Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ luật hình sự và Bộ
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH HOÃN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
DỤNG CHẾ ĐỊNH HOÃN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
- Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức
Trong quá trình quản lý những bị án được hoãn thi hành án tại địa phương theo luật hiện hành thì chính quyền địa phương là cơ quan được giao quản lý (Ủy ban nhân dân cấp xã). Nhưng thực tế Ủy ban nhân dân cấp xã không có một cán bộ chuyên trách quản lý những người được hoãn thi hành án này, phần việc này thường được giao cho cán bộ tư pháp quản lý. Trên thực tế một Ủy ban nhân dân cấp xã thông thường chỉ có 01 biên chế là cán bộ tư pháp với rất nhiều nhiệm vụ phải đảm đương. Hoạt động quản lý đối với người bị kết án được hoãn thi hành án không thường xuyên có nên cũng ít được quan tâm chính vì vậy tính chuyên sâu là không cao. Hơn nữa trong luật hình sự và các văn bản hướng dẫn cũng chưa có những quy phạm giao cho cơ quan quản lý bị án những quyền hạn để có thể đảm bào thực hiện được nhiệm vụ này. Chính vì những lẽ trên nên việc quản lý đối với những bị án đang được hoãn thi hành án không chặt chẽ.
Như phần trên đã nêu về vai trò và ý nghĩa của chế định hoãn thi hành án từ đó khẳng định chế định hoãn thi hành án là không thể thiếu trong luật hình sự. Nhưng để chế định này phát huy được hết những giá trị của nó đồng thời hạn chế được những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực thi các quy phạm này thì cần phải có những nghiên cứu và đưa ra những phương pháp hợp lý để một mặt tạo điều kiện cho những người thực sự có những hoàn cảnh khó khăn cần được hoãn thi hành án được hoãn thi hành án. Và sau khi hoãn thi hành án họ (những người được hoãn thi hành án) cảm thấy rõ được tính chất nhân đạo của nhà nước đã giành cho họ nhưng họ cũng nhận thức được tính nghiêm minh của pháp luật để họ tự giác đi thi hành án và từ đó họ không có những hành vi vi phạm pháp luật nào khác nữa.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại một số tòa án cấp huyện ở Hà Nội và một số tòa án tỉnh thì tôi thấy có một số trường hợp sau khi được hoãn thi
hành án người bị kết án đã không còn ở tại nơi cư trú nữa. Họ đã chuyển đi nơi khác mà cơ quan quản lý họ không biết họ chuyển đi đâu và chuyển đi khi nào. Nguyên nhân của việc này chủ yếu là sự không sát sao nói đúng hơn là không thể sát sao của cơ quan quản lý người bị kết án được hoãn thi hành án. Và để khắc phục nhược điểm này tôi đề xuất cần xây dựng hành lang pháp lý để xây dựng một cơ quan quản lý người bị kết án được hoãn thi hành án. Cơ quan này sẽ có nhiệm vụ chính là quản lý những người bị kết án được hoãn thi hành án. Đồng thời cơ quan này sẽ phối hợp với ủy ban nơi người bị kết án đang cư trú để quản lý chặt chẽ hơn.
- Hoàn thiện về nhân sự
Hoàn thiện về nhân sự tại Tòa án: thực trạng tình hình nhân sự làm công tác thi hành án nói chung của các Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn Hà Nội nói riêng và trên toàn quốc nói chung đa phần là chỉ có một cán bộ tòa án (chức danh thư ký) làm kiêm nhiệm cùng với những nhiệm vụ khác, mà không có cán bộ làm công tác thi hành án hình sự chuyên biệt. Còn đối với các tòa án cấp tỉnh thì có thể có 02 đến 03 cán bộ của phòng Giám đốc kiểm tra làm công việc này. Mà trong phần thi hành án hình sự tại tòa án thì việc xem xét giải quyết và quản lý việc hoãn thi hành án hình sự chỉ là một mảng ngoài ra cán bộ làm công tác thi hành án hình sự đó còn phải làm rất nhiều phần việc khác nữa như quản lý và theo dõi án có hiệu lực để ra quyết định thi hành án đảm bảo không có sai sót lọt chậm. Đây có thể coi là công việc chính của mỗi cán bộ làm công tác thi hành án hình sự tại tòa án. Còn với việc xem xét và giải quyết đơn xin hoãn thi hành án thì có thể coi là phần việc quan trọng nhưng không phải là chủ yếu. Do đó sẽ dễ dẫn đến việc ít quan tâm đến những văn bản quy phạm liên quan đến việc hoãn thi hành án. Hệ lụy là kiến thức của cán bộ sẽ không sâu dễ dẫn đến những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Một điều nữa cũng cần quan tâm đến đó là tâm lý của cán bộ làm công tác thi hành án hình sự tại tòa án, đó là rất nhiều cán bộ tòa án khi được phân
công nhiệm vụ làm công tác thi hành án kiêm nhiệm với những công tác khác họ thường coi việc thi hành án hình sự như một phần việc phụ. Do đó mức độ tập trung của họ cho việc thi hành án hình sự chưa cao.
Hoàn thiện về nhân sự của cơ quan quản lý người được hoãn thi hành án. Thực tế hiện tại việc quản lý người bị kết án được hoãn thi hành án đang giao cho Ủy ban nhân dân phường nơi bị án đang cư trú. Và tại Ủy ban nhân dân phường thì nhiệm vụ này được giao cho cán bộ tư pháp. Nhưng thực tế hiện tại chúng ta chưa có bất kỳ quy phạm pháp luật nào trao quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị án đang cư trú để ủy ban cấp xã có thể thực hiện việc quản lý đối với bị án đang được hoãn thi hành án về cư trú tại địa phương. Chính vì vậy cán bộ được giao nhiệm vụ này - thông thường là cán bộ tư pháp - cũng không có cách nào để quản lý đối với bị án đó. Họ chỉ biết nhận quyết định rồi… bỏ vào tủ. Chính vì lý do đó tôi đưa ra đề xuất là cần có một cơ quan quản lý người bị kết án được hoãn thi hành án độc lập với thẩm quyền được đề nghị xem xét việc hoãn thi hành án hoặc đề nghị Tòa án hủy quyết định hoãn thi hành án nếu có căn cứ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
1. Qua nghiên cứu những quy phạm pháp luật thực định về hoãn thi hành án hiện hành ta thấy còn một số vấn đề cần hoàn thiện nhằm mục đích đảm bảo được việc hoãn thi hành án đúng người tránh tình trạng lợi dụng chính sách khoan hồng của nhà nước để xét hoãn không đúng đối tượng. Mặt khác cũng tạo khung pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền có sự áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
2. Qua thực tế đang diễn ra thấy cần thiết kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, hoàn thiện về cơ quan quản lý người bị kết án và hoàn thiện về quy phạm giao thêm quyền cho các cơ quan quản lý người hoãn thi hành án. Đồng thời giao thêm những ràng buộc đối với người được hoãn thi hành án.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện chế định hoãn thi hành án hình sự có thể coi là một đòi hỏi bức thiết trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Bởi chế định hoãn thi hành án hình sự không chỉ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung chung mà còn góp phần vào việc thực hiện những cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia và ký kết.
Trên thực tế hiện nay cho thấy việc giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hoãn thi hành án hình sự vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc và bất cập. Những vướng mắc và bất cập này ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu đảm bảo công bằng và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
Với mục tiêu là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, khắc phục những vướng mắc và bất cập còn tồn tại trong lĩnh vực hoãn thi hành án, luận văn đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị của các công trình khoa học khác. Từ đó luận văn phân tích có hệ thống những vấn đề về lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam; thông qua đó luận văn có những đánh giá và đề xuất nhằm hoàn thiện chế định này ở Việt Nam. Cụ thể luận văn đã đạt được một số mục tiêu sau:
- Đưa ra khái niệm tương đối hoàn chỉnh về hoãn thi hành án hình sự, phân biệt hoãn thi hành án đối với một số trường hợp khác.
- Phân tích những quy phạm pháp luật về hoãn thi hành án hiện tại cùng với việc xem xét các quy phạm pháp luật về hoãn thi hành án đã có từ trước. Từ đó xem xét tính truyền thống và tính lịch sử trong chế định hoãn thi hành án hình sự hiện hành.
- Tham khảo các quy phạm pháp luật của một số nước có những bề dày về lịch sử lập pháp, bề dày về lịch sử phát triển cũng như có những điểm
tương đồng về chính trị và văn hóa. Để từ đó có những so sánh để nêu bật lên tính hợp lý hay bất hợp lý của các quy phạm pháp luật về hoãn thi hành án hình sự của Việt Nam.
- Nêu lên những vướng mắc hạn chế của các quy định về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam.
- Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoãn thi hành án hình sự cả về hình thức lẫn nội dung.
Với thực trạng hiện nay là có rất ít các công trình khoa học nghiên cứu về để tài hoãn thi hành án hình sự (hiện nay ở cấp để tài luận văn chưa có một đề tài nào viết về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam) tác giả mong muốn với việc chọn đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự Việt Nam" sẽ đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc hoàn thiện các quy phạm liên quan đến việc hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam. Đồng thời tạo được một sức hút nhất định đối với các nhà khoa học giới chuyên môn và những người có tâm huyết quan tâm hơn đến chế định hoãn thi hành án hình sự. Một chế định có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền con người và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhà nước của dân do dân, vì dân.