Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 41)

Dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng Quốc Việt từ khi thành lập đến nay với sự lãnh đạo năng động sáng tạo của Ban giám đốc cùng với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động với mạng lưới gồm 3 phòng giao dịch trực thuộc, tập trung dân cư như Phòng giao dịch số 1, Phòng giao dịch số 2, Phòng giao dịch số 3 để thuận tiện cho khách hàng giao dịch trên địa bàn.

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt Hoàng Quốc Việt

Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt sẽ được đánh giá dựa trên hệ thống các tiêu chí đã xây dựng trong chương I. Như vậy, chúng ta sẽ đánh giá những tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh nội tại và những những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của chi nhánh.

2.2.1 Năng lực cạnh tranh nội tại của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt

2.2.1.1 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của một NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thể hiện ở qui mô vốn tự có, mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản.

Quy mô vốn và mức độ an toàn vốn

Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt hoạt động theo phân cấp uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam, quy mô vốn của Chi nhánh được bảo đảm bằng nguồn vốn tự có của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

35

Qua số liệu ở bảng 2.2 bên dưới, chúng ta nhận thấy, tính đến hết tháng 12/2011, Agribank có số vốn điều lệ lớn nhất trong bốn NHTM Nhà nước. Như chúng ta đã thấy, quy mô vốn tự có như là tấm đệm để đảm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng như những rủi ro của môi trường kinh doanh. Vốn tự có của ngân hàng càng lớn thì ngân hàng đó càng có khả năng chống đỡ cao hơn với những cú sốc của môi trường kinh doanh. Vốn tự có của Agribank năm 2011 đã tăng đáng kể so với mức 781 tỷ đồng tại thời điểm trước đó 5 năm, cho thấy Agribank đã và đang chú trọng đến việc tăng quy mô vốn tự có của mình, cũng là tăng sức mạnh tài chính và năng lực chống đỡ rủi ro của ngân hàng.

Bảng 2.2: Vốn điều lệ của các NHTM nhà nước tính đến tháng 12/2011.

(*) Số liệu quy đổi theo tỷ giá giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng tại ngày 31/12/2011

STT Tên ngân hàng

Vốn điều lệ

(tỷ VND) Quy đổi USD

(*) (triệu USD) 1 Agribank 21.148 1.015 2 Vietinbank 20.230 971 3 Vietcombank 19.698 946 4 BIDV 12.948 622

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng năm 2011

Trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng gia tăng, những rủi ro bất ngờ luôn tiềm ẩn, quy mô vốn điều

36

lệ sẽ càng trở nên quan trọng, có vai trò to lớn trong việc giúp các ngân hàng chống đỡ và vượt qua những biến động khôn lường của môi trường kinh doanh. Tuy hiện nay Agribank đang có tổng vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống NHTM Nhà nước tại Việt Nam nhưng so với mức vốn điều lệ của một số ngân hàng đứng đầu trong khu vực cách đây gần một thập kỷ (số liệu tại bảng 2.3) thì mức vốn này còn tương đối khiêm tốn. Điều này cho thấy sự hạn chế về quy mô vốn và sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung so với các ngân hàng trong khu vực. Vốn tự có còn ảnh hưởng trực tiếp đến mức đầu tư vào công nghệ và cơ sở vật chất của ngân hàng. Vì thế, quy mô vốn tự có nhỏ sẽ là một bất lợi vô cùng to lớn trong lĩnh vực ngân hàng.

Bảng 2.3: Quy mô vốn điều lệ của 10 ngân hàng đứng đầu khu vực Đông Nam Á năm 2003

STT Tên ngân hàng Quốc tịch Vốn điều lệ (tr USD)

1 DBS Singapore 4.833

2 Oversea-Chinese Banking Corp. Singapore 3.970

3 Maybank Malaysia 3.059

4 Public Bank Malaysia 2.021

5 Krung Thai Bank Thái Lan 1.337

6 Bangkok Bank Thái Lan 1.335

7 Bank Mandiri Indonesia 1.232

8 RHB Bank Berhad Malaysia 1.211

9 Bumiputra-Commerce Bank Malaysia 1.117

10 AMMB Holdings Malaysia 1.005

37

Mức độ an toàn vốn của mỗi ngân hàng được thể hiện qua hệ số an toàn vốn CAR được tính bằng vốn tự có/tài sản có rủi ro (%). Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thế giới, hệ số này đã được áp dụng từ những năm 1988 theo quy định của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Ở Việt Nam, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mới được bắt đầu áp dụng bắt buộc đối với các NHTM theo quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 từ ngày 25/8/1999. Quyết định này đã chỉ rõ “Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tài sản “Có”, kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro”. Năm 2005, ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định 457/2005/QĐ- NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8% nhưng phương pháp tính toán đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I. Năm 2010, Ngân hàng nhà nước đã nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% và phương pháp tiếp cận đã từng bước tiếp cận Basel II bằng việc ban hành thông tư số 13/TT-NHNN ngày 20/5/2010. Tỷ lệ này đã chỉ rõ quy mô vốn tự có của ngân hàng nhỏ sẽ hạn chế hoạt động của chính ngân hàng, hoặc nếu ngân hàng mở rộng hoạt động đến mức làm tỷ lệ an toàn vốn bị thấp hơn mức tối thiểu 9% thì rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng là rất lớn. Việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu này là yêu cầu quan trọng và bắt buộc đối với sự hoạt động lành mạnh của mỗi ngân hàng.

Chúng ta sẽ xem xét tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt theo quy định của thông tư 13/TT-NHNN ngày 20/5/2010 được ngân hàng nhà nước ban hành. Qua số liệu bảng 2.4, chúng ta nhận thấy tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt tới năm 2011 mới đáp ứng được quy định bắt buộc về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%. Năm 2011, so với mức bình quân của toàn ngành ngân hàng cũng như so với toàn hệ thống Agribank, chi nhánh có tỷ lệ an toàn vốn khá cao. Sở dĩ như vậy là vì nguồn vốn tự có của chi nhánh trong năm này tăng lên đáng kể nhờ nguồn lợi nhuận chưa phân phối của năm 2010 chuyển sang, nâng mức vốn tự có của chi nhánh lên 33,3 tỷ đồng, trong khi năm 2010, con số này chỉ là 10,6 tỷ đồng. Như vậy, nếu vẫn duy trì

38

được mức lợi nhuận hàng năm cao, chi nhánh sẽ đạt được mức vốn tự có lớn và đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Bảng 2.4: Tỷ lệ an toàn vốn CAR của một số ngân hàng năm 2010-2011

Các ngân hàng Năm 2010 Năm 2011

NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt 7,7% 19,6%

Agribank 6,09% 8%

Vietinbank 8,02% 10,57%

Vietcombank 9% 11,14%

BIDV 9,32% 11,07%

Ngân hàng TMCP Á Châu 10,4% 9,25%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín 9,97% 11,66%

Bình quân toàn ngành 11,02% 11,92%

Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia và báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2011, 2012

Tuy nhiên, hệ số an toàn vốn CAR của chi nhánh Hoàng Quốc Việt chưa phản ánh đúng sự an toàn về vốn của chi nhánh vì vốn tự có được tính toán dựa trên vốn chủ sở hữu của chi nhánh được tạo ra từ lợi nhuận đạt được hàng năm mà không có thêm phần phân bổ vốn điều lệ của toàn ngân hàng cho chi nhánh với một tỷ lệ nào đó. Vì thế, mức độ an toàn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt vẫn phải dựa trên tỷ lệ an toàn vốn mà Agribank đạt được. Nhìn vào tỷ lệ an toàn vốn của Agribank qua hai năm, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nâng cao tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng để đạt được mức tối thiểu theo quy định của thông tư 13. Qua hai năm, tỷ lệ này của Agribank đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đạt được mức quy định tối thiểu 9%. Theo báo cáo của cơ quan tín nhiệm quốc tế Fitch, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của Agribank trong nhiều năm liên tiếp vẫn dưới mức quy định 9%, chỉ tính đến cuối tháng 3/2012, hệ số CAR của Agribank mới được cải thiện lên 9,5% do được bơm thêm vốn. Tỷ lệ an toàn vốn này mới chỉ cao hơn mức tối thiểu không nhiều. Vì vậy, vấn đề cải thiện tỷ lệ an toàn vốn vẫn được đặt ra đối với Agribank trong những năm tới để đảm bảo sự vững mạnh trong hoạt động

39

và phát triển của ngân hàng. Mục tiêu đặt ra đối với Agribank không chỉ là đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định hiện tại của Ngân hàng nhà nước mà còn tương quan so sánh với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và xa hơn là các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ an toàn vốn ở các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam luôn đạt mức bình quân khoảng 14,6%. Với các ngân hàng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (gồm 52 ngân hàng thuộc 10 quốc gia) từ năm 2003, tỷ lệ này đã là 9,4% và của các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines là khoảng 12,3%. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế đang là một trong những vấn đề khó khăn của không chỉ Agribank mà còn là vấn đề cấp thiết của các NHTM tại Việt Nam nói chung. Muốn đạt tỷ lệ vốn an toàn này, áp lực tăng hơn nữa quy mô vốn tự có đối với Agribank trong những năm tới là hết sức mạnh mẽ. Hơn nữa, khả năng tự bổ sung vốn tự có từ nguồn lợi nhuận để lại thấp do khả năng sinh lời của các NHTM Nhà nước nhìn chung không cao. Theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng thế giới cho thấy, mức độ chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào và lãi suất cho vay đầu ra của các NHTM Nhà nước là rất thấp, bình quân chỉ đạt khoảng 1,6% đến 1,8%/năm. Thực tế, với mức chênh lệch này và căn cứ vào các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (IAS) thì các NHTM Nhà nước trong đó có NH No&PTNT Việt Nam khó có được nguồn lợi nhuận để lại để bổ sung nguồn vốn tự có hàng năm. Có thể thấy, đây là vấn đề vô cùng cấp thiết và là cơ sở ban đầu để Agribank cũng như NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt hoạt động theo yêu cầu mới và đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. Bởi vì, quy mô vốn của một ngân hàng càng cao, khả năng tham gia vào thị trường càng lớn và ngược lại, quy mô vốn một ngân hàng càng nhỏ bé càng giới hạn phạm vi cạnh tranh của ngân hàng đó.

Chất lượng tài sản có

Như đã phân tích ở chương I, chất lượng tài sản có cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của một ngân hàng. Chất lượng tài sản có trước hết thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, mức độ lập dự phòng và khả năng thu hồi

40

các khoản nợ xấu. Những chỉ tiêu này của NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt được thể hiện trong bảng số liệu 2.5.

NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã phân loại nợ xấu theo quy định của thông tư 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010. Chi nhánh đã có tổng dư nợ tăng qua các năm, trong khi nợ xấu giảm dần qua các năm. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh đã được quan tâm và cải thiện rõ rệt. Từ mức tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhiều lần so với toàn hệ thống Agribank trong hai năm 2008 và năm 2009 (Agribank chỉ ở mức 2,68% và 2,6%), hai năm gần đây, chi nhánh đã đạt mức tỷ lệ thấp hơn đáng kể so với hệ thống Agribank (3,75% và 6%) cũng như so với toàn hệ thống ngân hàng (3,39%).

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đã xử lý rủi ro của NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2008-2011

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 393 710 978 1294

Nợ xấu (tỷ đồng) 27,73 31,5 11,5 10,8

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 7,06 4,44 1,18 0,84 Tỷ lệ nợ đã xử lý rủi ro thu

được trong năm/tổng nợ xấu (%)

12,98 50,48 13,04 29,17

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt các năm 2008-2011

Bên cạnh sự quan tâm tới việc cải thiện tỷ lệ nợ xấu, chi nhánh cũng luôn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ hàng quý và áp dụng các biện pháp để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, qua bảng số liệu chúng ta thấy tỷ lệ nợ đã xử lý trong năm/tổng nợ xấu biến động không đều qua các năm và ở mức thấp. Nguyên nhân chính là do chi nhánh chưa có giải pháp đồng bộ cho việc xử lý nợ xấu. Kết quả xử lý nợ xấu tùy thuộc vào trách nhiệm và kinh nghiệm của những cán bộ được giao nhiệm vụ. Chính vì vậy, chi nhánh cần đưa ra được những kế hoạch phù hợp và thành lập ban xử lý nợ để các khoản nợ xấu được xử lý một cách triệt để, tránh tổn thất.

41

Bảng 2.6: Dư nợ tại NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt từ 2008-2011 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá

trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ 1. Tổng tài sản có 1.330 100% 1.044 100% 1.216 100% 1.549 100% Tài sản có khác 937 70,5% 334 32% 238 19,6% 255 16,5% Tổng dư nợ 393 29,5% 710 68% 978 80,4% 1.294 83,5% 2. Phân theo loại tiền 393 100% 710 100% 978 100% 1.294 100% Dư nợ nội tệ 381 96,9% 486 68,5% 676 69,1% 895 69,2% Dư nợ ngoại tệ (quy đổi VND) 12 3,1% 224 31,5% 302 30,9% 399 30,8% 3. Phân theo thời hạn 393 100% 710 100% 978 100% 1.294 100% Dư nợ ngắn hạn 291 74% 559 78,7% 611 62,5% 674 52,1%

Dư nợ trung, dài hạn 102 26% 151 21,3% 367 37,5% 620 47,9% 4. Phân theo thành phần kinh tế 393 100% 710 100% 978 100% 1.294 100% Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 237 60,3% 638 89,9% 814 83,2% 1.036 80,1% DN Nhà nước 130 33,1% 26 0,7% 38 3,9% 93 7,2% Cá nhân, hộ gia đình 26 6,6% 46 9,4% 126 12,9% 165 12,8%

42

Chất lượng tài sản có còn được thể hiện thông qua mức độ tập trung và đa dạng hóa các danh mục tín dụng. Qua bảng số liệu 2.6, trước hết chúng ta nhận thấy tỷ trọng dư nợ/tổng tài sản đã tăng dần qua các năm từ mức 29,5% năm 2008 lên mức 83,5%. Mức tăng đáng kể này là do năm 2008, chi nhánh ngân hàng mới đi vào hoạt động nên nghiệp vụ cho vay còn ở mức khiêm tốn trong khi đó tài sản cố định và nguồn vốn điều hòa từ trụ sở chính lại chiếm phần lớn giá trị tổng tài sản (tới mức 70,5%). Năm 2011, sau 3 năm thành lập, chi nhánh đã đi vào hoạt động ổn định với tổng dư nợ chiếm 83,5% tổng tài sản có. Mức dư nợ này thể hiện sự chú trọng của lãnh đạo chi nhánh trong việc khai thác tài sản sinh lời để tối đa hóa lợi nhuận. Tài sản sinh lời tại chi nhánh tập trung toàn bộ ở các khoản cho vay, chi nhánh không đầu tư vào các giấy tờ có giá cũng như góp vốn liên doanh hoặc cho thuê tài chính. Sỡ dĩ như vậy là vì các hoạt động này đã được triển khai tại ban đầu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 41)