Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ luật hình sự và Bộ
2.1.3.2. Hoãn thi hành hình phạt tù có thời hạn
Đây là phần được các nhà làm luật hết sức quan tâm bởi trong thực tế mỗi năm có hàng nghìn trường hợp bị án được hoãn thi hành án.
Bảng 2.1: Số liệu hoãn thi hành án các năm từ 2009 - 2013
2009 2010 2011 2012 2013
Quyết định thi hành án 105.362 88.157 97.523 116.992 123.670 Quyết định hoãn thi hành án 7.547 7.772 6.951 2.094 2.216
Tính tỉ lệ phần trăm theo từng năm. Năm 2009: 7,1629% Năm 2010: 8,8161% Năm 2011: 7,1275% Năm 2012: 1,7899% Năm 2013: 1,7919%
Tính theo tỷ lệ phần trăm thì số lượng bị án được hoãn thi hành án chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số bị án phải thi hành án phạt tù. Nhưng với con số 26580 bị án được hoãn thi hành án trong vòng 05 năm trên phạm vi toàn quốc, đã cho thấy đã có rất nhiều trường hợp người bị kết án phạt tù được các Tòa án có thẩm quyền cho hoãn thi hành án. Và chế định hoãn thi hành án đã phần nào phát huy những giá trị của nó thể hiện được tính nhân đạo trong pháp luật hình sự.
Một so sánh nữa để thấy rõ được vai trò của các chế định hoãn thi hành án đó là so sánh số lượng các trường hợp được hoãn thi hành án với một số biện pháp tha miễn khác như tạm đình chỉ thi hành án hay miễn chấp hành hình phạt.
Bả ng 2.2: Số liệ u hoãn thi hành án hình sự , tạ m đ ình chỉ
thi hành án hình sự, miễn chấp hành án hình phạt
Năm Số quyết định hoãn thi hành án đình chỉ thi hành án Số quyết định tạm chấp hành hình phạt Số quyết định miễn
2009 7547 4762 500
2010 7772 4449 468
2011 6951 4044 192
2012 2094 1068 48
2013 2216 1054 77
Qua bảng thống kê ta thấy được phần nào số lượng quyết định hoãn thi hành án hàng năm có tính vượt trội so với những trường hợp người bị kết án được hưởng những biện pháp tha miễn khác. Đây cũng có thể xuất phát từ việc căn cứ để cho hoãn thi hành án là đơn giản hơn so với những trường hợp tha miễn khác. Cũng có thể từ đối tượng thuộc diện để được hoãn thi hành án hình sự rộng hơn. Có thể lý do này hay lý do khác nhưng tựu chung lại có thể khẳng định một điều rằng chế định hoãn thi hành án với những quy định ngày càng chặt chẽ và hợp lý đã có những đóng góp nhất định vào việc nâng cao tính nhân đạo của pháp luật hình sự và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Và cũng thông qua những thống kê trên chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về những đóng góp của các quy định của pháp luật về hoãn thi hành án và có những đánh giá những giá trị đích thực của các quy phạm pháp luật.
Nhận thức rõ được ý nghĩa của chế định này nên ngoài những quy định chung về hoãn thi hành án phạt tù được quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự 1999 thì còn có khá nhiều những quy phạm điều chỉnh về lĩnh vực này. Hơn nữa khi giải quyết vấn đề này cũng cần phải tham chiếu đến tương đối nhiều những quy phạm ở những văn bản pháp quy ở nhiều ngành lĩnh vực khác. Đôi khi việc áp dụng hay tham chiếu đó cũng là do kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp làm công việc thi hành án hình sự chứ chưa có những hướng dẫn cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền. Dẫn đến sự chưa thống nhất trong việc giải quyết việc hoãn thi hành án ở các Tòa án. Để cụ thể hơn về những vấn đề trên và cũng để có căn cứ đưa ra những giải pháp đồng bộ thống nhất nhằm áp dụng và hướng dẫn áp dụng đúng những quy phạm hiện có và đưa ra những bổ sung kịp thời những phần thiếu sót trong các quy phạm về hoãn thi hành án. Chúng ta cùng nhau phân tích cụ thể hơn về những quy phạm pháp luật về hoãn thi hành án hiện hành.
Phải kể đến đầu tiên trong chế định hoãn thi hành án hình phạt tù có thời hạn đó là Điều 61 Bộ luật hình sự. Nội dung của điều luật trên như sau:
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục; b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm [30].
"Người bị kết án có thể được hoãn chấp hành hình phạt" đây là việc điều chỉnh cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa trong chế định này. Thay vì quy định Chánh án có thể tự mình hoặc theo đề nghị "cho" hoãn thi hành án thì nay quy định người bị kết án "có thể" được hoãn chấp hành hình phạt. Tôi xin nhấn mạnh từ có thể bởi ngoài những yếu tố như bệnh tật, đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, lao động duy nhất hay vì lý do công vụ thì người bị kết án còn phải đáp ứng một số điều kiện khác để được hoãn chấp hành hình phạt. Tại tiểu mục 7.1 mục 7 nghị quyết 01/HĐTP-TANDTC ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán đã giải thích cụ thể những điều kiện trên. Điều luật này đã giải thích như sau:
Người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hoãn chấp hành hình phạt tù [45].
Đây là điều kiện chung mà người bị kết án cần phải có nếu muốn được hoãn chấp hành hình phạt tù ngoài những điều kiện riêng biệt như bệnh tật, mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, lao động duy nhất hay vì lý do công vụ. Để hiểu rõ hơn về điều kiện chung này ta đi xem xét kỹ từng điều kiện một để hiểu được một người bị kết án phạt tù muốn được hoãn thi hành án thì cần phải có những điều kiện gì.
Điều kiện đầu tiên là: Họ có nơi làm việc hoặc nơi cư trú ổn định. Theo quy định này thì người bị kết án chỉ cần có một trong hai điều kiện đó là nơi làm việc hoặc nơi cư trú ổn định là thỏa mãn. Quy định này đưa ra với mục đích để cho cơ quan có thẩm quyền có thể quản lý và giám sát người được hoãn thi hành án nếu họ có bất kỳ biểu hiện trốn tránh hay có những hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền có thể nắm bắt được ngay để có những biện pháp phối kết hợp bắt người đó đi thi hành án tránh những hành vi vi phạm pháp luật tiếp theo của người bị kết án. Và tránh việc người bị kết án không thi hành án ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bản án đã có hiệu lực pháp luật. Một ý nghĩa nữa của quy định này đó là trong trường hợp người bị kết án xin hoãn thi hành án với lý do là lao động duy nhất thì họ cần phải có một công việc tạo ra thu nhập để làm nguồn nuôi sống người thân và gia đình họ. Vậy như thế nào được gọi là nơi làm việc ổn định hoặc nơi ở ổn định? Chúng ta cần nhấn mạnh là ổn định chứ không phải cố định. Được coi là ổn định khi nơi làm việc hoặc nơi ở của họ không có những dấu hiệu bị thay đổi hoặc nếu có thì sự thay đổi đó là không đáng kể và không gây khó khăn cho cơ quan quản lý người bị kết án. Và cũng cần xác định là nơi làm việc hoặc nơi cư trú của họ ổn định trong giai đoạn nào? Vì chúng ta đang xét các điều kiện để cho họ được hoãn thi hành án và những điều kiện này đảm bảo cho việc hoãn thi hành án của họ vừa đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật nhưng không gây khó khăn cho cơ quan quản lý người bị kết án. Có nghĩa là sự ổn định đó kéo dài trong quá trình người đó được hoãn thi hành án. Nhưng đó lại là khoảng thời gian ở tương lai nên không thể xác định chắc
chắn và cụ thể buộc các cơ quan có thẩm quyền và cụ thể ở đây là Tòa án cần phải căn cứ vào quá khứ và hiện tại để dự đoán về khoảng thời gian trong tương lai đó.
Trước tiên ta xét về giả thiết thứ nhất đó là nơi làm việc ổn định. Nơi làm việc của 1 người có thể là một tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan nhà nước hay những tổ chức xã hội tổ chức xã hội nghề nghiệp tổ chức phi chính phủ…) hay đối với một số trường hợp người bị kết án là lao động tự do như xe ôm, bán nước, hay phụ hồ… thì chỉ có thể là một địa điểm cụ thể nào đó.
Đối với những trường hợp người bị kết án đang làm việc tại một cơ quan tổ chức nào đó thì sự ổn định của nơi làm việc được thể hiện qua những yếu tố như sự ổn định của trụ sở cơ quan tổ chức đó và sự ổn định của người bị kết án với cơ quan tổ chức đó, điều này có thể căn cứ vào hợp đồng lao động, hay quyết định tuyển dụng. Nếu là hợp đồng lao động thì theo quy định tại bộ luật lao động thời gian của hợp đồng lao động bao gồm 3 tháng, 6 tháng hoặc hợp đồng lao động không có thời hạn. Vậy với hợp đồng có thời hạn bao nhiêu lâu thì có thể được coi là ổn định, không có quy định nào đưa ra thời hạn này.
Còn trường hợp những người lao động đang làm những công việc tự do như xe ôm, phụ hồ hay bán hàng nước thì việc xác định này sẽ gặp không ít khó khăn bới theo tính chất công việc của họ thì thực tế họ có làm những công việc đó vì cuộc sống hàng ngày và thực tế những công việc đó đã đem đến nguồn thu để họ nuôi sống bản thân và gia đình họ. Thế nhưng như một người bán hàng nước vỉa hè thì họ có thể coi là nơi làm việc ổn định không khi quanh năm suốt tháng họ chỉ ngồi ở đó và làm công việc đó. Đồng ý là có thể coi là ổn định nhưng họ làm như thế nào để chứng minh được sự ổn định đó của mình. Vì theo quy định thì nếu họ làm đơn xin hoãn thi hành án thì chính họ phải có trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng minh những điều của mình. Nếu không chứng minh được thì coi như họ không có đủ điều kiện.
Nếu như với những người làm tại các cơ quan tổ chức có tư cách pháp nhân thì họ có thể xin xác nhận của cơ quan tổ chức nơi họ làm việc về những vấn đề liên quan để làm chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Và nếu cần làm sáng tỏ vấn đề gì Tòa án có thể tiến hành xác minh tại các cơ quan tổ chức đó. Còn đối với những người làm lao động tự do đó thì ai có thể xác nhận cho họ việc họ đang làm công việc gì.
Giả thiết thứ hai đó là nơi ở ổn định, theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú thì:
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú [34].
Như vậy theo quy định này thì nơi ở hay gọi cách khác là nơi cư trú của một người có thể là một trong ba trường hợp sau:
1- Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú. 2- Nơi đăng ký tạm trú
3- Nơi người đó đang sinh sống.
- Ai là người có thể xác định được tính ổn định của người bị kết án trong trường hợp này?
Điều kiện thứ hai là: không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn.
Để hiểu rõ hơn về điều kiện này ta đi tìm hiểu như thế nào là dấu hiệu chứng tỏ họ bỏ trốn. Việc bán nhà để chuyển đi nơi khác có phải là bỏ trốn không? Không có mặt tại nơi cư trú có phải là bỏ trốn không? Tôi khẳng định là không hẳn bởi nếu họ bán nhà chuyển đi nơi khác mà họ vẫn tuân thủ những quy định của luật cư trú thì không thể gọi là họ bỏ trốn. Họ không có mặt tại nơi cư trú nhưng trước khi đi họ có trình báo về việc họ đi, họ có thông báo tạm vắng và khai báo tạm trú tại nơi mới thì không thể nói là họ có dấu hiệu bỏ trốn.
Ta xét một trường hợp tương tự đó là trường hợp người bị kết án đi khỏi nơi cư trú không khai báo tạm vắng, cơ quan thi hành án hình sự sau khi 03 lần tiến hành lập biên bản về việc không có mặt tại nơi cư trú và người nhà cũng không biết họ đi đâu thì cơ quan công an có công văn yêu cẩn Tòa án làm thủ tục để yêu cầu công an ra quyết định truy nã đối với người bị kết án vì lý do họ bỏ trốn. Từ thực tế này ta có thể nhìn nhận và đưa ra giải thích cho câu hỏi, như thế nào gọi là dấu hiệu bỏ trốn? Dấu hiệu bỏ trốn là vắng mặt tại nơi cư trú mà không trình báo, người nhà không biết là đi đâu.
Nếu người bị kết án đi khỏi nơi cư trú không khai báo tạm vắng khi cơ quan thi hành án đến xác minh thì người nhà cung cấp thông tin là họ đang sinh sống và làm việc tại một địa chỉ cụ thể nào đó. Trong trường hợp này trên thực tế các cơ quan thi hành án đã tiến hành vận động người bị kết án và gia đình họ động viên họ để họ trở về thi hành án. Nếu họ không về thì cơ quan thi hành án phải tiến hành những thủ tục gì. Liệu cơ quan thi hành án hình sự có phải đi xác minh tại địa chỉ người nhà họ cung cấp hay không?
Hơn nữa khi xem xét quy phạm này thì ta thấy đây là quy phạm mang tính cảm tính không có căn cứ xác định cụ thể rõ ràng. Chính vì vậy có thể sẽ
dẫn đến những cách hiểu khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc hoãn thi hành án. Rất có thể các chủ thể được quyền đề nghị Tòa án xem xét hoãn thi hành án cho rằng một người bị kết án A nào đó với những điều kiện nhất định thỏa mãn điều kiện trên nhưng Tòa án cơ quan ra quyết định lại không cho rằng như vậy. Thậm chí Tòa án cho rằng như vậy nhưng Viện