Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 117)

- Thời kỳ Pháp thuộc: Sau khi cùng Anh, Mỹ buộc triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký Hiệp ước Thiên Tân, thực dân Pháp kéo quân viễn

3.4.Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

phòng chống tội phạm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Thứ nhất: Giải pháp phòng ngừa

Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng đòi hỏi giải quyết tổng thể

nhiều vấn đề, sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp và hình thức khác nhau. Từ thực tiễn đấu tranh chống tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có thể đề xuất những yêu cầu để thực hiện giải pháp phòng ngừa sau:

Một là, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và

toàn dân thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Bộ Chính trị về an ninh quốc gia, chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ.

Đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm bảo vệ sự vững mạnh của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ thủ đô. Trong cuộc đấu tranh này nếu không phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thì không thể thành công. Hiệu quả phòng ngừa tội phạm phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân các công dân. Cần mở rộng các loại hình tổ chức xã hội để quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa tội phạm. Đó là các đội dân phòng tự nguyện, các tổ liên gia tự quản, các tổ dân phố, các đội thanh niên... Cần đưa những kế hoạch phòng ngừa tội phạm vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, theo lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh nước ta mở rộng quan hệ quốc tế, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, cần chủ động tạo ra thế trận an ninh, tiến hành phòng ngừa từ xa, không để bị động, bất ngờ. Những chỉ tiêu của công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng cần được quan tâm đầu tư ngân sách và được đánh giá từng mối quan hệ chặt chẽ với các biện pháp kinh tế - xã hội khác.

Hai là, hoàn thiện các hình thức và nội dung tuyên truyền giáo dục

pháp luật nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng nhằm thu hút sự quan tâm của xã hội vào cuộc đấu tranh chống tội phạm. Cần có chương trình giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa...của từng tầng lớp trong xã hội. Khắc phục tình trạng tuyên truyền một chiều, thiếu định hướng, tuyên truyền sai

lệch, thái quá hoặc khuynh hướng thương mại hóa của hoạt động tuyên truyền.

Ba là, thường xuyên bổ sung, điều chỉnh tổ chức, bộ máy cán bộ đấu

tranh đối với các tội phạm về chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Chủ động phòng ngừa các tội phạm về chức vụ quyền hạn và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đòi hỏi chúng ta không những làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm chắc tình hình mà còn phải xây dựng các phương án đấu tranh, các kế hoạch sử dụng, các biện pháp nghiệp vụ với loại tội phạm này, với sự thay đổi của mỗi thời kỳ của đất nước.

Thứ hai: Giải pháp chủ động và kịp thời phát hiện, đấu tranh chống tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Yêu cầu đặt ra trong đấu tranh và chống tội phạm chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng là phải nâng cao trình độ nghiệp vụ, trau dồi đạo đức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, trên cơ sở đó phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm này, nâng cao ý thức phòng ngừa tội phạm.

Muốn chủ động và kịp thời phát hiện, đấu tranh có hiệu quả, cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Một là, phải chủ động và tích cực tấn công các đối tượng phạm tội về

chức vụ. Chủ động tấn công tội phạm là nhiệm vụ của cơ quan cảnh sát điều tra chủ động phát động, tuy nhiên việc phát hiện thì lại do quần chúng nhân dân. Trong công tác đấu tranh phòng chống các tội phạm về chức vụ cần chú ý phân biệt ranh giới giữa chúng với các vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ. Nếu xem thường những việc vi phạm không xử lý kịp thời thì việc vi phạm đó sẽ trở thành lan tràn, phổ biến và chính chúng tạo điều kiện cho người có chức vụ, quyền hạn thực hiện tội phạm. Nhưng việc thiếu thận trọng,

lẫn lộn vi phạm và tội phạm về chức vụ sẽ xóa nhòa ranh giới giữa luật hình sự với các ngành luật khác; việc truy tố, xét xử sẽ tràn lan, không thi hành đúng chính sách pháp luật của Nhà nước.

Song song với các biện pháp công tác chuyên ngành, phải chủ động tấn công tội phạm bằng sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay thì việc sử dụng và phát huy sức mạnh của công nghệ thông tin có vai trò rất tích cực trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến với nhân dân và đến với từng cá nhân.Tăng cường công tác tuyên truyền để từng cá nhân biết về chủ trương, chính sách của Đảng, hiểu rõ về pháp luật để mỗi người biết sống, làm việc theo đúng pháp luật.

Hai là, nâng cao chất lượng điều tra tội phạm nói chung và tội thiếu

trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong nói riêng.

Hoạt động điều tra nói chung, điều tra tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng muốn đạt hiệu quả cao phải được tổ chức khoa học, hợp lý, có định hướng điều tra đúng đắn với kế hoạch điều tra cụ thể, phương pháp điều tra phù hợp.

Để đảm bảo cho hoạt động của điều tra viên đạt kết quả cao, cần phải tổ chức các khóa bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho điều tra viên những nội dung, vấn đề mới, các phương pháp thủ đoạn của tội phạm nhất là trong các lĩnh vực tội phạm công nghệ cao, tội phạm liên quan đến hoạt động ngân hàng...; cũng như những vấn đề mới về pháp luật có liên quan đến hoạt động điều tra, có thể kết hợp hoặc tổ chức riêng các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, tổng kết thực tiễn về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, kinh nghiệm hoạt động điều tra tội phạm.

Ngoài ra, có thể tổ chức các cuộc hội thảo theo chuyên đề để điều tra viên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, bổ sung thêm kiến thức về điều

tra các vụ án về chức vụ và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong quá trình xây dựng kế hoạch điều tra tội phạm phải chú ý đến vấn đề thu thập chứng cứ và chuyển hóa chứng cứ, tức là chuyển hóa các thông tin thu thập được bằng các nghiệp vụ bí mật thành chứng cứ theo qui định của pháp luật tố tụng hình sự.

Thứ ba: Giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ

Ngoài các giải pháp đã nêu ở trên, giải pháp tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật về tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ là một giải pháp cần phải coi trọng trong giai đoạn hiện nay. Công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ cũng như tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là trách nhiệm của các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức kinh tế - xã hội. Công tác này phải được tiến hành sinh động kết hợp nhiều loại hình khác nhau để đến với nhân dân.

Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ cũng như tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bao gồm:

- Các thông tin pháp luật về tình hình tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ nhằm trang bị tri thức pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, hướng dẫn các thói quen ứng xử tích cực tuân theo pháp luật.

- Các thông tin về thực hiện pháp luật, tình hình tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và việc điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan chức năng.

Thực tiễn cho thấy các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ thường được sử dụng có hiệu quả khi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức nói chuyện về tình hình tội phạm về chức vụ tại các cơ quan, nhà máy, tổ chức xã hội, địa bàn dân cư.

- Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin cổ động, các cuộc tìm hiểu pháp luật về Tội phạm tham nhũng.

- Tổ chức bồi dưỡng tình cảm, tâm lý pháp luật về việc pháp luật về việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng các qui tắc của cuộc sống, giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và công dân.

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Lồng ghép các nội dung tuyên truyền pháp luật với nội dung kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp.

- Cần thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ khen thưởng, biểu dương kịp thời để khuyến khích, động viên tất cả quần chúng nhân dân tham gia phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm.

Như vậy, để góp phần hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp đã nêu ở trên, có như vậy mới đáp ứng được sự thay đổi của xã hội, phù hợp với công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

Kết luận chương 3

Trước yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế và yêu cầu cải cách hành chính, đồng thời đảm bảo sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, chúng ta phải nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm về chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, hoàn thiện các quy định của pháp luật. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ

đã được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu trong công cuộc xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, đưa pháp luật Việt Nam hòa nhập với pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế. Có như vậy chúng ta mới đẩy mạnh được công cuộc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và bệnh vô cảm của đội ngũ cán bộ, công chức.

Quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong BLHS năm 1999 còn bộc lộ một số nhược điểm chưa hợp lý về phương diện pháp lý hình sự và chưa tạo thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Do đó, hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác hướng dẫn của cơ quan chức năng về

những quy định của pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Điều 285 BLHS năm 1999.

Thứ ba, mở rộng diện miễn trách nhiệm hình sự đối với tội thiếu trách

Kết luận

1. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm về chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay đã không ngừng phát triển, kế thừa những giá trị pháp lý truyền thống của dân tộc, vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm và thành tựu trong hoạt động lập pháp hình sự về tội phạm về chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng, tưng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này và bám sát vào các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

Sự ghi nhận tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam là một bước tiến về kỹ thuật lập pháp hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung trong tình hình mới của đất nước, phù hợp với thông lệ quốc tế, pháp luật quốc tế.

2. Nghiên cứu tình hình xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong tại TAND thành phố Hà Nội trong 10 năm cho thấy: số vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đều là những vụ án có diễn biến phức tạp, khó khăn trong phát hiện xử lý vì xảy ra trong rất nhiều ngành và lĩnh vực. Tuy nhiên, so với tình hình xét xử trong cả nước thì số lượng án về loại tội này ở TAND thành phố Hà Nội không nhiều, trung bình chiếm 4,7% so với cả nước. Tuy vậy, sự phức tạp và tính nguy hiểm của tội phạm này vẫn yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật chú ý đấu tranh.

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy về cơ bản các quy định của BLHS đã phản ánh được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, cần phải được trừng trị, tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh, xử lý những hành vi thiếu trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật

của các cơ quan có thẩm quyền. Đây là những vấn đề cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới.

3. Trước yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế và yêu cầu cải cách hành chính, đồng thời đảm bảo sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, chúng ta phải nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm về chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, hoàn thiện các quy định của pháp luật. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ đã được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu trong công cuộc xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, đưa pháp luật Việt Nam hòa nhập với pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế. Có như vậy chúng ta mới đẩy mạnh được công cuộc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và bệnh vô cảm của đội ngũ cán bộ, công chức.

Quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong BLHS năm 1999 còn bộc lộ một số nhược điểm chưa hợp lý về phương diện pháp lý hình sự và chưa tạo thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Do đó, hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là: Thứ nhất, tăng cường công tác hướng dẫn của cơ quan chức năng về những quy định của pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; thứ hai, sửa đổi, bổ sung Điều

285 BLHS năm 1999; thứ ba, mở rộng diện miễn trách nhiệm hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc nghiên cứu tội phạm này một cách nghiêm túc và khoa học là rất cần thiết đối với khoa học pháp lý, cơ quan xây dựng và cơ quan bảo vệ và cơ quan thi hành pháp luật. Với phạm vi hạn hẹp của đề tài và khả năng còn hạn

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 117)