- Thời kỳ Pháp thuộc: Sau khi cùng Anh, Mỹ buộc triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký Hiệp ước Thiên Tân, thực dân Pháp kéo quân viễn
2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm
gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 và phân biệt tội này với một số tội phạm khác
2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó tình hình tội phạm diễn biến phức tạp. Trong tình hình mới, BLHS năm 1985, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung bốn lần, cũng đã bộc lộ những hạn chế như kết cấu một số chương, điều chưa hợp lý, một số tội danh quy định không cụ thể; khung hình phạt trong một số điều luật quá rộng, dễ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện. Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc sửa đổi toàn diện BLHS năm 1985 là một đòi hỏi khách quan. Vì những lẽ đó, ngày 21/12/1999, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X tại kỳ họp thứ 6, đã thông qua BLHS năm 1999, thay thế cho BLHS năm 1985, có hiệu lực từ ngày 01/7/2000.
Lần pháp điển hóa pháp luật hình sự thứ hai là kết quả của sự kế thừa của cả một hệ thống các nguyên tắc, các chế định của BLHS năm 1985 đã được kiểm nghiệm qua thực tế áp dụng, đồng thời có sự bổ sung, sửa đổi nâng cao và phát triển, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đã được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo BLHS năm 1999, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được qui
định tại Điều 285 mục B - Các tội phạm khác về chức vụ trong Chương các tội phạm về chức vụ, qui định:
1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp được qui định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm [42].
So với BLHS năm 1985, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng qui định trong BLHS năm 1999 gần như vẫn giữ nguyên, nhưng được bổ sung hình phạt cải tạo không giam giữ và quy định thêm trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng ở khoản 2 của điều luật, đồng thời qui định hình phạt bổ sung ngay trong điều luật (khoản 3). Việc qui định hình phạt bổ sung "Cấm đảm nhiệm chức vụ" trong điều luật thể hiện nhà làm luật muốn áp dụng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đối với người phạm tội, nhằm loại bỏ khả năng những người này đang chấp hành hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt chính lại tiếp tục lợi dụng hoặc lạm dụng quyền hạn, hoặc tiếp tục thiếu trách nhiệm không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, đến nay TANDTC chưa có văn bản hướng dẫn về đường lối xử lý tội phạm này.
Các dấu hiệu pháp lý của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bao gồm:
* Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức bị tội phạm này xõm hại. Chế độ quy
định về hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức được quy định trong các văn bản quy phạm quy định về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cơ quan, tổ chức do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước là những hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, theo đúng chức năng, nhiệm vụ pháp luật quy định; bảo đảm quyền lực chính trị của Nhà nước được thực hiện. Việc xâm phạm khách thể này là làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; gây thất thoát, lãng phí nghiêm trọng đến tài sản của cơ quan, tổ chức; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức mình bị thoái hóa, biến chất. Có thể nói, những hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức bị xâm hại do Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng gây ra chính là quy định của pháp luật hoặc của điều lệ buộc phải làm mà không làm, cấm được làm thì lại làm. Do đó, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi này rất cao vì hành vi thiếu trách nhiệm không chỉ gây ra những thiệt hại về tài sản, về tính mạng, sức khỏe mà còn là uy tín của cơ quan nhà nước.
* Mặt khách quan của tội phạm
+Hành vi khách quan: Có thể nói người phạm tội chỉ có hành vi
khách quan duy nhất là thiếu trách nhiệm, bản thân của hành vi này đã phản ánh bản chất của tội phạm. Nhưng biểu hiện của hành vi thiếu trách nhiệm lại không giống nhau, nó tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao và tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra hậu quả.
Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành của người có chức vụ quyền hạn được biểu hiện như: vi phạm các nguyên tắc, chính sách, chế độ liên quan đến việc quản lý nhà nước, quản lý con người, quản lý tài sản...
Các nguyên tắc, chế độ liên quan đến việc quản lý nhà nước có thể là các chế độ chính sách trên phạm vi toàn quốc, từng địa phương, từng ngành, từng lĩnh vực.
Các nguyên tắc, chế độ có liên quan đến việc quản lý cán bộ, công chức hoặc thành viên trong một cơ quan, tổ chức; có thể là quy chế, chỉ thị, nghị quyết, nghị định... về công tác quản lý cán bộ công chức.
Các nguyên tắc, chế độ có liên quan đến việc quản lý tài sản có thể là các nguyên tắc, chế độ quản lý kinh tế, nhưng cũng có thể chỉ là nguyên tắc, chế độ về hành chính nhưng có liên quan quản lý tài sản, đôi khi chỉ là một bản nội qui cơ quan nếu vi phạm mà gây hậu quả nghiêm trọng thì cũng bị coi là thiếu trách nhiệm.
Ví dụ: V.V.S nguyên là Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã
hội tỉnh H, có trách nhiệm trực tiếp quản lý, kiểm tra giám sát các hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm và trường phục hồi chức năng K, trong đó có việc quản lý và chủ trì kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án V.Đ và V.T. Kết thúc dự án, Trung tâm dịch vụ việc làm đã báo cáo quyết toán có xác nhận của lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh H. Tuy nhiên với trách nhiệm là Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh H, từ tháng 10.1998 đã buông lỏng quản lý, không tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án được giao, không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Qui chế làm việc của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh H năm 2000 do V.V.S ký có qui định: giám đốc ký các công văn, giấy tờ thuộc các dự án đối ngoại và viện trợ nhân đạo. Tuy nhiên trong các dự án được giao, V.V.S chỉ ký 2 dự án là V.Đ 4 và dự án dạy nghề cho con người nghèo năm 2002. V.V.S cũng đã thiếu kiểm tra, thẩm định khi ký duyệt dự án gây thất thoát số tiền là 85.670.000 đồng. Việc làm thiếu trách nhiệm của V.V.S là nguyên nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng tại Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh H, gây thất thoát cho Nhà nước số tiền 306.449.500 đồng, gây khiếu kiện kéo dài và dẫn đến 4 cán bộ của trung tâm đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thiếu trách nhiệm là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm được giao nên mới gây ra hậu quả, nếu làm tròn trách nhiệm được giao thì không
thể gây ra hậu quả. Trường hợp đã làm hết trách nhiệm mà hậu quả vẫn xảy ra thì không phải thiếu trách nhiệm và không phải là hành vi phạm tội này dù hậu quả gây ra rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Thực tiễn xét xử cho thấy, hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bị coi là hành vi phạm tội thường là những hành vi thiếu yếu tố cấu thành tội phạm khác hoặc không chứng minh được động cơ, mục đích phạm tội của người phạm tội.
Ví dụ: N.Đ.T là Trưởng phòng thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và N.A.T là phó phòng quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Cục thuế tỉnh H.D, được giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế được hoàn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong thời gian từ tháng 12/1999 đến tháng 3/2001 N.Đ.T và N.A.T đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao về tham mưu, thẩm định hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo qui trình được qui định tại điểm 1 mục II phần B thông tư 89/1998/TT- BTC ngày 27/6/1998, điểm 1 mục II phần B thông tư 122/200/TT-BTC ngày 29/12/2000, phần II thông tư 93/1999/TT-BTC ngày 28/7/1999, điểm 3 phần III quyết định quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 1368/TCT/QĐ-TCCB ngày 16/12/1998 và mục III phần B qui trình nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra việc hoàn thuế giá trị gia tăng tại cơ sở kinh doanh ban hành kèm theo quyết định 1554/TCT/QĐ/TTr ngày 19/11/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, tạo điều kiện để một số doanh nghiệp làm hồ sơ hoàn thuế GTGT giả đề đề nghị Cục thuế tỉnh H.D xin hoàn thuế với số tiền 15.719.217.384 đồng. Phòng quản lý thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh do N.Đ.T làm trưởng phòng thực hiện kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế được hoàn của các doanh nghiệp với sự phân công trách nhiệm như sau: Khi hồ sơ từ phòng hành chính chuyển đến N.A.T tiếp nhận hồ sơ rồi giao cho cán bộ trực tiếp phụ trách doanh nghiệp kiểm tra sơ bộ rồi giao lại hồ sơ để N.A.T kiểm tra chi tiết nếu hồ sơ đủ điều kiện để hoàn thuế thì N.A.T làm tờ trình rồi chuyển cho N.Đ.T kiểm tra lại nếu đủ điều kiện thì N.Đ.T ký và tờ trình rồi chuyển sang phòng nghiệp vụ chính sách. N.Đ.T chỉ
đạo N.A.T kiểm tra hồ sơ hoàn thuế theo qui định tại phần D thông tư 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 và các tài liệu doanh nghiệp gửi kèm như hợp đồng kinh tế tờ khai Hải quan, hóa đơn bán hàng, chứng từ thanh toán với nước ngoài. Nhưng N.A.T không thực hiện đầy đủ chỉ đạo của N.Đ.T. N.A.T kiểm tra theo qui định tại phần D thông tư 89/1998/TT-BTC còn hồ sơ chi tiết doanh nghiệp gửi kèm không được kiểm tra kỹ nên đã không phát hiện ra những mâu thuẫn thể hiện ở các tài liệu có trong hồ sơ làm giả của các doanh nghiệp để yêu cầu các doanh nghiệp này giải trình hoặc trả lại doanh nghiệp hồ sơ không đủ căn cứ hoàn thuế. Do thiếu trách nhiệm và tin N.A.T nên khi kiểm tra lại hồ sơ N.Đ.T cũng chỉ xem các tài liệu có trong phần D thông tư 89/TT-BTC mà không kiểm tra hồ sơ chi tiết có sẵn nên không phát hiện được những sai phạm trong hồ sơ giả và đã ký tờ trình của Phòng quản lý thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh đề nghị lãnh đạo Cục thuế tỉnh H.D xét ký quyết định hoàn thuế. Hành vi của N.Đ.T và N.A.T đã góp phần chủ yếu vào việc Cục thuế tỉnh H.D đã hoàn cho các doanh nghiệp 15.719.217.384 đồng và thực tế các doanh nghiệp này đã chiếm đoạt của Nhà nước 12.454.980.943 đồng. Tuy nhiên vì không chứng minh được động cơ, mục đích của N.Đ.T và N.A.T có vụ lợi hay không nên chỉ có thể truy cứu các bị cáo về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong chứ không thể truy cứu về tội khác được.
+ Hậu quả: Hậu quả của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc của cấu
thành tội phạm, là một bộ phận hợp thành tội danh, đó là hậu quả nghiêm trọng. Nếu hậu quả gây ra rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật.
Hậu quả nghiêm trọng do hành vi thiếu trách gây ra là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người; những thiệt hại về tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức và những thiệt hại phi vật chất khác như uy tín của cơ quan nhà nước, lòng tin của nhân dân đối với bộ máy
nhà nước mà trong giai đoạn cải cách hành chính ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đang đặc biệt quan tâm.
Hành vi thiếu trách nhiệm gây ra hậu quả nghiêm trọng được xác định như là một nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hậu quả. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác có hành vi thiếu trách nhiệm là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả như tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.
Thời điểm hoàn thành của tội phạm được xác định khi hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra, tức là tội phạm hoàn thành từ thời điểm gây thiệt hại đáng kể cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.
Người do bổ nhiệm, do bầu cử có thể được coi họ là cán bộ, công chức, viên chức. Theo Điều 4 Luật cán bộ công chức ban hành ngày 13/11/2008, thì cán bộ, công chức bao gồm:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo qui định của pháp luật.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công