Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 109)

- Thời kỳ Pháp thuộc: Sau khi cùng Anh, Mỹ buộc triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký Hiệp ước Thiên Tân, thực dân Pháp kéo quân viễn

3.2.Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của BLHS năm 1999, đánh giá thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ ra một số hạn

chế, thiếu sót trong các quy định của pháp luật, cũng như các nguyên nhân của nhưng khó khăn, vướng mắc đó. Tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đề khắc phục như sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác hướng dẫn của cơ quan chức năng về

những qui định của pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Do qui định trong BLHS năm 1999 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quá khái quát và chưa có văn bản giải thích chính thức từ các cơ quan có thẩm quyền về hậu quả nghiêm trọng dẫn đến tình trạng không thống nhất trong nhận thức và lúng túng trong áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, có thể tham khảo hướng dẫn của về các tội xâm phạm sở hữu tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP thì có thể coi hậu quả nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra như sau:

Nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thì được xác định như sau:

a.Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu

quả nghiêm trọng:

a.1. Làm chết một người;

a.2. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

a.3. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

a.4. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100% nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a.2 và a.3 trên đây;

a.5. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

a.6. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

b. Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả rất nghiêm trọng:

b.1. Làm hại chết người;

b.2. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

b.3. Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

b.4. Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b.2. và b.3 trên đây;

b.5. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;

b.6. Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc hai đến ba điểm từ điểm a.1 đến điểm a.6 tiểu mục này.

c. Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:

c.1. Làm chết ba người trở lên;

c.2. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

c.3. Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của tám người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

c.4. Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 201% trở lên, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c.2. và c.3 trên đây;

c.5. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên;

c.6. Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc bốn điểm trở lên từ điểm a.1 đến điểm a.6 của tiểu mục này;

c.7. Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc hai điểm trở lên từ điểm b.1 đến điểm b.6 tiểu mục này [52].

Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc nghiêm trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy hướng dẫn trên là hướng dẫn đối với các tội xâm phạm sở hữu, nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về hậu quả nghiêm trọng nên có thể áp dụng để xác định trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đối với tội phạm này. Tuy vậy, vẫn cấn thiết phải có một hướng dẫn cụ thể đối với các Tội phạm về chức vụ đối với vấn đề này.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Điều 285 BLHS năm 1999.

Điều 285 BLHS năm 1999 có hai khung hình phạt và hình phạt bổ sung. Trong khung hình phạt cơ bản, nhà làm luật đã kết hợp chế tài tương đối dứt khoát (quy định mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn đến 5 năm tù) và chế tài lựa chọn (cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù), khung tăng nặng qui định hai tình tiết có nội dung như nhau nhưng lại có tính chất và mức độ

nghiêm trọng khác nhau là yếu tố định khung hình phạt: gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Điều này thể hiện nhược điểm của kỹ thuật lập pháp là:

Một là, trong khung hình phạt có hai loại hình phạt có tính chất khác

hẳn nhau: cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn rất dễ đến lạm quyền từ phía người áp dụng pháp luật.

Hai là, việc qui định hai tình tiết có nội dung như nhau nhưng có tính

chất và mức độ nghiêm trọng khác nhau là yếu tố định khung hình phạt trong cùng một khung tăng nặng thể hiện sự bất hợp lý và chưa khoa học. Về lý thuyết, người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng có thể bị phạt tù đến mười hai năm, bằng người phạm tội cùng loại nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đây là một lỗ hổng trong xây dựng pháp luật, vì rõ ràng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng sẽ cao hơn hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả rất nghiêm trọng, và như vậy thì mức hình phạt đối với hai hành vi này phải khác nhau. Việc qui định này cũng sẽ dẫn đến việc lạm quyền, thiếu công bằng khi quyết định hình phạt từ phái người áp dụng pháp luật.

Để quán triệt nguyên tắc phân hóa tội phạm và để phục vụ cho việc áp dụng hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, cần thiết phải sửa đổi quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và phân chia khung hình phạt theo hướng:

1. Dựa trên qui định tại Điều 8 BLHS năm 1999 về phân loại tội phạm và mức độ nguy hiểm của từng hành vi để chia tội phạm thành nhiều khung.

2. Bổ sung hình phạt tiền.

2. Các tình tiết định khung cần phải được qui định đầy đủ và cụ thể để tạo cơ sở cho việc áp dụng pháp luật và xác định khung hình phạt.

3. Trong khung hình phạt tăng nặng, tình tiết định khung bao gồm tất cả các tình tiết thể hiện mức độ nguy hiểm cao của tội phạm hoặc người

phạm tội, cho phép xử phạt nghiêm khắc những trường hợp nguy hiểm cần phải nghiêm trị.

Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi bổ sung Điều 285 BLHS năm 1999 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp được qui định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị

phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam

giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Thứ ba, mở rộng diện miễn trách nhiệm hình sự đối với tội thiếu trách

nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Miễn trách nhiệm hình sự là chế định pháp lý hình sự liên quan chặt chẽ đến quá trình chứng minh và việc thực hiện chính sách hình sự trong việc xử lý các tội phạm nói chung và các tội phạm về chức vụ nói riêng. Nguyên tắc pháp chế được thừa nhận chung trong Nhà nước pháp quyền đòi hỏi việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm phải triệt để, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và người phạm tội phải thu thập chứng cứ chứng minh, làm rõ những tình tiết nhằm tạo điều kiện, tạo cơ sở cho việc áp dụng chính xác các quy định của pháp luật hình sự. Việc mở rộng diện miễn trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, trong đó có tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng dựa trên những lý do sau:

Một là, miễn trách nhiệm hình sự nói chung được quy định tại khoản 1

Điều 25 BLHS 1999, nhưng các quy định của điều luật này quá khái quát nên khó áp dụng trong thực tiễn. Điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự là "do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa". Câu văn "chuyển biến của tình hình" quá chung chung, người áp dụng pháp luật không biết "chuyển biến tình hình" là gì?, thế nào được coi là "chuyển biến tình hình"?, "chuyển biến tình hình" trong lĩnh vực nào để có thể miến trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Hai là, điều kiện miễn trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 25 BLHS

năm 1999 là "trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra, cố gắng hạn chế mức thấp nhất hậu quả của tội phạm", tuy có cụ thể hơn khoản 1, nhưng vẫn còn khái quát, vì khó có thể xác định thế nào là "cố gắng hạn chế mức thấp nhất hậu quả". Điều này dẫn đến khó khăn trong vận dụng pháp luật vì sẽ dẫn đến cách hiểu không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Ba là, mở rộng diện miến trách nhiệm hình sự là phù hợp với đường

lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay trong việc giải quyết vụ án, xử lý các đối tượng là công chức, viên chức không làm tròn trách nhiệm của mình trong khi thi hành công vụ. Theo chúng tôi, đối với những người phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nếu chỉ gây thiệt hại về tài sản mà người đó đã tích cực khắc phục toàn bộ hậu quả, có nhân thân tốt và tích cực giúp cơ quan chức năng trong việc phát hiện tội phạm thì hoàn toàn có thể miễn trách nhiệm hình sự đối với họ. Hay chúng ta cũng có thể căn cứ vào lý do phạm tội, nguyên nhân, hoàn cảnh khi phạm tội để xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy định của pháp luật về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, để thực hiện tốt vai

trò đó, chúng ta phải có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật hình sự trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong nói riêng.

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 109)