Thực trạng pháp luật về hoãn thi hành án đối với những hình phạt không phải là phạt tù của Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự Việt Nam (Trang 51)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ luật hình sự và Bộ

2.1.2.Thực trạng pháp luật về hoãn thi hành án đối với những hình phạt không phải là phạt tù của Việt Nam

hình phạt không phải là phạt tù của Việt Nam

Như phân tích ở trên, trong hệ thống những hình phạt được quy định tại điều 28 của Bộ luật hình sự bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung bao gồm: Hình phạt chính: Cảnh cáo, Phạt tiền, Cải tạo không giam giữ, Trục xuất, Tù có thời hạn, Tù chung thân, Tử hình. Và hình phạt bổ sung gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, Cấm cư trú, Quản chế, Tước một số quyền công dân, Tịch thu tài sản, Phạt tiền khi không phải là hình phạt chính, Trục xuất khi không phải là hình phạt chính. Đối với những hình phạt trên thì có rất nhiều hình phạt do đặc thù của hình phạt đó mà hoạt động thi hành án hình sự không được đặt ra và đương nhiên thì việc hoãn thi hành án cũng không được đặt ra như hình phạt cảnh cáo. Cũng có một số hình phạt hoạt động thi hành án vẫn tiến hành nhưng việc hoãn thi hành án hình sự cũng lại không xảy ra. Như hình phạt cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, quản chế, cấm cư trú. Cũng lại có những hình phạt thì pháp luật không quy định việc hoãn thi hành án như hình phạt trục xuất, hình phạt này theo pháp luật Việt Nam quy định chỉ có hình thức lưu trú. Và có hình phạt thì do đặc thù đã chuyển sang cho cục thi hành án hoặc chi cục thi hành án dân sự như hình phạt tiền (Điều 2 Luật thi hành án dân sự).

Chính vì vậy việc nghiên cứu chế định hoãn thi hành án cũng chỉ tập trung vào một số hình phạt nhất định như các hình phạt tù và hình phạt tử hình. Ở phần này ta đi nghiên cứu chế định hoãn thi hành hình phạt tử hình được quy định trong pháp luật Việt Nam. Tử hình là hình phạt đặc biệt có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất tước bỏ quyền được sống của người bị kết

án, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng [21, tr. 248]. Và theo Điều 35 của Bộ luật hình sự Việt Nam thì:

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân [30]

Như vậy theo pháp luật Việt Nam thì hình phạt tử hình chỉ có thể được áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và không thuộc những trường hợp được loại trừ tại Điều 35 của Luật hình sự. Khi đã áp dụng hình phạt tử hình đối với người bị kết án thì thủ tục thi hành hình phạt tử hình cũng hết sức chặt chẽ. Thủ tục này được quy định tại Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Điều luật này quy định Việc thành lập hội đồng thi hành án tử hình, việc kiểm tra các điều kiện trước khi thi hành án tử hình. Và trong điều luật này cũng nêu ra những thủ tục Hội đồng thi hành án phải làm nếu người bị kết án tử hình đáp ứng các quy định tại Điều 35 luật hình sự đó là hoãn thi hành án tử hình để tiến hành các thủ tục cần thiết. Như vậy tuy đây không phải là điều luật quy định trực tiếp những điều kiện được hoãn thi hành án tử hình nhưng như chúng ta thấy rằng những quy định này cũng đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc Hội đồng thi hành án tử hình hoãn việc thi hành án tử hình tuy rằng những quy định này vẫn nằm tại một văn bản thuộc luật hình thức mà đáng ra nó phải được quy định tại một văn bản thuộc luật nội dung. Đến Điều 58 Luật thi hành án hình sự đã có điều chỉnh phù hợp bằng việc đưa những quy định về hoãn thi hành án tử hình trở về với luật nội dung. Tại điều luật này đã quy định:

Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp sau:

a) Người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự;

b) Có lý do bất khả kháng;

c) Ngay trước khi thi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết mới về tội phạm [36].

Theo quy định này sẽ có 03 căn cứ để hoãn thi hành án tử hình. Thứ nhất là người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự, căn cứ này đã tương đối rõ ràng. Thứ hai đó là có lý do bất khả kháng, lý do bất khả kháng ở đây có thể do khách quan như thiên tai hay do điều kiện kỹ thuật hoặc cũng có thể do yếu tố con người như thành phần hội đồng thi hành án tử hình. Lý do thứ ba thì xuất phát từ mục đích tạo điều kiện cho người bị kết án có thể lập công chuộc tội và cũng là tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố đấu tranh với tội phạm được tốt hơn. Và cũng trong điều luật này đã giao quyền cho Hội đồng thi hành án có thể quyết định hoãn việc thi hành án tử hình. Quy định này vừa đảm bảo tính kịp thời cấp bách cũng như tính trách nhiệm của Hội đồng thi hành án tử hình.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự Việt Nam (Trang 51)