Hoãn thi hành hình phạt tù chung thân

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự Việt Nam (Trang 54)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ luật hình sự và Bộ

2.1.3.1.Hoãn thi hành hình phạt tù chung thân

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật hình sự Việt Nam thì "Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng" [30].

Còn theo quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự thì:

1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục; b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi… [30].

Và cả theo hướng dẫn tại nghị quyết 01/2007 ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối dao thì:

Người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hoãn chấp hành hình phạt tù:

a) Là người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ…

b) Là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (không phân biệt là con đẻ hay con nuôi), nếu họ bị xử phạt tù lần đầu… [45].

Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự và nghị quyết 01/2007 ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì cứ là hình phạt tù thì bị án có thể được hoãn thi hành án miễn là đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của điều luật và phải đang được tại ngoại tại thời điểm thi hành án.

Và như vậy thì đối chiếu với những quy định của luật thì ta thấy việc hoãn thi hành án đối với người bị kết án tù chung thân hoàn toàn có thể xảy ra nếu người bị kết án thoả mãn đồng thời ba điều kiện sau:

1. Người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn.

2. Bị bệnh nặng hoặc mang thai hay nuôi con dưới 36 tháng tuổi. 3. Người bị kết án tù chung thân được tại ngoại tại thời điểm thi hành án. Điều kiện thứ nhất và điều kiện thứ hai đều có thể xảy ra còn điều kiện thứ ba là liệu đối với những bị can bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể được tại ngoại hay không? Theo điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về các trường hợp tạm giam bị can, bị cáo thì nếu là bị can bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì đa phần sẽ không áp dụng biện pháp tạm giam mà áp dụng những biện pháp khác. Có nghĩa là những đối tượng này có thể được tại ngoại.

Một vấn đề nữa cần xem xét đó là những đối tượng này có thuộc trong những đối tượng không áp dụng hình phạt tù chung thân không? Theo quy

định tại Điều 34 Bộ luật hình sự thì "Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội" [30]. Người chưa thành niên có thể bị bệnh nặng cũng có thể có trường hợp người chưa thành niên mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt chung thân không được áp dụng nên vấn đề hoãn thi hành án đối với hình phạt tù chung thân cũng không đặt ra. Còn lại các trường hợp khác đều có thể bị xử phạt đến mức tù chung thân và nếu có đủ các điều kiện như luật định thì có thể được xem xét việc hoãn thi hành án phạt tù. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây chính từ đặc thù của hình phạt tù chung thân đó là tù không có thời hạn, có nghĩa là không xác định thời điểm kết thúc một cách cụ thể và chỉ khi nào người bị kết án chết thì việc thi hành án của họ mới chấm dứt. (Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi bị kết án tù chung thân được ân xá hoặc đặc xá thành tù có thời hạn). Và đặc thù này dẫn đến trong tâm lý của người bị kết án không xuất hiện tư tưởng đi thi hành án sớm để được ra trại sớm. Rất có thể họ sẽ cố tình bằng mọi cách kéo dài thời gian trước khi đi thi hành án có nghĩa là chậm thời gian bắt đầu thi hành án để họ có thể rút càng ngắn thời gian thực tế chấp hành án của họ. Đây là vấn đề nhà làm luật cần lưu ý để có những biện pháp dự liệu và ngăn ngừa.

Trên thực tế tại Việt Nam tuy có hành lang pháp lý cho việc hoãn thi hành án đối với những trường hợp tù chung thân nhưng việc cho bị án bị kết án tù chung thân được hoãn thi hành án là rất ít.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự Việt Nam (Trang 54)