Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoãn thi hành án đối với hình phạt không phải là hình phạt tù ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự Việt Nam (Trang 79)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ luật hình sự và Bộ

2.2.2.Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoãn thi hành án đối với hình phạt không phải là hình phạt tù ở Việt Nam

phạt không phải là hình phạt tù ở Việt Nam

Như đã phân tích ở phần thực trạng pháp luật về hoãn thi hành án đối với những hình phạt không phải là phạt tù, trong phần này chúng ta chỉ xem xét về thực tiễn áp dụng đối với trường hợp hoãn thi hành hình phạt tử hình. Hoãn thi hành án đối với hình phạt tử hình trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp hoãn thi hành hình phạt tử hình, nhưng do đặc thù của hình phạt này và nhằm đảm bảo tính bảo mật trong hoạt động nghiệp vụ nên số liệu về hoãn thi hành án tử hình không được công bố một cách công khai. Tuy nhiên trên thực tế cũng đã có những trường hợp hoãn thi hành án hình sự được các cơ quan có thẩm quyền thông báo như một hình thức tuyên truyền về tính nhân đạo pháp

luật. Trường hợp Tăng Minh Phụng và Phạm Nhật Hồng trong vụ án EPCO Minh Phụng đã được tạm hoãn thi hành án tử hình lý do, hai người có liên quan một vụ án kinh tế khác, với số tiền trên 700 triệu đồng. Cũng có những trường hợp hoãn thi hành án tử hình gắn liền với một số những vi phạm pháp luật hoặc những sai sót trong quá trình quản lý phạm nhân. Đó là trường hợp của Tử tù Hoa, trong quá trình bị tạm giam đang chờ ngày thi hành án tử hình thì bị án lại có thai cho dù trước đó bị án không có thai. Sau khi phát hiện sự việc trên thì Tòa án đã phải tạm hoãn việc thi hành án tử hình đối với bị án Hoa và đề nghị chuyển hình phạt tử hình sang tù chung thân.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự Việt Nam (Trang 79)