Tác động của những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 63)

của chi nhánh ngân hàng No&PTNT Hoàng Quốc Việt

2.2.2.1 Các yếu tố trong môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế

Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt được thành lập năm 2008 – đây được coi là năm bi tráng của kinh tế thế giới. Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Trong suốt giai đoạn 2008- 2011, kinh tế thế giới vẫn bị ảnh hưởng đáng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính này. Tới năm 2011, kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng thấp, khoảng 3% (năm 2010 là 5%), có 50% việc làm được tạo ra, 200 triệu người mất việc làm. Tiêu dùng và thất nghiệp tại Mỹ không được cải thiện, tỷ lệ lạm phát và giá nguyên liệu đầu vào tăng, ngân sách nhà nước thì thâm hụt dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nợ. Liên minh Châu Âu rối loạn vì nợ công, đình trệ sản xuất. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tăng cao ở Châu Á, Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề của sóng thần cùng với việc đồng Yên lao đao. Đông Á cũng bị ảnh hưởng từ dòng vốn thắt chặt và tiêu dùng từ các đối tác lớn suy giảm.

Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2011 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

(GDP) 6,23% 5,32% 6,78% 5,89%

Tỷ lệ lạm phát 19,89% 6,52% 11,75% 18,13%

Thâm hụt cán cân thương mại (%XK) 28,7% 22,6% 17,5% 9,9% Bội chi ngân sách (%GDP) 4,95% 6,9% 5,6% 4,9%

Nguồn: Tổng cục thống kê

Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày một sâu rộng, kinh tế Việt Nam giai đoạn này không tránh khỏi những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài

57

chính của kinh tế thế giới. Một số chỉ tiêu chính về tình hình kinh tế Việt Nam được thể hiện qua bảng số liệu 2.9. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008- 2011 tương đối ổn định, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát khá cao, đặc biệt đỉnh điểm vào tháng 8/2008, tỷ lệ lạm phát là 28,23%, tháng 8/2011 là 23,02%. Tỷ lệ lạm phát cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế. Trong báo cáo Quốc hội khóa XIII

(kỳ họp thứ 2), Chính phủ đã khẳng định: “Nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát cao

ở nước ta là do hệ quả của việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa kéo dài trong nhiều năm để đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, và phúc lợi xã hội trong khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn kém hiệu quả, cùng những hạn chế trong quản lý điều hành và tác động cộng hưởng của các yếu tố tâm lý”.

Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ tích cực, chỉ số lạm phát cao vào năm 2008 lại đi kèm với các chỉ tiêu kinh tế đều tăng, như giá trị sản lượng công nghiệp tăng 16,4%, xuất khẩu tăng 27,7%, các hoạt động dịch vụ tăng 27,2% nên không thể kết luận thời kỳ này kinh tế Việt Nam đang suy thoái mà đây là kết quả của những tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (khác với khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, Việt Nam đứng ngoài hội nhập). Tốc độ lạm phát năm 2009 và năm 2010 đã được kiểm soát nhưng đến năm 2011, CPI lại tái gia tăng. Chỉ số giá tiêu dùng tăng do nhiều nguyên nhân như việc tạm thời biến động của giá cả nông sản, thực phẩm và sự điều chỉnh giá có giới hạn của Nhà nước đối với những mặt hàng chủ lực (xăng dầu, điện,... ) cùng với áp lực của giá cả quốc tế thông qua nhập siêu, biến động của tỷ giá hối đoái và sự gia tăng hiện tượng đôla hóa, sự trồi sụt của giá vàng, ... Có quan điểm cho rằng đây là tín hiệu tích cực, mang đến “thông điệp” về sự diễn tiến của quá trình xác lập trật tự kinh tế mới có tính toàn cầu trong khi đó Việt Nam đang tiến sâu hơn vào công cuộc hội nhập kinh tế thế giới. Việc hình thành mặt bằng giá mới ở thời điểm này là hợp quy luật, mang lại những nhân tố tiếp sức cho những tiền đề để kinh tế Việt Nam hội nhập vững chắc với kinh tế quốc tế trên phương diện như: tiếp cận với mặt bằng giá cả quốc tế, tạo sự công bằng và chuẩn mực hơn trong cán cân thanh toán quốc tế, xác định chuẩn xác hơn giá trị GDP Việt Nam so với quốc tế và

58

xích lại gần hơn trong thước đo thu nhập bình quân đầu người với mặt bằng thế giới mặc dù đây có thể là nhân tố tạm thời gây khó khăn cho nền kinh tế.

Có thể nói, khủng hoảng tài chính trên thế giới từ năm 2008 ít nhiều cũng đã có những ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế Việt Nam. Theo phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng thế giới (WB), tới năm 2011, Việt Nam đã có 7.611 doanh nghiệp giải thể, 31.477 doanh nghiệp ngừng nộp thuế, 60% doanh nghiệp có lợi nhuận giảm, 80% công ty niêm yết có giá thị trường nhỏ hơn giá trị sổ sách. Thực tế này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng. Các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ khiến tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng cao là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, việc chọn lựa những khách hàng có hoạt động kinh doanh khả quan và tình hình tài chính minh bạch đối với ngân hàng trong bối cảnh kinh tế như vậy là không dễ dàng. Vì vậy, tăng trưởng dư nợ bền vững đi cùng với giảm thiểu nợ xấu đang là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ban lãnh đạo Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt cũng đã luôn theo sát diễn biến tình hình kinh tế trong công tác điều hành, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả. Những số liệu đã phân tích ở các phần trên thể hiện phương hướng điều hành của ban lãnh đạo chi nhánh rất kịp thời và phù hợp với xu hướng của nền kinh tế như: đẩy mạnh tăng trưởng thu từ dịch vụ thay cho tăng trưởng thu tín dụng vì tăng trưởng tín dụng trong thời kỳ này là rất mạo hiểm và rủi ro; kiểm soát tốt nợ xấu và chú trọng công tác xử lý nợ xấu,... Những ảnh hưởng từ môi trường kinh tế quốc gia cũng đã lí giải phần nào về tốc độ tăng trưởng đang suy giảm của chi nhánh.

Tuy nhiên, trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới công bố, Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 và 2013 lần lượt là 5,1% và 5,9%, tăng trưởng năm 2017 của Việt Nam được phục hồi ở mức 7,5%. Ngoài ra, IMF cũng dự báo lạm phát giai đoạn này của Việt Nam lần lượt là 8,1% và 6,2%. Tín hiệu kinh tế phục hồi sẽ là cơ hội cho ngân hàng tăng trưởng hoạt

59

động tín dụng – nguồn thu chủ yếu tại chi nhánh cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng khác.

Môi trường chính trị, luật pháp

Sự ổn định của thể chế chính trị tại Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Hoạt động ngân hàng luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những can thiệp của chính phủ vào sự ổn định nền kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Những chỉ tiêu trong bảng 2.10 bên dưới thể hiện chính sách tiền tệ và tài khóa được thắt chặt do nền kinh tế tăng trưởng quá nóng vào năm 2008. Đến năm 2009, chính sách tiền tệ được nới lỏng. Năm 2010, mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội được đặt ra. Năm 2011, mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định an sinh xã hội vẫn được duy trì đồng thời nhiệm vụ kìm chế lạm phát cũng quan trọng.

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2008-2011

Đơn vị: %

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tốc độ tăng cung tiền 16,31 26,2 25,3 9,27

Tăng trưởng tín dụng 21 37,73 29,81 10,9

Tăng trưởng huy động 20,46 26,98 27,2 0,89

Lãi suất cơ bản 9,25 8 9 9

Lãi suất tái chiết khấu 8,25 6 7 13

Lãi suất tái cấp vốn 10,25 9 10 15

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước

Riêng năm 2011, một số quy định của Ngân hàng Nhà nước đưa ra đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại như: Luật NHNN và luật các TCTD 2010 có hiệu lực vào năm 2011, các ngân hàng nước ngoài được bỏ một số rào cản trong nước, ngày 31/12/2011 áp dụng thời hạn tăng

60

vốn điều lệ với các NHTM,... Những quy định này đã tạo hành lang pháp lý và tăng tính cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong nước trên tiến trình hội nhập với hệ thống tài chính quốc tế. Cùng với những quy định này, các ngân hàng trong nước cũng đứng trước những thách thức cạnh tranh lớn với các ngân hàng nước ngoài. Chính vì vậy, trong chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 1/3/2011 của NHNN, bên cạnh nhóm biện pháp kiềm chế tăng trưởng tín dụng, thay đổi cơ cấu tín dụng và nhóm biện pháp thắt chặt kỷ cương, an toàn của thị trường tín dụng còn có biện pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Chỉ thị tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã được ngân hàng No&PTNT Việt Nam thực hiện một cách nghiêm túc và bắt đầu triển khai từ cuối năm 2011 ở hai khu vực chính là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Trong quá trình tái cấu trúc, việc chia tách hay sáp nhập các chi nhánh ngân hàng và các phòng giao dịch là điều không thể tránh khỏi. Những đơn vị hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, nếu trong đề án tái cơ cấu của mình không đưa được kế hoạch phát triển hợp lý sẽ phải giải thể hoặc sáp nhập vào chi nhánh khác. Bên cạnh đó, đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng No&PTNT Việt Nam cũng sẽ quy hoạch lại việc phân bổ vị trí các điểm giao dịch của chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc một cách hợp lý hơn, khắc phục tình trạng chồng chéo trước đó. Ngoài ra, việc tái cơ cấu ngân hàng còn được triển khai trên phương diện con người, nghĩa là ngân hàng sẽ thực hiện rà soát bộ máy tổ chức nhân sự, kiểm tra việc sắp xếp nhân sự cũng như chuyên môn của người lao động trong từng bộ phận nghiệp vụ của từng chi nhánh. Nếu nhân viên không đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn hay kỹ năng trong công việc sẽ được sắp xếp lại vị trí công tác sao cho phù hợp nhất. Ngân hàng cũng sẽ tổ chức thi sàng lọc chuyên môn nghiệp vụ của toàn bộ nhân viên trong hệ thống. Có thể nói, đề án tái cơ cấu ngân hàng của ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã và đang được triển khai một cách quyết liệt, sâu rộng và toàn diện, thể hiện sự quyết tâm của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh trước thách thức mới của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập sâu hơn trong lĩnh vực ngân hàng.

61

Ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê của bộ thông tin và truyền thông, đến hết năm 2010, số thuê bao điện thoại cố định/100 dân là 16,45; số thuê bao điện thoại di động/100 dân là 127,68 (trong khi năm 2008 chỉ là 86,85); số người sử dụng internet/100 dân là 30,65 (năm 2009 là 26,55); số máy vi tính cá nhân/100 dân là 6,08. Số lượng dân sử dụng dịch vụ internet và điện thoại di động tăng lên đáng kể qua các năm sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại như internet banking, mobile banking, ... Hơn nữa, người dân càng được tiếp cận nhiều hơn với công nghệ hiện đại sẽ càng nhanh chóng nắm bắt được thông tin cũng như tiếp cận tốt hơn với các sản phẩm mới của ngân hàng. Một cuộc khảo sát do ComScore tiến hành trong năm 2010 ở 6 quốc gia gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Hong Kong và Singapore cho thấy, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tăng hàng năm cao nhất về số khách truy cập các trang web ngân hàng, chỉ đứng sau Indonesia với mức tăng cao nhất 72%. Kết quả này có được trong bối cảnh các ngân hàng ngày càng đầu tư mạnh vào website và khách hàng đang làm quen với hoạt động thanh toán hóa đơn qua mạng. Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến như Home Banking, Phone Banking, Mobile banking và Internet Banking… tại Việt Nam đã tăng 35% từ 710.000 lên 949.000 người trong năm qua. Trong khi đó, con số này ở Indonesia là 72% (tăng từ 435.000 lên 749.000) và ở Philippines tăng 39% từ 377.000 lên 525.000.

Sự phát triển của môi trường công nghệ không chỉ tạo ra cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại mà còn là điều kiện thuận lợi để ngân hàng quảng bá hình ảnh và dịch vụ truyền thống tới khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Trong thời gian qua, Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt chưa thực sự tận dụng được cơ hội này. Các sản phẩm hiện đại chưa được triển khai nhiều và khách hàng chỉ được tiếp cận các sản phẩm hiện tại chủ yếu thông qua quảng bá và giới thiệu tại chỗ. Ban lãnh đạo ngân hàng cần nhận thức được những hạn chế này và nắm bắt được cơ hội từ sự phát triển của môi trường công nghệ để đẩy mạnh thu từ dịch vụ.

62

Môi trường văn hóa xã hội

Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt có trụ sở chính tại địa chỉ 375-377 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Trụ sở ngân hàng nằm giữa khu vực dân cư đông đúc có khu chợ với nhiều hộ kinh doanh tiểu thương và tương đối gần các tòa nhà văn phòng lớn trên đường Hoàng Quốc Việt cùng một số trường học và khu đô thị. Hiện nay, đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các tiểu thương, cán bộ hưu trí và sinh viên các trường đại học. Dựa trên đặc điểm của các đối tượng khách hàng này, chi nhánh đã chú trọng phát triển các sản phẩm truyền thống và dễ tiếp cận, dễ sử dụng như: các sản phẩm huy động vốn dân cư, các sản phẩm cho vay hộ sản xuất kinh doanh, các sản phẩm thẻ, dịch vụ thông báo số dư qua điện thoại SMS banking. Các sản phẩm nhờ thu, internet banking, thanh toán hóa đơn, nạp thẻ điện thoại qua tin nhắn, thanh toán lương cho các công ty ... chưa thực sự phát triển. Để gia tăng các sản phẩm dịch vụ và đối tượng khách hàng, chi nhánh đã triển khai mở rộng những chương trình phát hành thẻ liên kết sinh viên với các nhà trường hoặc phát triển đại lý thanh toán POS tại các quận huyện khác trong thành phố.

Môi trường toàn cầu

Thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ IX về đàm phán gia nhập WTO và Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, sau gần 12 năm đàm phán, ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào WTO.Tuy nhiên, thực tế là từ đầu những năm 90, Việt Nam đã cho phép các ngân hàng nước ngoài được vào hoạt động dưới hình thức như văn phòng đại diện, mở chi nhánh và thiết lập liên doanh với ngân hàng thương mại của Việt Nam. Điều đó cho thấy chủ trương mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đã được bắt đầu từ rất sớm nhằm thúc đẩy quá trình cải cách và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 63)