Những yêu cầu hoàn thiện các quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam và

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 107)

- Thời kỳ Pháp thuộc: Sau khi cùng Anh, Mỹ buộc triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký Hiệp ước Thiên Tân, thực dân Pháp kéo quân viễn

3.1.Những yêu cầu hoàn thiện các quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam và

nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này

Ngày nay, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế thì việc nâng cao hiệu quả áp dụng qui định của pháp luật là một việc làm hết sức quan trọng, đã và đang được Đảng và Nhà nước ta đề ra trong mục tiêu và phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước ta đến năm 2020.

Thế giới ngày nay đang có những biến động vô cùng phức tạp, chưa đựng những yếu tố bất trắc khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố gây khó khăn cho nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cạnh tranh kinh tế - thương

mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ giữa các nước ngày càng gay gắt. Thêm vào đó là những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột biên giới, những tranh chấp về lãnh thổ, biên giới, biển đảo và tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng gay gắt, phức tạp. Nhiều vấn đề nhức nhối toàn cầu đòi hỏi các quốc gia, các tổ chức quốc tế phải cùng đứng ra giải quyết như: khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn, sự gia tăng dân số cùng với các luồng dân di cư từ các nước nghèo sang các nước giàu, tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự nhiên bị hủy hoại, biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ấm lên của trái đất, các loại dịch bệnh nguy hiểm...dẫn đến những khó khăn trong phát triển kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội khiến cho các loại tội phạm gia tăng. Cùng với nó là sự phát triển của các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm quốc tế với mức độ ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh quốc gia và sự ổn định của khu vực.

Trong nước, nền kinh tế và chính trị cũng đứng trước những diễn biến phức tạp, nhiều thách thức lớn đan xen nhau. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên vẫn chưa được khắc phục dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, gây mất lòng tin trong nhân dân đối với Nhà nước. Những diễn biến phức tạp của các tội phạm về kinh tế và chức vụ trong những năm gần đây cho thấy, vi phạm pháp luật về kinh tế, chức vụ và tham nhũng vẫn tiềm ẩn trong các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, đặc biệt trong khâu quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, phê duyệt và triển khai các dự án xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thực hiện chính sách xã hội cũng khó lường, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước. Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng được che đậy kín kẽ hơn, nhiều vụ án còn có sự tiếp

tay hoặc do sự vô trách nhiệm của một số cán bộ nhà nước tạo thành đường dây khép kín, gây khó khăn trong công tác điều tra, phát hiện. Điều này đã làm cho một số qui định của luật hình sự về tội phạm chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng không đáp ứng được yêu cầu làm cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ trong đội ngũ cán bộ công chức. Vì vậy, việc hoàn thiện các qui định pháp luật về tội phạm chức vụ và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hết sức cần thiết, nó sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc để hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ đạt hiệu quả cao hơn.

Trước những yêu cầu và thách thức đó đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hiệu quả áp dụng những qui định của pháp luật hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng và tội phạm về chức vụ nói chung. Để làm được điều này cần bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán, cán bộ ngành Tòa án để nâng cao kiến thức, vững vàng chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cùng các ban ngành đoàn thể, phát động mạnh mẽ phong trào phòng chống tội phạm, nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức pháp luật trong nhân dân bằng các biện pháp tuyên truyền pháp luật. Đây cũng là mục tiêu, nhiệm vụ đã được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền, đưa pháp luật Việt Nam cùng hòa nhập với pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế. Có như vậy chúng ta mới có thể đảm bảo nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng những qui định của pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 107)