Thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011)

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 73)

- Thời kỳ Pháp thuộc: Sau khi cùng Anh, Mỹ buộc triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký Hiệp ước Thiên Tân, thực dân Pháp kéo quân viễn

2.2.2. Thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011)

trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011)

Từ năm 2001 đến 2011, trong số 12.634 vụ án mà TAND thành phố Hà Nội đã xét xử, có 415 vụ án/963 bị cáo thuộc các tội phạm về chức vụ, chiếm 0,3% số lượng án xét xử.

Bảng 2.3: Số liệu tội phạm về chức vụ đã xét xử tại TAND thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001 - 2011) Năm Các tội phạm về chức vụ 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 Điều 278 9 9 12 15 16 22 15 20 14 15 13 Điều 279 1 4 3 2 3 1 2 6 1 Điều 280 1 2 1 6 3 6 4 2 Điều 281 1 2 1 4 4 3 2 Điều 282 Điều 283 2 Điều 284 Điều 285 1 1 Điều 286 1 1 2 Điều 287 Điều 288 Điều 289 1 1 Điều 290 1 Điều 291

Nguồn: TAND thành phố Hà Nội.

Bảng số liệu trên cho thấy một đặc điểm của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được xét xử tại TAND thành phố Hà Nội là tuy nằm ở trong nhóm những tội phạm về chức vụ nhưng sẽ có những bị cáo bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được xét xử trong những vụ án thuộc chương các tội phạm về kinh tế, vậy nên khi thống kê theo các vụ án sẽ không thể hiện tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại chương các tội phạm về chức vụ, mặc dù thực tế TAND thành phố Hà Nội xét xử rất nhiều về tội phạm này.

Bảng 2.4: Bảng số liệu so sánh việc xét xử các tội thuộc nhóm tội phạm về chức vụ của TAND thành phố Hà Nội với toàn quốc

Năm Toàn quốc TAND thành phố Hà Nội

2005 418 17 2006 539 26 2007 622 30 2008 582 30 2009 524 26 2010 437 31 2011 514 16 Nguồn: TANDTC.

Nhận xét về các vụ án về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đã được xét xử tại TAND thành phố Hà Nội, chúng tôi thấy có đặc điểm sau:

Thứ nhất, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng không tồn

tại thành một vụ án độc lập (như các tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước, tội thiếu trách nhiệm để người giam giữ trốn...) mà thường đi cùng với các tội phạm khác, ví dụ như các tội tham ô tài sản, cố ý làm trái các qui định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi...

Thứ hai, đây là loại tội phạm xảy ra trên rất nhiều lĩnh vực, liên quan

đến nhiều ngành nghề khác nhau như quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, xây dựng, kế toán, đấu thầu, thương mại quốc tế, phòng cháy chữa cháy...

Thứ ba, phần lớn các bị cáo bị truy tố, xét xử về tội thiếu trách nhiệm

gây hậu quả nghiêm trọng tại TAND thành phố Hà Nội đều là những người giữ chức vụ quản lý.

Thứ tư, đôi khi tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xuất

hiện trong những vụ án nằm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Qua nghiên cứu thực tế xét xử một số vụ án điển hình về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại TAND thành phố Hà Nội, thấy rằng tội phạm này thường xảy ra trong các lĩnh vực sau:

a) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực thuế

Năm 1999, Quốc hội ban hành Luật thuế Giá trị gia tăng nhằm đồng bộ hóa hệ thống thuế. Đây là một sắc thuế tiên tiến tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình lưu thông trên thị trường, nhằm giúp các doanh nghiệp thu hồi lại vốn, hỗ trợ lại vốn khi kinh doanh gặp khó khăn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách này mua bán khống hóa đơn giá trị gia tăng để hoàn thuế, nhằm rút tiền hoàn thuế của Nhà nước, trong đó có sự tiếp tay của một số cán bộ, công chức.

Ví dụ: N.B.D nguyên là cán bộ tổ ấn chỉ thuộc Chi cục thuế quận Đ.Đ,

thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ chủ yếu là bán hóa đơn giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp thuộc địa bàn quận. N.B.D đã không làm theo các qui định bán hóa đơn giá trị gia tăng, cụ thể: theo qui định tại thông tư số 120/2002/TT- BTC ngày 30/10/2002 và thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2002 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị định 89/2002 NĐ-CP ngày 07/11/2002

của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn, cán bộ tổ ấn chỉ khi bán hóa đơn phải đối chiếu, kiểm tra các thủ tục hồ sơ xin mua hóa đơn của doanh nghiệp có đầy đủ theo qui định không, kiểm tra giấy giới thiệu, chứng minh thư của người đi mua hóa đơn xem có đúng qui định và đúng người có tên trong giấy giới thiệu không, phải vào sổ theo dõi bán hóa đơn giá trị gia tăng, số ký hiệu quyển hóa đơn, số các tờ hóa đơn có trong quyển hóa đơn, số lượng quyển hóa đơn bán, ngày bán... và yêu cầu người mua ký nhận. Nhưng bị cáo đã không kiểm tra hoặc kiểm tra không đầy đủ nên đã bán hóa đơn giá trị gia tăng khi thủ tục giấy tờ chưa đầy đủ, không chính xác như: tên, số chứng minh nhân dân trong giấy giới thiệu với người trực tiếp đi mua không phải là một; giấy giới thiệu của công ty này nhưng lại do giám đốc công ty khác ký, đóng dấu; giấy giới thiệu không đóng dấu, không ghi số; cùng một người nhưng tên trong các giấy giới thiệu khác nhau... Thậm chí rất nhiều trường hợp tên người trong giấy giới thiệu đi mua hóa đơn với tên người ký trong sổ mua hóa đơn khác nhau.

Kết quả điều tra đã xác minh: N.B.D đã bán 360 lượt = 449 quyển hóa đơn giá trị gia tăng cho 48 công ty ma. Trong tổng số các quyển hóa đơn đã bán ra trên, N.B.D đã bán hóa đơn sai qui định 268 lượt = 346 quyển hóa đơn giá trị gia tăng cho 45/48 công ty "ma". Số hóa đơn còn lại chưa phát hiện có vi phạm.

Trong vụ án này còn có bị cáo N.T.M.T nguyên là cán bộ chi cục thuế quận Đ.Đ, là người được lãnh đạo chi cục thuế phân công quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh tại địa bàn phường T.T, quận Đ.Đ, thành phố Hà Nội. Quá trình công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại địa bàn phường T.T, N.T.M.T đã không làm đúng qui trình xác minh địa điểm, trụ sở kinh doanh của các doanh nghiệp; làm trái qui định về xử lý đối với các doanh nghiệp ghi hóa đơn có lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ không thống nhất giữa các liên; không thực hiện đúng qui định về xử lý doanh nghiệp

không còn tồn tại dẫn đến việc đề xuất cho chi cục thuế quận Đ.Đ tiếp tục bán hóa đơn giá trị gia tăng cho 48 doanh nghiệp không còn hoạt động; không thực hiện việc định kỳ thực hiện điều tra doanh số một cách chính xác giúp lãnh đạo cơ quan thuế xác định đúng đắn các căn cứ tính thuế. Cơ quan điều tra chứng minh được rằng N.T.M.T đã được hưởng lợi bất chính từ việc làm sai các qui định của ngành thuế, do vậy không truy tố và xét xử N.T.M.T về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng mà truy tố và xét xử N.T.M.T về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 131/2009/HSST ngày 10/4/2009, TAND thành phố Hà Nội đã áp dụng khoản 2 điều 285 BLHS, xử phạt N.B.D 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 60 tháng về tội Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

b) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực giao dịch thương mại quốc tế qua ngân hàng

Ví dụ: Ngày 17/7/2000, H.Đ.D - Giám đốc chi nhánh công ty xuất

nhập khẩu tổng hợp 3 (Bộ Thương mại) tại Hà Nội (gọi tắt là Centrimex 3) ký hợp đồng ngoại thương với công ty Helm Dungemitel (Cộng hòa Liên bang Đức) để mua 10.000.000 tấn phân Urê, đơn giá 145USD/tấn, tổng giá trị hợp đồng là 1.450.000 USD, hai bên thỏa thuận thể thức giao nhận hàng theo điều kiện CFR thuộc Incoterms 2000, thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (viết tắt là L/C), hợp đồng này được điều chỉnh bởi qui tắc chính thức của Phòng thương mại quốc tế Paris giải thích các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2000). Theo điều kiện này thì người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tầu tại cảng gửi hàng và người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát, hư hỏng và mọi chi phí phát sinh sau thời điểm giao hàng qua lan can tàu tải cảng gửi hàng.

Để đảm bảo việc thanh toán trả tiền mua hàng cho công ty Helm, ngày 17/7/2000 H.Đ.D ký "Giấy cam kết thanh toán" gửi Giám đốc Sở giao dịch

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (viết tắt là Sở giao dịch 1) với đề nghị Ngân hàng mở L/C, người hưởng lợi L/C: công ty Helm (Đức), số tiền 1.450.000 USD, số tiền ký gửi: 1.022.000.000 đồng và Centrimex 3 cam kết thực hiện các nghĩa vụ. Ngày 19/7/2000 Sở giao dịch 1 đồng ý duyệt mở L/C theo đề nghị của Centrimex 3.

Ngày 19/7/2000 H.Đ.D đại diện Centrimex 3 ký "Giấy yêu cầu mở thư tín dụng" gửi tới Sở giao dịch 1 đề nghị Ngân hàng mở bằng thư điện tín theo nội dung: Thư tín dụng không hủy ngang thanh toán ngay; ngày hết hạn là ngày 10/10/2000 tại Đức; ngân hàng thông báo BHF Bank, chi nhánh Hamburg Đức; người yêu cầu mở: Centrimex Hà Nội; chỉ có thể thanh toán khi người lĩnh tiền xuất trình những chứng từ sau:

1. Hóa đơn thương mại đã ký 03 bản gốc và thêm 03 bản sao;

2. Một bộ đầy đủ (3/3) vận đơn hoàn hảo đã xếp lên tầu được lập theo lệnh của ngân hàng mở, có ghi "cước đã trả" và thông báo cho người mở yêu cầu L/C;

3. Giấy chứng nhận xuất xứ.

Trên cơ sở các đề nghị của Centrimex 3 nêu trên, ngày 21/7/2000, Sở giao dịch 1 đã phát hành tới Ngân hàng BHF - Berlin bằng điện SWIFT một tín dụng thư số LN/SGD1-00/071 với nội dung tương tự yêu cầu của Centrimex 3.

Ngày 27/9/2000 tàu Dewan 1(quốc tịch Pakistan) chở 10.013,35 tấn phân Urê trị giá 1.451.935,75 USD cập cảng Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 02/10/2000, Sở giao dịch 1 nhận được bộ chứng từ về hàng hóa đòi 1.451.935,75 USD do ngân hàng BHF (Đức) gửi đến trong đó có vận đơn bằng đường biển (B/L) và hối phiếu. Thanh toán viên P.T.P và Đ.T.M (phó phòng kế hoạch kinh doanh Sở giao dịch 1) kiểm tra bộ chứng từ thấy có 03 sai sót so với các điều khoản và điều kiện của tín dụng thư nên P.T.P và

Đ.T.M đã làm tờ trình gửi ban giám đốc Sở giao dịch 1. V.T.T là phó giám đốc Sở giao dịch 1 cũng xác nhận bộ chứng từ có sai sót nên ngày 02/10/2000 đã ký công văn gửi Centrimex 3 thông báo nội dung trên. Ngày 03/10/2000, H.Đ.D đại diện Centrimex 3 ký công văn số 81 gửi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị ngân hàng từ chối chấp nhận thanh toán bộ chứng từ đòi tiền của ngân hàng nước ngoài, đồng thời đề nghị đại lý hàng hải Việt Nam từ chối nhận lô hàng 10.047,395 tấn phân Urê trên tàu Dewan 1 với lý do: Lô hàng phân bón trên tàu Dewan 1 thuộc quyền định đoạt của người bán hàng (công ty Helm). Ngày 04/10/2000, V.T.T ký điện gửi Ngân hàng BHF với nội dung bộ chứng từ đòi tiền có lỗi, khách hàng không chấp nhận, đề nghị BHF chỉ dẫn. Ngày 06/10/2000, Ngân hàng BHF điện gửi tới Sở giao dịch 1 khẳng định chứng từ và hối phiếu có hiệu lực, sau đó ngày 09/10/2000 điện gửi Sở giao dịch 1 thông báo không chỉnh sửa các lỗi trong bộ chứng từ (trong khi hiệu lực của Tín dụng thư hết hạn vào ngày 10/10/2000).

Ngày 10/10/2000 ngân hàng BFH có văn bản gửi Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu can thiệp để được thanh toán tiền. Ngay sau đó, ngày 11/10/2000, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản yêu cầu Sở giao dịch 1 báo cáo và gửi kèm bộ chứng từ ngày 02/10/2000. Sau khi Sở giao dịch 1 báo cáo, ngày 13/10/2000. Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký công văn số 2553 yêu cầu Sở giao dịch 1 thanh toán ngay L/C và yêu cầu Centrimex 3 nhận nợ. Ngày 19/10/2000, V.T.T ký công văn 285 gửi Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu Sở giao dịch 1 không có nguồn thanh toán L/C vì Centrimex 3 không nhận hàng.

Trong thời gian này chủ tàu Dewan 1 chờ được giao hàng nhưng Centrimex 3 từ chối nhận hàng nên đã đề nghị Đại lý hàng hải Việt Nam cho làm thủ tục rời cảng Sài Gòn. Ngày 19/10/2000, tàu Dewan 1 cùng số hàng hơn 10.000 tấn phân Urê đã rời cảng Sài Gòn đi về cảng Karachi (Pakistan). Chủ tàu Dewan 1 đã đệ đơn kiện Sở giao dịch 1 về bồi thường chi phí phát sinh.

Ngày 20/10/2000, H.Đ.D thông báo với Sở giao dịch 1 tàu Dewan1 đã rời khỏi Việt Nam nên Đ.V.Đ (Giám đốc Sở giao dịch 1) đã có công văn báo cáo Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời điện cho Ngân hàng BHF đề nghị chỉ dẫn địa chỉ để trả lại bộ chứng từ và thông báo tàu hàng đã rời Việt Nam.

Ngày 23/10/2000, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn yêu cầu Sở giao dịch 1 thực hiện thanh toán L/C ngay trong ngày 23/10/2000, nhưng Đ.V.Đ lại có văn bản trả lời tàu Dewan1 đã rời khỏi Việt Nam nên không có vật tư bảo đảm tiền vay nếu thanh toán dẫn đến rủi ro nên Sở giao dịch 1 xin phép không chịu trách nhiệm đồng thời xin trả lại toàn bộ chứng từ cho Ngân hàng BFH.

Ngày 24/10/2000 Trưởng ban quan hệ quốc tế Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm tờ trình gửi Tổng giám đốc đề nghị cam kết thanh toán ngay tiền cho BFH đồng thời yêu cầu Centrimex 3 nhận nợ và khởi kiện hàng hóa. Tờ trình này được lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý.

Ngày 02/11/2000, BFH gửi điện cho Sở giao dịch 1 thông báo: BFH đã thu hồi số tiền L/C do Sở giao dịch 1 phát hành bằng cách tự động trích từ tài khoản tiền gửi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Đức số tiền 1.714.072 EUR gồm trị giá L/C: 1.703.150,44 EUR và phạt lãi trả chậm 11.922,05 EUR, qui đổi tiền Việt Nam là 20.329.488.578 đồng.

Ngày 22/11/2000, Đ.V.Đ (giám đốc Sở giao dịch 1) có văn bản gửi Interpol Việt Namđề nghị Interpol buộc tàu Dewan 1 chở hàng quay trở lại Việt Nam vì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là người có quyền định đoạt toàn bộ số hàng trên tàu do đang giữ 3/3 bộ vận đơn gốc (B/L). Ngày 22/11/2000, theo yêu cầu của Tòa án Karachi - Pakistan, Sở giao dịch 1 đã cử đoàn cán bộ trong đó có cán bộ của Centrimex 3 sang Karachi để đàm phán với chủ tầu Dewan 1 về số hàng phân Urê. Đoàn công tác của Sở giao dịch 1 và chủ tầu Dewan 1 đã đi đến thỏa thuận phí Sở giao dịch 1 sẽ bồi

thường cho chủ tàu số tiền chi phí phát sinh là 539.825 USD thì chủ tàu sẽ chở số hàng phân Urê về Việt Nam. Đoàn công tác đã thông báo thỏa thuận này nhưng giám đốc Sở giao dịch 1 và H.Đ.D đều không chấp nhận bồi thường chi phí nêu trên nên chủ tàu Dewan 1 được phép của Tòa án Karachi -

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)