Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ luật hình sự và Bộ
2.1.1. Thực trạng pháp luật về hoãn thi hành đối với trƣờng hợp áp dụng biện pháp tƣ pháp của Việt Nam
dụng biện pháp tƣ pháp của Việt Nam
Trong luật hình sự Việt Nam hiện hành có quy định những biện pháp tư pháp chỉ dùng để áp dụng cho những người chưa thành niên phạm tội. Cụ thể tại khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự quy định 02 biện pháp tư pháp để áp dụng trong những trường hợp cụ thể đó là giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Đưa vào trường giáo dưỡng. Việc thi hành án đối với 02 biện pháp tư pháp này được quy định cụ thể tại mục 3 (thi hành biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn) và mục 4 (thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng) của luật thi hành án hình sự. Giáo dục tại xã phường là việc Tòa án giao bị án về chính quyền địa phương nơi bị án cư trú để cùng với gia đình bị án áp dụng những biện pháp để giám sát giáo dục nhằm mục đích giúp các bị cáo chưa thành niên nhận thức được lỗi lầm khắc phục sửa chữa. Còn đối với trường hợp đưa vào trường giáo dưỡng thì do bị án không có nơi cư trú rõ ràng hoặc bị án có nơi cư trú rõ ràng nhưng việc giao bị cáo về chính quyền địa phương sẽ không đảm bảo được việc giáo dục và răn đe bị án. Buộc Tòa án phải áp dụng biện pháp tách bị cáo ra khỏi đời sống xã hội để có cơ hội cho bị cáo có thời gian cải tạo và hoàn lương. Cũng chính vì đặc thù của biện pháp tư pháp này nên việc thi hành nó cũng cần có những điều kiện về thời gian nhất định. Và chính vì vậy trên trực tế việc hoãn thi hành đối với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cũng đã được đặt ra.
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có thể là kết quả của 02 hoạt động khác nhau, thứ nhất đó là hoạt động tư pháp với quyết định của Hội đồng xét xử tại tòa, thứ hai đó là quyết định hành chính trước đây là thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng hiện nay theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện. Cùng là biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và hiện tại đểu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhưng đây lại là 02 hình thức khác nhau. Nếu là quyết định hành chính thì trình tự thủ tục và các điều kiện phải tuân thủ theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định số
142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 của Chính phủ quy định về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013. Còn nếu là biện pháp tư pháp được quy định trong luật hình sự Việt Nam và được Tòa án áp dụng thì được quy định tại nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 ướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Và hiện tại thì được quy định tại mục 4 của luật thi hành án hình sự. Ở đây ta đi nghiên cứu trường hợp biện pháp tư pháp được Tòa án áp dụng thì được quy định trong luật thi hành án hình sự. Tại Điều 125 Luật thi hành án hình sự có quy định về hoãn thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo đó có hai trường hợp có thể được hoãn đó là "Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể đi lại" và "Có lý do chính đáng khác cản trở việc thi hành biện pháp giáo dưỡng". Theo quy định này không quy định những người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có thể được miễn chấp hành như trường hợp được quy định tại luật xử lý vi phạm hành chính.
Đối chiếu những quy định trên thì thấy rằng quy định việc hoãn việc chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có vẻ không có khác nhau. Nhưng nếu so sánh để đánh giá thì thấy có rất nhiều điều khác biệt.
+ Điều đầu tiên ta dễ nhân thấy nhất là trong trường hợp những người bị đưa vào trường giáo dưỡng như một biện pháp hành chính thì có thể được miễn chấp hành biện pháp này nếu đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hay mắc bệnh hiểm nghèo. Còn đối với trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quyết định của Hội đồng xét xử thì không có được những quyền lợi này.
+ Điểm khác biệt thứ hai đó là quy định "Có lý do chính đáng khác cản trở việc thi hành biện pháp giáo dưỡng được Trưởng Công an cấp huyện xác nhận". Quy định này sẽ tạo cách hiểu không thống nhất giữa các cơ quan dẫn đến sẽ có sự áp dụng không thống nhất. Đây cũng là sự khác biệt giữa hai trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
+ Điều khác biệt tiếp theo nằm ở những quy định sau khi hết thời gian hoãn dẫn đến việc áp dụng việc hoãn thi hành án đối với những đối tượng bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng của Tòa án là hết sức hạn chế. Đó là quy định về trường hợp những người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng vì một lý do nào đó khi bắt đầu đi thi hành thi họ lại trên 18 tuổi. Nếu là quyết định hành chính thì quyết định hành chính này được điều chỉnh bởi khoản 3 Điều 132 Luật xử lý vi phạm hành chính điều khoản này quy định:
Đối với người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu khi truy tìm được mà người đó đã đủ 18 tuổi thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc [38].
Quy định này xuất phát từ chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của Trường giáo dưỡng. Theo đó trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục và nuôi dưỡng những học sinh khi bắt đầu vào trường là dưới 18 tuổi (Điều 1 Quy chế của Trường giáo dưỡng.)
Còn nếu là biện pháp tư pháp được quy định trong luật và được Tòa án áp dụng thì không có quy định nào điều chỉnh trong những trường hợp người bị áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng khi đưa vào trường trên 18 tuổi như trên dẫn đến sự vướng mắc khi thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng của Tòa án trong trường hợp người bị kết án đưa vào trường giáo dưỡng bỏ trốn đến khi trên mười tám tuổi thì mới phát hiện bắt giữ. Hoặc họ có những điều kiện để được hoãn thi hành và thời gian hoãn của họ có thể kéo dài cho đến khi họ trên 18 tuổi. Bởi tuy là 02 hình thức khác nhau nhưng trong quá trình thực hiện thì lại là 01 cơ quan đó là trường giáo dưỡng và trường giáo dưỡng
này không có những quy chế riêng cho những trường hợp đi thi hành theo quyết định của Tòa án. Chính vì việc thiếu quy phạm điều chỉnh trong trường hợp người bị kết án bị tòa án áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng này đã dẫn đến những vướng mắc nhất định trong quá trình thực thi pháp luật.