Luật hình sự Bungary

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 47)

- Thời kỳ Pháp thuộc: Sau khi cùng Anh, Mỹ buộc triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký Hiệp ước Thiên Tân, thực dân Pháp kéo quân viễn

1.3.3. Luật hình sự Bungary

Bộ luật hình sự Bungary được ban hành theo Lệnh số 26 ngày 02/4/1968, có hiệu lực từ ngày 01/5/1968; được bổ sung, sửa đổi nhiều lần trong đó lần sửa đổi bổ sung cuối cùng là theo Lệnh số 32 ngày 27/4/2010 có hiệu lực ngày 28/5/2010. Đây là bộ luật có tính ổn định cao được áp dụng tại

Bungary hơn 40 năm. Bộ luật gồm 2 phần, 426 điều: phần chung gồm 11 chương, phần riêng gồm 14 chương quy định về các tội phạm cụ thể. Các tội phạm về chức vụ được quy định tại chương 8: Tội phạm đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức công và người có chức vụ quyền hạn. Chương này được chia làm 2 mục: mục 1 quy định các tội chống lại mệnh lệnh của chính phủ, mục 2 quy định các tội đối với cán bộ công chức. Tại Điều 282 BLHS Bungary quy định:

1. (Được sửa đổi, bổ sung theo sắc lệnh số 28/1982): cán bộ, công chức vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ của mình, hoặc vượt quá quyền hạn của mình vì mục đích cá nhân hoặc mục đích cho người khác hoặc gây ra thiệt hại mà hậu qua nghiêm trọng thì bị tước quyền tự do đến 5 năm hoặc bị Tòa án có thể tước các quyền khác theo quy định tại Điều 37, điểm 6 hoặc quản chế.

2. (Được sửa đổi, bổ sung theo sắc lệnh số 28/1982, số 89/1986): từ những hành động trên gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hoặc hành động đã được cam kết bởi người có chức vụ, quyền hạn thì hình phạt sẽ là tước quyền tự do từ 1 năm đến 8 năm; Tòa án có thể tước các quyền khác theo quy định tại Điều 37, điểm 6 của Bộ luật này.

3. (Được quy định mới theo sắc lệnh số 89/1986): đối với các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng theo khoản trên thì hình phạt là tước quyền tự di từ 3 đến 10 năm và Tòa án có thể tước các quyền khác theo Điều 37 (1), điểm 6 của Bộ luật này.

4. (Được quy định mới tại sắc lệnh số 64/1997): hình phạt theo quy định tại khoản 3 cũng được áp dụng đối với cán bộ đã thực hiện tội phạm với sự tham gia của người theo Điều 142, khoản 2 điểm (6) và (8).

5. (Được quy định mới theo sắc lệnh số 21/2000): trường hợp các hành động theo các khoản trên được sử dụng để thực hiện kiểm soát sản xuất, chế biến, lưu trữ, kinh doanh trong nước, nhập khẩu, quá cảnh, xuất khẩu hoặc sản xuất các loại thuốc và tiền chất, hình phạt sẽ là tước quyền tự do lên đến 10 năm theo khoản 1 và từ 3 đến 15 năm theo khoản 2 của điều luật này [2].

Nhận xét về điều luật này chúng tôi thấy đây là điều luật có nội dung gần giống với Điều 285 của BLHS Việt Nam, tuy nhiên ngoài hành vi thiếu trách nhiệm của cán bộ, công chức, điều luật còn quy định về hành vi vượt quá quyền hạn của cán bộ công chức và hậu quả nghiêm trong không phải là bặt buộc. Điều luật dẫn chiếu đến Điều 37, điểm 6 là hình phạt bổ sung "cấm đảm nhiệm chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước và văn phòng công". Điều luật có kết cấu giống Điều 285 với các tình tiết tăng nặng định khung là gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trong. Ngoài ra còn có tình tiết tăng nặng là người làm trong ngành an ninh hoặc hoạt động có tổ chức.

Kết luận chương 1

Từ việc nghiên cứu những khái niệm chung về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong, chúng ta có thể đi đến một số kết luận như sau:

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là tội phạm thuộc chương các tội phạm được qui định trong BLHS năm 1999. Đây là tội xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức, do người có chức vụ quyền hạn thực hiện trong khi thi hành công vụ.

Việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong BLHS có ý nghĩa trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm và tài sản của công dân và cơ quan tổ chức.

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có lịch sử hình thành và phát triển khá phong phú, phù hợp với đường lối chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước. Quá trình pháp điển hóa tội phạm này trong BLHS là bước tiến trong việc hoàn thiện pháp luật, bảo vệ Nhà nước và xã hội.

Chương 2

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

từ năm 2001 đến năm 2011

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)