Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 40)

- Thời kỳ Pháp thuộc: Sau khi cùng Anh, Mỹ buộc triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký Hiệp ước Thiên Tân, thực dân Pháp kéo quân viễn

1.2.3.Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm

trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999

+ BLHS năm 1985 qui định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 220 như sau:

Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp qui định ở các điều 139, 193 và 237, thì bị cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm [39].

Tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS năm 1985 đã hướng dẫn: Chủ thể của người có chức vụ, quyền hạn, vì thiếu trách nhiệm, tức là do vô ý- mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; gây hậu quả nghiêm trọng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 139, Điều 193 và Điều 237 BLHS. Như vậy, tội phạm này là một tội phạm chung do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện một cách vô ý, không thuộc trường hợp quy định ở các điều luật khác và gây hậu quả nghiêm trọng, thường là không thuộc về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản.

+ Tuy nhiên điều luật chỉ qui định một khung hình phạt chưa thực sự phù hợp với tình hình xét xử và thực tế tội phạm nên tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991, Điều 220 đã được sửa đổi, bổ sung như sau: 1). Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp qui định ở các điều 139, 193 và 237, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba

tháng đến ba năm. 2). Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm

+ Tiếp đó, ngày 22/12/1992, Quốc hội lại thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS, trong đó Điều 220 được sửa đổi bổ sung theo hướng tăng nặng khung hình phạt để góp phần trừng trị và đấu tranh chống loại tội này trên thực tế, cụ thể như sau: 1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp qui định ở các điều 139, 193 và 237, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

Như vậy, lần sửa đổi, bổ sung này đã đưa tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng lên thành loại tội phạm nghiêm trọng, khác hẳn với lần pháp điển hóa đầu tiên chỉ là tội ít nghiêm trọng, điều này thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với loại tội phạm này là cần phải xử phạt nghiêm khắc hơn để nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức đối với nhiệm vụ được giao.

Có thể thấy, trước năm 1985, do những nguyên nhân khác nhau Nhà nước ta chưa có điều kiện ban hành BLHS để qui định toàn diện và thống nhất những vấn đề về tội phạm và hình phạt. Tất cả những văn bản luật hình sự thời kỳ này đều là những văn bản đơn hành (sắc luật, sắc lệnh, pháp lệnh, thậm chí cả các văn bản của Chính phủ, Tòa án...), hầu hết mỗi văn bản chỉ qui định một vấn đề riêng biệt. Trong nhiều trường hợp, có những qui định về tội phạm và hình phạt lại chứa đựng trong các văn bản qui phạm pháp luật hình chính. Do thực trạng như vậy nên pháp luật hình sự thiếu đồng bộ và thống nhất, có nhiều lỗ hổng và bắt buộc phải cho phép áp dụng nguyên tắc tương tự, dẫn đến lấy chính sách của, chỉ thị của Đảng, lấy kinh nghiệm xét

xử của Tòa án để thay thế cho những lỗ hổng của pháp luật. Với việc pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ nhất, lần đầu tiên chính sách hình sự của Đảng và nhà nước ta về tội phạm và hình phạt của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được thể hiện thống nhất, tổng thể và có hệ thống trong đạo luật.

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 40)