Nguyên nhân và điều kiện về đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 68)

1. Đối tượng buôn lậu

2.2.4. Nguyên nhân và điều kiện về đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu

phạm buôn lậu

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu đã được Nhà nước ta quan tâm và đẩy mạnh thực hiện từ nhiều năm qua. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện công tác này còn bộc lộ nhiều sơ hở, yếu kém mà bọn tội phạm buôn lậu có cơ hội để hoạt động và thực hiện hành vi phạm tội. Nguyên nhân và điều kiện về đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu bao gồm các nguyên nhân và điều kiện về pháp luật, về các lực lượng có chức năng đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu và công tác phát hiện và xử lý tội phạm buôn lậu.

a) Nguyên nhân và điều kiện về pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường, pháp luật là công cụ điều tiết và quản lý chủ yếu của Nhà nước. Thời gian qua, chính sách, pháp luật của chúng ta đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hệ thống pháp luật về kinh tế, về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung cũng như các quy định của pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu nói riêng còn thể hiện nhiều yếu kém và bất cập.

Các văn bản pháp luật mặc dù được ban hành và tổ chức thực hiện nhưng hiệu lực còn thấp, nhiều quy định chồng chéo nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau tạo ra những sơ hở về pháp luật, dễ bị bọn tội phạm buôn lậu lợi dụng. Cụ thể, pháp luật về quản lý kinh tế chưa được hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở. Chính sách nhập khẩu và thuế nhập khẩu đã nhiều lần được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện song còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa được thông suốt giữa các cấp, các ngành, tạo kẽ hở cho bọn buôn lậu lợi dụng

Việc quy định thuế suất đối với từng mặt hàng nhập khẩu là một quy định có tác dụng điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng một số cơ chế, chính sách chưa được quy định rõ ràng, thường xuyên có sự thay đổi

như: quy định về danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, xuất khẩu; những mặt hàng xuất, nhập khẩu phải có giấy phép hoặc theo hạn ngạch; một số mặt hàng lúc thì được xuất, nhập khẩu nhưng có lúc lại bị cấm xuất, nhập khẩu trong một thời gian ngắn...

Các quy định về miễn kiểm hàng hoá trong thủ tục hải quan mặc dù là một chính sách đúng đắn nhằm tạo ra sự thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng đồng thời quy định này cũng tạo ra một kẽ hở lớn về chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Các đối tượng buôn lậu móc nối với những cán bộ, công chức nhà nước tha hoá, biến chất trong các cơ quan, lực lượng chức năng để được miễn kiểm hàng hoá nhằm xuất lậu hoặc nhập lậu hàng hoá.

Các quy định về tạm nhập, tái xuất cũng là một trong những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm buôn lậu. Bọn tội phạm buôn lậu lợi dụng chính sách về tạm nhập để nhập khẩu hàng hoá, sau đó lợi dụng sự yếu kém của các cơ quan chức năng trong việc quản lý hàng tạm nhập để không làm thủ tục tái xuất theo quy định mà tiêu thụ ngay trong nội địa, hưởng chênh lệch.

Các đối tượng buôn lậu cũng lợi dụng những sơ hở trong quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 về số lượng hàng hoá, giá trị hàng hoá để buôn lậu. Chúng tách hàng hoá và vận chuyển thành nhiều chuyến, khi bị phát hiện thì chỉ có thể bị xử lý hành chính mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, các cơ quan có chức năng đấu tranh phòng, chống buôn lậu khi phát hiện vi phạm về buôn bán hàng hoá qua biên giới lại không có điều kiện xác minh người vi phạm đã bị xử lý hành chính cũng về hành vi này hay chưa...

Ngoài ra, chúng còn lợi dụng nhiều kẽ hở về chính sách pháp luật khác như thuế, thủ tục hải quan, quy định về cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu chưa sát... cùng với việc móc nối, lợi dụng sự tiếp tay của một bộ phận cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất để buôn lậu, làm cho pháp luật mất đi tính nghiêm minh, hiệu lực không cao.

Những khuyết điểm, nhược điểm về cơ chế chính sách quản lý, chính sách đòn bẩy còn có nhiều điểm không hợp lý, chưa đồng bộ nên đã tạo ra kẽ hở cho bọn buôn lậu lợi dụng luồn lách như: giá tình thuế quy định chưa bao quát hết các mặt hàng có số lượng lớn, trị giá nhập khẩu lớn; chính sách hải quan cho chuyển tiếp hàng về các địa phương, các điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu quy định chưa chặt chẽ và chưa có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn hữu hiệu những kẽ hở để cho tội phạm buôn lậu lợi dụng.

Có thể nói, sự không đồng bộ, thiếu nhất quán và những sơ hở trong các quy định pháp luật về chính sách xuất khẩu, nhập khẩu cũng là một trong những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm buôn lậu.

b) Nguyên nhân và điều kiện về các lực lượng có chức năng đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu.

Thực tế thời gian qua cho thấy mặc dù chúng ta có một hệ thống các cơ quan chức năng đông đảo và đồng bộ làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Những yếu kém đó do nhiều nguyên nhân bất cập như:

Thứ nhất, các lực lượng có chức năng đấu tranh phòng, chống buôn lậu,

các cơ quan tư pháp có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm còn đang lúng túng về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Họ chưa được đào tạo và đào lại thường xuyên; hiện nay, ở nước ta chưa có thẩm phán chuyên trách về xét xử các vụ án buôn lậu. Hơn nữa, địa bàn làm việc của lực lượng chức năng chủ yếu là ở các vùng biên giới, miền núi, không thuận lợi cho việc cập nhật thông tin dẫn đến sự lạc hậu, không theo kịp yêu cầu phát triển chung của toàn xã hội.

Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát cũng đang tồn tại nhiều vấn đề trong việc kiểm sát hoạt động tư pháp. Thực tế, do đội ngũ cán bộ còn thiếu, Viện Kiểm sát chưa đủ khả năng kiểm sát hoạt động điều tra như quy định của pháp luật mà chỉ kiểm sát hồ sơ sau khi đã hoàn thành giai đoạn điều tra và đã có kết luận điều tra đối với các vụ án hình sự nói chung và các vụ án buôn lậu nói riêng, gây ra tình trạng bỏ lọt tội phạm

Các cơ quan, lực lượng có chức năng đấu tranh phòng chống buôn lậu khác như Hải quan, Công an, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường... cũng trong tình trạng thiếu cán bộ giỏi nghiệp vụ để đáp ứng tốt yêu cầu của công tác này. Ở khu vực biên giới, lực lượng của ta quá mỏng so với địa bàn, chiều dài đường biên, cán bộ đa số là lực lượng trẻ, không có kinh nghiệm nên khả năng trinh sát nắm tình hình cũng như phát hiện và xử lý tội phạm buôn lậu còn có nhiều hạn chế.

Thứ hai, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu của

các lực lượng chức năng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Thiết bị thông tin liên lạc của các lực lượng chức năng chống buôn lậu rất lạc hậu, trong khi đó bọn buôn lậu sử dụng điện thoại di động, bộ đàm hiện đại. Phương tiện tuần tra, kiểm soát biên giới còn nghèo nàn, chưa theo kịp diễn biến của tội phạm buôn lậu như: có đội tàu chống buôn lậu trên biển của Hải quan nhưng công suất nhỏ hơn tàu của bọn buôn lậu; các công cụ hỗ trợ công tác khác như dùi cui, súng bắn hơi cay... hầu như không có. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các lực lượng trong việc phát hiện, chặn bắt và xử lý triệt để các vụ buôn lậu.

Thứ ba, đời sống của các cán bộ, công chức Nhà nước làm công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại nhìn chung còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, không đủ đảm bảo cho cuộc sống gia đình. Thực tế thời gian qua cho thấy không ít các cán bộ, công chức Nhà nước tiếp tay cho bọn buôn lậu là do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, bọn buôn lậu đã tìm mọi cách đánh vào điểm yếu này, mua chuộc, dụ dỗ các cán bộ, công chức không có bản lĩnh vững vàng làm hậu thuẫn cho chúng trong quá trình vận chuyển hàng hoá vào hoặc ra khỏi biên giới trái phép...

c) Nguyên nhân và điều kiện về phát hiện và xử lý tội phạm buôn lậu.

Hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm buôn lậu nói riêng trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên, nhiều yếu kém đã bộc lộ và chưa được khắc phục, đặc biệt là

cũng như tội phạm buôn lậu nói riêng. Điều này không những là một nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm buôn lậu mà còn là nhân tố gây ra sự yếu kém, không hiệu quả trong việc xác định đối tượng, phương hướng, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu.

Thực tế cho thấy số vụ buôn lậu bị phát hiện và xử lý trong thời gian qua chỉ là một phần rất nhỏ của hoạt động buôn lậu, nhiều đường dây buôn lậu đã hoạt động trong một thời gian rất dài trước khi bị phát hiện. Thống kê cho thấy số tội phạm buôn lậu được phát hiện trong 5 năm vừa qua chỉ đạt khoảng dưới 10%, còn lại là tội phạm ẩn chưa bị phát hiện và xử lý.

Tình trạng xử lý tội phạm buôn lậu cũng chưa thực sự thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Trong 5 năm vừa qua, toà án đã quyết định cho 376 bị cáo hưởng án treo, chiếm 30,7% tổng số bị cáo bị xét xử về tội buôn lậu (xem phụ lục 2). Thêm vào đó là sự hạn chế và thiếu nhạy bén trong công tác phát hiện và xử lý tội phạm buôn lậu đã khiến cho tội phạm buôn lậu không những không giảm mà ngày càng có chiều hướng gia tăng, bọn tội phạm buôn lậu coi thường pháp luật, làm cho các biện pháp pháp luật không phát huy được mục đích giáo dục phòng ngừa, trừng trị người phạm tội buôn lậu. Yếu tố này chính là một trong những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm buôn lậu.

Hơn nữa, việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, các lực lượng có chức năng đấu tranh phòng, chống buôn lậu trong công tác theo dõi, phát hiện và xử lý tội phạm buôn lậu còn chưa có sự đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp cả về chiều rộng và chiều sâu, thậm chí có trường hợp phối hợp đấu tranh nhưng bị lộ.

Thủ đoạn, phương thức hoạt động của tội phạm buôn lậu ngày càng tinh vi hơn, trong khi đó chất lượng, năng lực nghiệp vụ của các lực lượng chức năng còn nhiều hạn chế. Nhiều vụ buôn lậu đã bị phát hiện, bắt giữ nhưng việc điều tra, xác minh, kết luận xử lý còn chậm, nhiều vụ án để kéo dài làm cho công tác giáo dục, răn đe bị hạn chế. Đây cũng là một nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm buôn lậu.

Tất cả những tồn tại, bất cập trong tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan nhà nước, lực lượng chức năng nói chung và cơ quan tư pháp nói riêng là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm buôn lậu.

CHƯƠNG 3

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM BUÔN LẬU Ở NƯỚC TA

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 68)