Bối cảnh môi trường ngành Ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 84)

* Lộ trình hội nhập quốc tế trong ngành ngân hàng: Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam phải ký kết hàng loạt hiệp định song phương và đa phương với hầu hết các nước thành viên WTO theo nguyên tắc cơ bản và lộ trình mở cửa được quy định trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO như chế độ đối xử quốc gia, quy chế về tối huệ quốc, tính minh bạch của các chính sách liên quan đến hoạt động thương mại dịch vụ. Về tổng thể, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đã cho phép các TCTD nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng.

Về hình thức hiện diện của TCTD nước ngoài tại Việt Nam, theo cam kết gia nhập WTO, từ 01/4/2007, ngoài hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, các TCTD nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu về tổng tài sản có đối với TCTD muốn thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam cũng được đưa ra nhằm thu hút các ngân hàng lớn vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, cam kết này đã được thể chế hóa tại Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006. Cụ thể là, để mở một chi nhánh của NHTM nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh; đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 10 tỷ USD; đối với

78

mở công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và công ty cho thuê tài chính liên doanh, TCTD nước ngoài phải có tổng tài sản hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin phép mở. Ngoài ra, về thời gian hoạt động cũng được nâng lên tối đa không quá 99 năm (thời hạn này trước đây là 20 năm).

Về phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ ngân hàng, các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như: cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ tài chính phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính. Đối với hoạt động nhận tiền gửi, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi VND không giới hạn từ các pháp nhân, và lộ trình huy động tiền gửi từ thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/2007 ở mức tối đa là 650% vốn pháp định của ngân hàng, tiến tới đối xử quốc gia đầy đủ vào năm 2011. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được phép lắp đặt và vận hành các máy giao dịch tự động (ATM) và phát hành thẻ tín dụng như các ngân hàng trong nước.

Về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi NHTM cổ phần trong nước không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trên thực tế, đã có một số ngân hàng nước ngoài được mua cổ phần của các ngân hàng trong nước và trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng này. Việc các ngân hàng nước ngoài trở thành đối tác chiến lược của các NHTM cổ phần Việt Nam sẽ tận dụng được mạng lưới chi nhánh và khách hàng của các ngân hàng này. Như vậy, các ngân hàng nước ngoài có thể lựa chọn các cách thức tiếp cận thị trường khác nhau, qua đó tạo sức ép cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam tùy theo loại hình hoạt động.

79

Thực tế cho thấy, ngành Ngân hàng đã có nhiều nỗ lực cải cách đáng kể theo hướng thị trường và mở cửa khu vực dịch vụ tài chính – ngân hàng trước yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam để gia nhập WTO đã chính thức tiến đến mức thực hiện đối xử quốc gia (NT) giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài (đối xử NT quy định phải dành cho hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp nước ngoài sự đối xử bình đẳng như dành cho hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp trong nước). Cụ thể, từ 1-1-2011, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng quốc gia theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Do đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng phải bình đẳng như các ngân hàng thương mại trong nước trong việc áp dụng các giới hạn về cấp tín dụng và bảo lãnh. Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), sức ép cạnh tranh từ khối ngân hàng nước ngoài sẽ rất lớn, bởi kể từ ngày 1-1-2011, các ngân hàng nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng, không còn bị hạn

chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh. Vì thế, các ngân hàng nhỏ

trong nước buộc phải cải tổ toàn diện, nâng cao tính thanh khoản và liên kết với nhau để tồn tại. Sức ép từ phía ngân hàng ngoại rất lớn, buộc các ngân hàng nội phải tăng vốn, hoặc sẽ mở đường cho làn sóng mua bán và sáp nhập.

Có thể thấy, khi những rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài được tháo bỏ sẽ mở ra một sân chơi lành mạnh hơn cho các ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài sẽ được phát triển tự do hơn trên mảng tài chính ngân hàng trong khi các ngân hàng nội sẽ không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để cùng cạnh tranh. Đây cũng được coi như “cú hích” về cạnh tranh để các ngân hàng thương mại Việt Nam đi lên. Và nếu một trong số các nhà băng Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ và năng lực cạnh tranh còn yếu kém sẽ bị đào thải và lúc đó phải sáp nhập hoặc bán lại. Thị trường sẽ sàng lọc và những ngân hàng nào quản trị tốt, năng lực cạnh tranh cao sẽ tồn tại và phát triển mạnh.

80

Trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015” được thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 01/3/2012 đã chỉ rõ mục tiêu cơ cấu lại các TCTD là “Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình, có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1 - 2 ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực”. Cùng với mục tiêu này, các giải pháp cơ cấu lại ngân hàng thương mại Nhà nước được đưa ra, cụ thể như:

a) Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thực hiện cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp và bảo đảm Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tại các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hóa.

b) Tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính thông qua:

- Tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II đến năm 2015 thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn từ Chính phủ;

- Mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng; - Mở rộng nguồn vốn huy động.

c) Nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu. Tập trung xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước để sớm làm sạch bảng cân đối của ngân hàng thương mại nhà nước; phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu

81

của các ngân hàng thương mại nhà nước dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam.

d) Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiên tiến, đặc biệt tăng cường hiện đại hóa hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để các ngân hàng thương mại nhà nước có khả năng tự kiểm soát một cách có hiệu quả các loại rủi ro trong hoạt động, trước hết là chất lượng tín dụng và khả năng thanh khoản.

đ) Hiện đại hóa hệ thống công nghệ của các ngân hàng thương mại nhà nước để tạo điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng mới và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đồng thời hỗ trợ quản trị ngân hàng có hiệu quả.

e) Tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch trong phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên khu vực nông thôn; tích cực mở chi nhánh, gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực; phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng.

g) Tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng thương mại nhà nước, giảm các hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, không có hiệu quả; cơ cấu lại triệt để các công ty con của ngân hàng thương mại nhà nước; từng bước thoái vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực phi tài chính hoặc lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro. Xây dựng chiến lược kinh doanh mới. Theo đó, ngân hàng thương mại nhà nước phải đi tiên phong đầu tư cho các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp sản xuất - chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm góp phần cơ cấu lại nền kinh tế.

h) Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn; kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn; từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015.

i) Phát triển nhanh đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và nghiệp vụ có chất lượng cao, đồng thời có chính sách hợp lý để thu hút, sử dụng và quản lý có hiệu

82

quả cán bộ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 84)