Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ luật hình sự và Bộ
2.3. CƠ CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM
SỰ Ở VIỆT NAM
"Cơ chế thực hiện pháp luật vận hành thông qua các hình thức thực hiện pháp luật và được cụ thể hóa bởi các hình thức đó". "Bản chất của việc thực hiện pháp luật là sự chuyển hóa các yêu cầu chung được xác định trong các nguyên tắc và quy phạm pháp luật vào trong các hành vi cụ thể của các chủ thể". Qua những định nghĩa trên có thể rút ra cơ chế thực hiện pháp luật về hoãn thi hành án hình sự được thể hiện bởi hành vi của các chủ thể. Và theo pháp luật về hoãn thi hành án hình sự thì có một số yếu tố tác động đến cơ chế thi hành pháp luật thi hành án hình sự như sau:
- Chủ thể có quyền đề nghị cho bị án được hoãn thi hành án bao gồm bị án, người thân thích của bị án, Cơ quan thi hành án hình sự, Viện kiểm sát, và Tòa án.
- Chủ thể quyết định là Chánh án Tòa án nơi ra quyết định thi hành án. Theo đó Chánh án Tòa án căn cứ vào các tài liệu và văn bản đề nghị của các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định đồng ý hoặc không đồng ý cho người bị kết án được hoãn thi hành án.
- Cơ quan giám sát các hoạt động này là Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp.
- Cơ quan có quyền kiến nghị hủy quyết định hoãn thi hành án là Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án đã ra quyết định hoãn thi hành án.
- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong hoạt động hoãn thi hành án hình sự: Đây là yếu tố tạo nên sự chặt chẽ trong việc ra quyết định cũng như việc quản lý đối với người bị kết án được hoãn thi hành án hình sự. Nhưng chính sự kết hợp này lại làm giảm đi hiệu quả của hoạt động giám sát của cơ quan có thẩm quyền giám sát với các chủ thể thực thi hoạt động thi hành án.
- Cơ chế kiểm sát giám sát trong hoạt động hoãn thi hành án hình sự: Cơ chế giám sát trong lĩnh vực này chưa mang đến sự minh bạch và hiệu quả bởi chính sự phối hợp chặt chẽ đôi khi mang tính tình cảm giữa các cơ quan thực thi và cơ quan giám sát.