Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ luật hình sự và Bộ
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM VIỆT NAM
Theo trình tự để 01 bản án quyết định hình sự đi vào thực tế thì sau khi bản án có hiệu lực cơ quan có thẩm quyền cụ thể là Tòa án nơi có thẩm quyền sẽ ra quyết định thi hành án để thi hành quyết định của bản án. Quyết định của bản án có thể là hình phạt hoặc có thể là biện pháp tư pháp (đối với người chưa thành niên phạm tội). Sau khi ra quyết định thi hành án đa phần những quyết định đó sẽ được thi hành ngay bằng một hay nhiều cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tính hiệu lực của bản án và tính pháp chế của pháp luật. Nhưng trong một số trường hợp (trong luật đã có quy định) cơ quan đang có nhiệm vụ thi hành án có thẩm quyền xem xét lập hồ sơ đề nghị Tòa án cho người bị kết án được hoãn thi hành án hình sự. Theo quy định tại điều 28 của Bộ luật hình sự thì trong luật hình sự Việt Nam tồn tại 07 hình phạt chính, 07 hình phạt phụ và 04 biện pháp tư pháp, do đặc thù của từng loại hình phạt mà có rất nhiều hình phạt việc thi hành án không được đặt ra và việc hoãn thi hành án không được đặt ra. Nhưng cũng có những hình phạt việc thi hành án hình sự vẫn được quy định rất cụ thể rõ ràng nhưng hoãn thi hành án thì lại không có quy định. Hơn nữa trong pháp luật về thi hành án nói riêng và pháp luật về hình sự nói chung hiện tại chưa có khái niệm cụ thể về hoãn thi hành án hình sự. Để hiểu rõ hơn đặc điểm của từng loại hình phạt và ý nghĩa của quy định về hoãn thi hành án đối với từng loại hình phạt đó tác giả sẽ chia ra từng nhóm cụ thể như nhóm các biện pháp tư pháp; nhóm các hình phạt không phải là hình phạt tù; và nhóm các hình phạt tù từ đó phân tích từng nhóm các biện pháp chế tài để đưa ra kết luận về ý nghĩa của việc hoãn thi hành án đối với từng nhóm chế tài và một số chế tài cụ thể.