Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 103)

- Thời kỳ Pháp thuộc: Sau khi cùng Anh, Mỹ buộc triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký Hiệp ước Thiên Tân, thực dân Pháp kéo quân viễn

2.3.2.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành

thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Như vậy, từ những hạn chế, tồn tại trên đây cho thấy một số nguyên nhân cơ bản để xảy ra tội phạm này và hạn chế trong thực tiễn xét xử là do các nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, do các qui định của BLHS nói chung và về tội thiếu trách

nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng còn một số thiếu sót, vướng mắc cần tiếp tục được hoàn thiện. Như đã phân tích ở trên, việc quy định các tình tiết định khung tăng nặng là hậu quả rất nghiêm trọng và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng không có hướng dẫn cụ thể gây ra rất nhiều bất cập khi áp dụng pháp luật. Mặt khác, những quy định về người có chức vụ quyền hạn tại Luật cán bộ công chức, Luật viên chức. Luật phòng chống tham nhũng và BLHS vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất để xác định chủ thể tội phạm cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho Tòa án khi áp dụng pháp luật, nhất là đối với các tội phạm liên quan đến chức vụ và tội phạm về tham nhũng.

Thứ hai, sự hướng dẫn, giải thích pháp luật của TANDTC chưa đầy đủ

và chưa kịp thời. Với chức năng là cơ quan quản lý ngành dọc và quản lý chuyên môn, những năm gần đây Hội đồng thẩm phán TANDTC ra nhiều Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS và BLTTHS, Viện

khoa học xét xử TANDTC cũng có nhiều văn bản hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc của các tòa án địa phương. Tuy nhiên, đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì không có những hướng dẫn này (ngoại trừ Nghị quyết số 04/NQHĐTP ngày 29/11/1986 đã hết hiệu lực). Tại các khóa tập huấn nghiệp vụ, TAND thành phố Hà Nội đã đưa vấn đề thế nào là hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đối với các tội phạm về chức vụ để thảo luận, nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất về quan điểm giải quyết. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi, dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất giữa các tòa án địa phương với TAND thành phố Hà Nội và TANDTC, là một trong những nguyên nhân cải, sửa án. Với sự giúp đỡ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ thông qua dự án USAID STAR - Việt Nam, TANDTC đã phát hành tuyển tập các quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Đây được coi là những bước đi ban đầu để hình thành, xây dựng và áp dụng án lệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, BLHS Việt Nam chưa cho phép áp dụng án lệ, nên tuyển tập các quyết định giám đốc thẩm này chỉ là tài liệu tham khảo cho các thẩm phán chứ không mang tính quy phạm bắt buộc.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án còn thiếu về số lượng, yếu

về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là loại tội có thể phát sinh trên nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều ngành nghề, phải cập nhật nhiều loại văn bản. Nếu điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán không trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu các văn bản pháp luật thì sẽ dẫn đến nhận thức pháp luật không đúng, áp dụng pháp luật không đồng bộ. Mặt khác, việc điều tra của cơ quan điều tra quá sơ sài, không đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc xét xử. Với đặc thù là cơ quan xét xử không có quyền điều tra, do vậy khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện ra những vấn đề chưa rõ ràng hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhưng không được Cơ quan điều tra phúc đáp. Có những vụ án Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhiều lần nhưng cơ quan điều tra không thực hiện, nhưng do giới hạn xét xử Tòa án vẫn phải xử theo cáo trạng truy tố,

khi lên đến cấp phúc thẩm thì lại bị Tòa phúc thẩm hủy vì những lý do mà Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu điều tra bổ sung, dẫn đến có những vụ án kéo dài nhiều năm, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, tốn kém tiền của của Nhà nước và gây thiệt hại cho chính các bị can, bị cáo, đồng thời làm giảm chất lượng xét xử các vụ án hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Các vụ án kéo dài làm mất tính thời sự và tính tuyên truyền giáo dục trong quần chúng nhân dân, nhất là những vụ án lớn liên quan đến tham nhũng và quản lý nhà nước. Hơn nữa, công tác xét xử hình sự về loại tội này còn nhiều thiếu sót như trong quá trình điều tra chưa tuân thủ đúng qui định của BLTTHS, công tác kiểm sát điều tra còn yếu, một số thẩm phán chủ quan tin tưởng vào kết quả điều tra, chưa thực sự chú trọng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa và việc phán quyết phải trên cơ sở kết quả tranh tụng, dẫn đến định tội danh, áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt còn chưa chính xác. Bên cạnh đó số án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm sửa còn nhiều, số vụ án hình sự về loại tội này qua thống kê cho thấy tỷ lệ trả hồ sơ cho cơ quan điều tra bổ sung do chưa đủ chứng cứ còn chiếm tỷ lệ cao.

Kết luận chương 2

Nghiên cứu tình hình xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong tại TAND thành phố Hà Nội trong 10 năm cho thấy: số vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đều là những vụ án có diễn biến phức tạp, khó khăn trong phát hiện xử lý vì xảy ra trong rất nhiều ngành và lĩnh vực. Tuy nhiên, so với tình hình xét xử trong cả nước thì số lượng án về loại tội này ở TAND thành phố Hà Nội không nhiều, trung bình chiếm 4,7% so với cả nước. Tuy vậy, sự phức tạp và tính nguy hiểm của tội phạm này vẫn yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật chú ý đấu tranh.

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy về cơ bản các quy định của BLHS đã phản ánh được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thiếu

trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, cần phải được trừng trị, tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh, xử lý những hành vi thiếu trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền. Đây là những vấn đề cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới.

Chương 3

Những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện

các quy định pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nâng cao hiệu quả công Tác Đấu TRANH Phòng, Chống Tội

Phạm Này

TRÊN Địa Bàn Thành Phố Hà nội

Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong chương 1 và chương 2 của luận văn, đòi hỏi phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các qui định của BLHS 1999 về tội phạm này. Những giải pháp này không chỉ có giá trị trên phương diện lập pháp, hoàn thiện pháp luật hình sự, mà còn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng những giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, cũng như tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ một cách có hiệu quả và lợi ích thiết thực nhất trong việc bảo vệ sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 103)