MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự Việt Nam (Trang 111)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ luật hình sự và Bộ

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN

hiện trong quá trình thi hành án. Sau khi có quyết định thi hành án nếu người phải thi hành án chưa đi thi hành án và thuộc một trong số những trường hợp theo luật quy định thì có thể được Tòa án cho hoãn thi hành án. Ngoài những trường hợp đó ra không có ngoại lệ. Là đặc biệt còn bởi nếu người bị kết án được hoãn thi hành án thì có thể là tiền đề để được xem xét miễn chấp hành hình phạt nếu trong quá trình hoãn thi hành án có những tình tiết đặc biệt như lập công, bệnh nặng hoặc gia đình đặc biệt khó khăn. Việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm đảm bảo tính công bằng cho mọi công dân và việc xây dựng luật thi hành án hình sự nhằm đảm bảo sự công bằng cho chủ yếu là những người phải thi hành án. Chính vì vậy việc hoàn thiện một trong những chế định mang tính đặc biệt như chế định hoãn thi hành án hình sự vừa đảm bảo được tính nhân đạo chính sách khoan hồng của nhà nước nhưng cũng không làm mất đi tính công bằng giữa những người phải thi hành án và tính công bằng trong xã hội trong việc người có lỗi phải chịu hình phạt.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN HÀNH ÁN

Từ phân tích về những hạn chế và vướng mắc trong quá trình thực thi các quy định về hoãn thi hành án tại chương II của luận văn, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị để nhằm hoàn thiện hơn những quy phạm về hoãn thi hành án hình sự.

Thứ nhất: Cần luật hóa khái niệm về hoãn thi hành án hình sự để có căn cứ phân biệt hoãn thi hành án với những biện pháp tha miễn khác. Đồng thời cũng có căn cứ để áp dụng đối với những hình phạt cụ thể nhất định.

Thứ hai: Cần bổ sung điều kiện hoãn thi hành án vì lý do con nhỏ hoặc mang thai cho biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Thứ ba: là quy định về điều kiện có thể được hoãn thi hành án đó là "Sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng".

Nhưng như tôi đã phân tích ở phần những vướng mắc thì để có căn cứ xác định một người có hành vi vi phạm pháp luật đến mức nghiêm trọng hay không thì cần phải có thời gian tính bằng nhiều tháng, do vậy sẽ không phù hơn với thủ tục giải quyết hồ sơ đề nghị xét hoãn thi hành án. Theo quan điểm của tôi thì quy định trên có thể thay thế bằng "sau khi bị xử phạt không có căn cứ xác định người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng". Bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp sau khi người bị kết án bị kết án họ có đơn đề nghị Tòa án xem xét cho họ được hoãn thi hành án vì một trong những điều kiện theo luật định. Nhưng cũng trong quá trình đó họ lại có những hành vi mà cơ quan điều tra có căn cứ cho rằng họ có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Và cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với hành vi đó của họ. Trong trường hợp này trên thực tế thông th- ường các Tòa án sẽ không cho người bị kết án này được hoãn thi hành án và bác đơn đề nghị xét hoãn thi hành án của bị án. Với việc bổ sung thêm từ "căn cứ" sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền và cụ thể là Tòa án có thể nhanh chóng đưa ra những quyết định chính xác và có đầy đủ căn cứ pháp lý.

Thứ tư: Theo quy định tại điểm 7.1 mục 7 nghị quyết 01 khi xem xét các điều kiện để cho bị án được hoãn thi hành án thì bị án đó phải thỏa mãn đ- ược 01 điều kiện đó là "không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn". "Họ" ở đây là người bị kết án, với những phân tích ở phần những vướng mắc tôi đã đưa ra những hạn chế của quy phạm này và tính cần thiết hay không của quy phạm này. Chính vì vậy tôi đưa ra kiến nghị là loại bỏ điều kiện này ra khỏi những điều kiện để được hoãn thi hành án và đa vào thêm điều kiện về ý thức chấp hành pháp luật của bị án.

Thứ năm: Quy định trong trường hợp hoãn thi hành án vì mang thai hay nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trước tiên cần nhìn nhận về ý nghĩa của chế định này và một lần nữa khẳng định về tính nhân đạo của chế định này và đối tượng mà chế định này hướng tới bảo vệ không chì là phụ nữ mà chủ đạo là trẻ em. Vậy thì với quy định như hiện hành theo tôi chưa đủ để thể

hiện được mục đích của việc bảo vệ quyền trẻ em. Bởi như tôi đã phân tích ở phần các quy phạm và phần những vướng mắc. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp những đứa trẻ (dưới 36 tháng tuổi) đã không may mắn trong việc không có được sự chăm sóc của người mẹ. Lại có thể thêm một lần nữa không có may mắn khi người bố không thuộc diện có thể được hoãn thi hành án do đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ có thể là phụ nữ). Để khắc phục tình trạng này cũng như để đảm bảo tốt hơn quyền trẻ em theo công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia và ký kết thì tôi đưa ra kiến nghị về việc bổ sung đối tượng có thể được xem xét trong điều kiện nuôi con dưới 36 tháng tuổi bao gồm cả bố đẻ của đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi.

Thứ sáu: Theo quy định của Điều 61 Bộ luật hình sự thì phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định chung trong 01 điều khoản đồng thời có những điều kiện để được hoãn chung nhau. Nhưng theo như những phân tích của tôi tại phần những vướng mắc thì ta thấy đối tượng đang nuôi con dưới 36 tháng và đối tượng đang mang thai là 02 đối tượng có những khác nhau rất lớn cả về thực tế lẫn các điều kiện để được hoãn cho đến những quy định về thời hạn hoãn. Do đó theo tôi cần tách rời 02 trường hợp này. Hoãn vì lý do đang mang thai và hoãn vì lý do đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thành 02 trường hợp riêng biệt để từ đó đưa ra những điều kiện cụ thể cho từng trường hợp. Từ điều kiện được hoãn thi hành án, đối tượng được hoãn thi hành án cho đến thời hạn được hoãn thi hành án. Theo đó thì đối với trường hợp hoãn thi hành án vì lý do đang mang thai thì cần căn cứ vào tuổi thai cụ thể của người bị kết án để từ đó đưa ra thời hạn hoãn thi hành án cho họ cho phù hợp với thực tế. Và thời hạn trên tối đa có thể ấn định là 10 tháng, thời gian này để đảm bảo người bị kết án có thể sinh con.

Còn trường hợp đối với người đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì ngoài việc bổ sung thêm đối tượng có thể được hoãn thi hành án vì lý do này ra thì ta cũng dễ dàng thực hiện theo đúng quy định là cho người bị kết án

được hoãn thi hành án cho đến khi con của bị án đủ 36 tháng tuổi thông qua căn cứ vào ngày sinh của đứa trẻ (con của người bị kết án)

Thứ bảy: Theo quy định tại khoản 2Điều 263 Bộ luật tố tụng hình sự về quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì:

Nếu trong thời gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã cho hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định thi hành án để bắt họ đi chấp hành hình phạt tù. Quyết định thi hành án được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan Công an phải tổ chức bắt, áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù [32].

Và tại khoản 4 Điều 24 Luật thi hành án hình sự quy định cũng quy định: Trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để đề nghị Chánh án Tòa án đã ra quyết định hoãn hủy bỏ quyết định đó. Ngay sau khi có quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án để thi hành án. Trường hợp người được hoãn chấp hành án bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt [33]. Như vậy căn cứ để Tòa án ra quyết định hủy quyết định hoãn thi hành án chỉ là "người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn". Ngoài ra không có căn cứ nào khác để hủy bỏ quyết định hoãn thi hành án.

Còn về quy định bãi bỏ quyết định hoãn thi hành án thì đây là quy định mới được quy định tại Điều 141 Luật thi hành án hình sự điều luật này quy định:

Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, cấp dưới, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự trong việc thi hành án hình sự và cá nhân có liên quan; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án hình sự; chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật [33].

Như vậy quyết định hoãn thi hành án của Tòa án còn có thể bị bãi bỏ nếu việc ra quyết định hoãn đó có vi phạm pháp luật.

Từ những phân tích trên ta thấy một quyết định hoãn thi hành án có thể bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ chỉ bởi ba lý do:

Một là, người bị kết án đang được hoãn thi hành án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Hai là, người bị kết án đang được hoãn thi hành án có dấu hiệu bỏ trốn. Ba là, việc ra quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.

Như tôi đã phân tích ở phần những vướng mắc thì khi căn cứ của việc hoãn thi hành án không còn, ví dụ như hoãn thi hành án do đang nuôi con nhỏ, thì họ không còn nuôi con nhỏ nữa (có thể vì nhiều lý do họ từ chối nuôi con, đứa con của họ đã chết) hay trường hợp hoãn thi hành án do lao động duy nhất (họ không còn là lao động duy nhất nữa) nhưng thời gian hoãn thi hành án của họ vẫn còn. Các cơ quan quản lý người bị kết án đang được hoãn thi hành án biết, Tòa án biết nhưng không có căn cứ nào để yêu cầu họ đi thi hành án. Và để đảm bảo cho việc hoãn thi hành án đúng là một chế định nhân đạo đối với những đối tượng theo đúng quy định tôi kiến nghị cần bổ sung quy định về hủy bỏ quyết định hoãn thi hành án khi căn cứ hoãn thi hành án không còn.

Thứ tám: Như đã phân tích ở phần những vướng mắc trong các quy định về hoãn thi hành án về quy định đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại trong luật hình sự Việt Nam vẫn gọi những người bị kết án phạt tù khi đã có quyết định nhưng chưa đi thi hành án và những người bị kết án sau đó đã đi thi hành án nhưng vì có lý do nhất định được tạm đình chỉ thi hành án ra ngoài xã hội là những người bị kết án đang được tại ngoại. Chính vì đã có những cách hiểu không thống nhất trong cách thức giải quyết những trường hợp cụ thể. Thậm chí không có căn cứ để giải thích cụ thể cho những quyết định của Tòa án. Tại sao trong trường hợp này Tòa án chỉ được phép ra quyết định này còn đối với trường hợp khác thì lại được quyết định khác. Theo tôi nhất thiết phải làm rõ hai trường hợp tại ngoại đó. Và để phân biệt rõ hai trường hợp tại ngoại đó thì ta cần bổ sung quy định trong căn cứ hoãn là "Người bị kết án đang tại ngoại chưa đi chấp hành án" chứ không chỉ là "người bị xử phạt tù đang được tại ngoại" như quy định tại Điều 261 Bộ luật tố tụng hình sự. Hơn nữa để hiểu rõ hơn về quy định như thế nào là "chưa đi thi hành án" cần phải hiểu là từ sau khi bản án có hiệu lực Tòa án ra quyết định thi hành án người bị kết án chưa đi chấp hành án ngày nào. Để phân biệt với việc trong quá trình điều tra truy tố thậm chí là xét xử bị cáo có thể đã bị áp dụng biện pháp tạm giam. Và khi tuyên án thì thời gian tạm giam đó được trừ vào thời gian thi hành án để đưa bị án đó vào diện đã thi hành án một phần.

Thêm một tình huống nữa chúng ta cũng cần có giải thích cụ thể để có cách hiểu thống nhất đó là trường hợp bị án bị tổng hợp một phần hình phạt của bản án cũ. Trong hình phạt đã được tổng hợp của 02 bản tại bản án sau sẽ có toàn bộ hình phạt của bản án trước và một phần hình phạt của bản án trước. Nhưng đây không được coi là đã chấp hành một phần hình phạt và bị án vẫn thuộc diện được hoãn thi hành án. Vì trường hợp này vẫn thỏa mãn điều kiện là trước khi bản án có hiệu lực bị án đang tại ngoại sau khi bản án có hiệu lực thi hành án và có quyết định thi hành án bị án chưa đi thi hành án một ngày nào.

Thứ chín: Như chúng ta đã phân tích ở phần những Vướng mắc trên thì quy định về các tài liệu trong hồ sơ đề nghị hoãn thi hành án của các chủ thể đề nghị hoãn thi hành án (trừ trường hợp là bị án trực tiếp đề nghị xét hoãn cho bản thân) không cần thiết có tài liệu nào thể hiện yêu cầu mong muốn của người bị kết án. Và theo như ví dụ đã đưa ra ở phần trên thì rất có thể có trường hợp các cơ quan làm hồ sơ đề nghị xét hoãn thi hành án cho người bị kết án nhưng bản thân họ không biết việc các cơ quan đang tiến hành những thủ tục liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình. Dẫn đến việc có thể người bị kết án không có mong muốn được hoãn thi hành án nhưng vẫn được Tòa án ra quyết định hoãn thi hành án. Chính vì vậy tôi đề nghị cần bổ sung vào quy định của luật tố tụng cũng như những văn bản dưới luật quy định về việc lấy ý kiến của người bị kết án trước khi đề nghị các chủ thể khác đề nghị Tòa án xét hoãn cho người bị kết án. Cụ thể là bổ sung vào phần tài liệu cần có trong hồ sơ đề nghị hoãn thi hành án văn bản thể hiện quan điểm của người bị kết án đối với việc xét hoãn thi hành án.

Thứ mười: Cần xây dựng những quy phạm tạo điều kiện để thành lập 01 cơ quan quản lý những người bị kết án nhưng được hoãn thi hành án. Đây là một việc làm hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay. Như tôi đã phân tích ở phần trên thì hiện tại trong hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự đã

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự Việt Nam (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)