Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 32)

hàng thương mại

1.3.2.1 Các yếu tố trong môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế: Hệ thống ngân hàng vẫn được coi là huyết mạch của nền

kinh tế. Tuy nhiên, việc huyết mạch ấy lưu thông tốt hay không lại phụ thuộc nhiều vào sức khỏe của nền kinh tế. Ngân hàng là một ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro. Mỗi một biến động bất lợi của môi trường kinh tế vĩ mô đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của một ngân hàng. Một nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độc tăng trưởng cao, các chỉ số về lạm phát, lãi suất, tỷ giá ổn định sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, các tiêu chí về môi trường kinh tế vĩ mô cũng như chiều hướng phát triển của toàn bộ

26

nền kinh tế còn là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý và kinh doanh ngân hàng hoạch định về chiến lược đầu tư và đổi mới của mình.

Môi trường chính trị, luật pháp: Các quyết định trong hoạt động của ngân

hàng chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường chính trị thông qua sự ổn định về thể chế, cam kết dài hạn, định hướng chính trị, sự can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Môi trường chính trị có quan hệ với hoạt động ngân hàng thông qua mức độ cụ thể hóa các luật như luật thương mại, luật đầu tư, luật cạnh tranh, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật thuế…

Môi trường công nghệ: Ngành công nghệ thông tin phát triển sẽ tạo lợi thế

cho ngân hàng trong việc tiến hành đổi mới hay cải cách giúp giảm thiểu chi phí giao dịch, ứng dụng những công nghệ hiện đại tạo cơ sở làm khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội này sẽ tạo được lợi thế nhất định về chi phí và chất lượng sản phẩm dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Môi trường văn hóa xã hội: ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia đều có sự khác biệt

về nét văn hoá, tôn giáo, tập quán, quan niệm sống, trình độ dân trí... Chính điều này đã quyết định đến thói quen tiêu dùng, sở thích của người tiêu dùng, niềm tin của dân chúng đối với các ngân hàng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính của thị trường. Nghiên cứu kỹ các đặc tính văn hóa, dự đoán được những chuyển biến văn hóa để phát triển kịp thời những khả năng của mình trong kinh doanh ngân hàng, tiếp cận trực tiếp hơn với khách hàng sẽ tạo cho hoạt động dịch vụ của ngân hàng ưu thế khác biệt.

Môi trường toàn cầu: Ngày nay xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu

hoá đã, đang và sẽ làm giảm các rào cản ra nhập thị trường giữa các quốc gia và là xu thế tất yếu mà không một quốc gia, một doanh nghiệp nào có thể né tránh. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng sẽ trở nên khốc liệt hơn một khi có sự tham gia của các ngân hàng mạnh trên thế giới với những lợi thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm

27

quản trị điều hành… Chính điều này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới năng lực cạnh tranh của các ngân hàng.

1.3.2.2 Các yếu tố trong môi trường ngành

Giáo sư Michael Porter đã khẳng định ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Và như mô hình đã được phân tích ở phần trên, năng lực cạnh tranh của ngân hàng chịu tác động của năm yếu tố sau:

Thứ nhất là sự xuất hiện của các ngân hàng mới. Trong một thị trường nói

chung, sự gia nhập của các doanh nghiệp mới càng dễ dàng thì sự cạnh tranh càng gay gắt. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng, việc gia nhập mặc dù phải đảm bảo những điều kiện tương đối nghiêm ngặt của ngân hàng nhà nước như yêu cầu về vốn, đội ngũ quản lý, hệ thống quản trị rủi ro,... nhưng trong điều kiện hội nhập quốc tế với cam kết mở cửa thị trường tài chính thì việc gia nhập là hoàn toàn có thể, đặc biệt là sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài vốn có năng lực tài chính lớn mạnh và năng lực quản lý giàu kinh nghiệm sẽ là mối đe dọa về vị thế cạnh tranh của các ngân hàng hiện tại.

Thứ hai là sự sẵn có của các sản phẩm, dịch vụ thay thế. Đối với lĩnh vực

ngân hàng, sự ra đời ồ ạt của các tổ chức tài chính trung gian đe doạ lợi thế của các NHTM khi cung cấp các dịch vụ tài chính mới cũng như các dịch vụ truyền thống do ngân hàng đảm nhiệm. Các trung gian này cũng cung cấp cho khách hàng sản phẩm mang tính khác biệt và tạo cho người mua cơ hội lựa chọn đa dạng với thị trường mở rộng hơn. Không chỉ vậy, các sản phẩm thay thế cũng được các ngân hàng đối thủ sẵn sàng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nguy cơ thay thế thể hiện ở: các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm; xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng; tương quan giữa giá cả và chất lượng các mặt hàng thay thế.

Thứ ba là sức mạnh của khách hàng. Sản phẩm ngân hàng nhìn chung là

28

được cung cấp những dịch vụ cơ bản nhất. Do vậy, khách hàng của NHTM không phải là những khách hàng trung thành tuyệt đối mà rất dễ dàng bị lôi kéo bởi các ngân hàng khác. Sức mạnh của khách hàng phụ thuộc vào số lượng khách hàng; sự sẵn có của thông tin khách hàng; mức độ cần thiết, quan trọng của dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng; sự nhạy cảm của khách hàng với giá dịch vụ; chi phí chuyển đổi tập trung sản phẩm từ phân đoạn khách hàng này sang phân đoạn khách hàng khác liên quan đến chi phí của ngân hàng.

Thứ tư là sức mạnh của nhà cung cấp. Trong ngành ngân hàng, nhà cung cấp

chính và có khả năng gây ra ảnh hưởng đối với ngân hàng là nhà cung cấp công nghệ. Nhà cung cấp công nghệ có thể gây sức ép với các ngân hàng qua một số nhân tố như: số lượng các nhà cung cấp công nghệ; khả năng thay thế công nghệ và mức độ quan trọng của một loại công nghệ nhất định đối với ngân hàng; chi phí chuyển đổi nhà cung cấp liên quan đến các chi phí lớn khác.

Thứ năm là mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại. Các ngân hàng

hiện tại trên thị trường là những đối thủ cạnh tranh của ngân hàng. Các đối thủ càng lớn mạnh, ngân hàng càng phải đối mặt với một nỗi lo thường trực về việc làm thế nào để giữ được thị phần của mình trên thương trường. Điều này chỉ có thể làm được khi ngân hàng hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, các ngân hàng đối thủ cũng là nhân tố thúc đẩy các ngân hàng thường xuyên đổi mới và nỗ lực không ngừng để nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển. Mức độ cạnh tranh thể hiện ở: các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành, mức độ tập trung của ngành, tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh, tình trạng tăng trưởng của ngành.

29 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)