Từ năm 1985 đến năm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự Việt Nam (Trang 32)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ luật hình sự và Bộ

1.3.3. Từ năm 1985 đến năm

Đây là giai đoạn đất nước tuy đã giành được độc lập thống nhất đất nước nhưng về tình hình hình kinh tế xã hội của đất nước trải qua rất nhiều biến động. Từ việc chuyển đổi từ hình thái kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ việc định hướng quan hệ theo hình thức đóng cửa chỉ giao lưu với những nước xã hội chủ nghĩa sang việc chính sách mở cửa quan hệ với tất cả các nước trên phương diện hợp tác cùng có lợi. Đòi hỏi pháp luật Việt Nam cũng cần có những thay đổi cho phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội của từng giai đoạn. Cũng chính vì vậy mà trong thời kỳ này pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và pháp luật về hoãn thi hành án hình sự Việt Nam nói riêng cũng có những thay đổi liên tục nhằm đáp ứng những yêu cầu của đất nước.

- Luật hình sự năm 1985: Khi Việt Nam có Bộ luật hình sự thì đi cùng với đó chế đinh hoãn thi hành án cũng được quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự với chỉ duy nhất 01 quy định về hoãn thi hành án tại Điều 69 Bộ luật hình sự đó là hoãn thi hành hình phạt tù. Và theo quy định tại điều luật này thì đối tượng được xem xét để được quyền hưởng chế định nhân đạo này chỉ là "Quân nhân" và chỉ trong trường hợp "phạm tội ít nghiêm trọng". Ngoài những điều kiện này thì còn phải thỏa mãn một số những điều kiện khác đó là "do nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu" và "được người chỉ huy từ cấp trung đoàn trở lên đề nghị cho ở lại đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ".

Tại thời điểm này luật chỉ giới hạn những đối tượng được hoãn thi hành án là những quân nhân còn những đối tượng khác thì không phải là đối tượng để xem xét vấn đề hoãn thi hành án. Không chỉ có thế điều kiện để những quân nhân được hoãn thi hành án phải là phạm tội ít nghiêm trọng (phạm tội có khung hình phạt từ 03 năm trở xuống) và do nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu mới có thể được xem xét hoãn thi hành án.

Nhìn nhận từ hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam trong giai đoạn đó, khi mà đất nước mới trải qua những năm dài chiến tranh. Những dấu tích của chiến tranh vẫn còn in đậm trong tư duy ý nghĩ của mỗi người. Và các nhà làm luật của Việt Nam tại thời điểm đó cũng bị ảnh hưởng bởi thời kỳ lịch sử này và mọi sự khoan hồng của pháp luật vẫn ưu tiên cho việc bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

- Đến Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, đến thời điểm này chế định hoãn thi hành án của Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt từ việc chỉ quy định có 01 trường hợp có thể được hoãn thi hành án. Theo quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự thì có 04 trường hợp có thể được hoãn thi hành án. Đó là trường hợp người bị kết án bị ốm nặng, người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ, người bị kết án là người lao động duy nhất trong gia đình và quân nhân bị kết án về một tội ít nghiêm trọng, nếu do nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu. Trong bốn trường hợp trên thì chúng ta thấy vẫn tồn tại 01 trường hợp đã được quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1985.

Đến năm 1993 khi Pháp lệnh thi hành án phạt tù có hiệu lực thì tại Điều 17 Pháp lệnh thi hành án phạt tù cũng có những quy định bổ sung thêm cho quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong giai đoạn này cũng có một số văn bản dưới luật được ban hành để hướng dẫn cụ thể hơn trình tự thủ tục giải quyết việc hoãn thi hành án và quy định cụ thể cơ quan có trách nhiệm quản lý người bị kết án phạt tù nhưng được hoãn thi hành án (Thông tư

liên tịch số 03 ngày 30/06/1993). Cũng trong thông tư liên tịch này có những quy định cụ thể để có căn cứ xác định trong trường hợp hoãn thi hành án vì lý do người bị kết án bị bệnh nặng.

- Luật hình sự năm 1999 và những văn bản kèm theo. Đến Bộ luật hình sự năm 1999 thì cùng với sự hoãn thiện của các chế định khác trong Bộ luật hình sự thì chế định hoãn thi hành án cũng đã được sửa đổi bổ sung hoàn thiện hơn rất nhiều. Điều này được thể hiện trong quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự. Tại điều luật này cũng quy định có 04 trường hợp được hoãn thi hành hình phạt tù, đó là: người bị kết án bị bệnh nặng; phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; là người lao động duy nhất trong gia đình; do nhu cầu công vụ. Cùng với quy định về nội dung tại Điều 61 Bộ luật hình sự thì quy định về trình tự và thủ tục trước trong và sau khi ra quyết định hoãn thi hành án được quy định tại Điều 261 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Đến thời điểm này Thông tư liên ngành số 03 ngày 30/06/1993 vẫn còn hiệu lực trên một số phạm vi nhất định đó là về thủ tục xem xét đối với trường hợp bị án có đơn xin hoãn thi hành án với lý do đang mắc bệnh nặng.

Đến năm 2007, với sự ra đời của Nghị quyết 01 ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Nghị quyết số 02 ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao những trường hợp được hoãn thi hành án, trình tự và thủ tục hoãn thi hành án được hướng dẫn cụ thể và chi tiết đã tạo hành lang pháp lý cho sự thống nhất trong việc áp dụng các quy phạm về hoãn thi hành án được đồng bộ và thống nhất.

Đến năm 2010 với sự ra đời của Luật thi hành án hình sự - một đạo luật riêng điều chỉnh hoạt động thi hành án; và tại Điều 23 Luâ ̣t thi hành án hình sự quy định về thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù cũng đã bổ sung thêm căn cứ pháp lý cho các hoạt động hoãn thi hành án hình sự.

Nhìn từ suốt quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm về hoãn thi hành án hình sự nói chung và hoãn thi hành án phạt tù nói riêng thì

thấy rằng với sự ra đời của luật tố tụng hình sự năm 1988 các chế định về hoãn thi hành án đã được dự liệu khá đầy đủ và chi tiết. Tuy rằng tại thời điểm đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế. Đến Bộ luật hình sự năm 1999 thì ta thấy rõ sự tiến bộ về nhận thức trong quá trình lập pháp của Việt Nam. Những đối tượng được hoãn thi hành án những điều kiện để được hoãn thi hành án cũng mở rộng hơn và ta thấy ở đây bóng dáng của những công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như công ước về quyền con người, công ước quyền trẻ em, và công ước về quyền phụ nữ. Và nhận định này sẽ được làm sáng tỏ tại chương 2 phần thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về hoãn thi hành án hình sự của Việt Nam cùng với những phân tích về các quy phạm pháp luật hiện tại còn đang được áp dụng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)