéo dẫn đến khó khăn trong việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu. Nhiều vụ án phức tạp, Tòa án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo, tìm ra những đồng phạm khác, làm sáng tỏ động cơ, mục đích để định tội danh và quyết định hình phạt được chính xác, khách quan và đúng pháp luật dẫn đến tình trạng vụ án bị kéo dài nhiều năm không thể xét xử được. Ví dụ vụ án H.Đ.D giám đốc công ty Centrimex 3 mua bán 10.000 tấn phân Urê, Tòa án đã phải trả hồ sơ điều tra bổ sung 03 lần để xác định rõ hành vi phạm tội của các bị cáo, vụ án kéo dài trong 04 năm mới có thể xét xử được, vụ án tham ô tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại công ty cổ phần sữa Vinamilk phải trả hồ hơ điều tra bổ sung 2 lần, khi xét xử sơ thẩm xong đã bị TANDTC hủy để điều tra và xét xử lại, kéo dài từ năm 2005 đến năm 2009 mới xét xử được; vụ án cháy chợ Sóc Sơn được TAND thành phố Hà Nội yêu cầu điều tra bổ sung 3 lần để làm rõ trách nhiệm của một số cán bộ của ban quản lý chợ Sóc Sơn nhưng đều không được cơ quan điều tra phúc đáp, dẫn đến việc xét xử vụ án không triệt để, vẫn còn bỏ lọt tội phạm nhưng

vì giới hạn xét xử nên TAND thành phố Hà Nội phải kiến nghị trong bản án đề nghị cơ quan điều tra khởi tố theo qui định của pháp luật.

Ba là, vấn đề xác định thế nào là "hậu quả nghiêm trọng" để xác định

tội danh và quyết định hình phạt đối với các bị cáo. "Hậu quả nghiêm trọng" là dấu hiệu định lượng thường gặp trong các điều luật của BLHS, không chỉ là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, mà còn là cơ sở để định khung hình phạt tăng nặng. Tuy nhiên, đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì lại chưa rõ ràng, trong khi chưa có hướng dẫn nào của Hội đồng thẩm phán TANDTC về loại tội này. Thực tế xét xử TAND thành phố Hà Nội gặp không ít khó khăn trong việc xem xét bị cáo có phạm tội hay không vì hậu quả bị cáo gây ra có phải là "gây hậu quả nghiêm trọng" hay không. Với những vụ án đã có hậu quả xảy ra thì đã rõ ràng (như vụ án cháy chợ Phủ Lỗ, vụ án tại công ty cổ phần sữa Vinamilk...), nhưng đối với những vụ án chưa gây ra hậu quả thì việc định tội danh đối với các bị cáo là rất khó khăn.

Chính việc xác định tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" chưa rõ ràng dẫn đến khó khăn trong việc quyết định hình phạt. Theo qui định tại Điều 285 thì người phạm tội nếu phạm vào khoản 1 sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Vậy mức hậu quả nào được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, hậu quả nghiêm trọng như thế nào để áp dụng hình phạt tù, và mức nào để phạt người phạm tội sáu tháng, mức nào để phạt tù người phạm tội đến năm năm. Tương tự, khoản 2 Điều 285 qui định mức hình phạt từ ba năm đến 12 năm tù đối với hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, nhưng không có hướng dẫn mức nào là "rất nghiêm trọng" và mức nào "đặc biệt nghiêm trọng" để có thể quyết định hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của người phạm tội, đồng thời đảm bảo sự công minh của pháp luật. Về kỹ thuật lập pháp thì việc qui định hai tình tiết định khung tăng nặng trong một

điều luật là chưa khoa học bởi lẽ rõ ràng "hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" sẽ thể hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội cao hơn "hậu quả rất nghiêm trọng", người phạm tội phải chịu mức hình phạt cao hơn. Việc pháp luật qui định như vậy gây khó khăn cho Tòa án khi áp dụng pháp luật và quyết định hình phạt. Về lý thuyết, một bị cáo phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả rất nghiêm trọng sẽ bị phạt đến 12 năm tù, cũng bằng bị cáo phạm cùng tội nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là không hợp lý.

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)