Dự báo tình hình buôn lậu và tội phạm buôn lậu

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 78)

1. Đối tượng buôn lậu

3.1.2. Dự báo tình hình buôn lậu và tội phạm buôn lậu

Căn cứ vào thực trạng tình hình buôn lậu và tội phạm buôn lậu trong thời gian qua, với những phân tích về các yếu tố ảnh hưởng tới tội phạm buôn lậu qua phân tích ở Chương II cũng như những dự báo về kinh tế - xã hội ở phần 3.1.1, chúng ta có thể dự báo tình hình buôn lậu ở nước ta trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục diễn biến căng thẳng và phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, hình thức đa dạng.

Buôn lậu sẽ còn tiếp tục gây ra những ảnh hưởng xấu tới kinh tế - xã hội và an ninh chính trị, sẽ còn là thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước, là vật cản trên con đường đổi mới. Vì vậy, để tiếp tục đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu đạt được hiệu quả và toàn diện hơn, chúng ta cần có những dự báo sát hợp để có phương hướng phù hợp với công tác này.

a) Về đối tượng buôn lậu

Ở Chương II, Luận văn đã có sự phân tích khá kỹ về đối tượng buôn lậu trong thời gian qua thông qua các số liệu thống kê. Qua đó cho thấy đối tượng buôn lậu là rất đa dạng. Trong thời gian tới, khi Nhà nước ta tiếp tục

buôn lậu chuyên nghiệp sẽ gia tăng (xu hướng chuyên nghiệp hoá). Đối tượng buôn lậu là nam giới có độ tuổi trên 30 tuổi vẫn tiếp tục chiếm ưu thế. Tuy nhiên chúng ta cũng không loại trừ khả năng bọn đầu nậu buôn lậu sử dụng đối tượng là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi để vận chuyển hàng cho chúng. Chúng sẽ tiếp tục móc nối với những cán bộ, công chức Nhà nước tha hoá, biến chất trong cơ quan chức năng để lập ra các đường dây buôn lậu lớn, có sự chỉ huy chặt chẽ, liên lạc nhanh nhạy, phương tiện vận chuyển hiện đại để thực hiện hành vi buôn bán hàng hoá trái phép từ trong nước ra nước ngoài hoặc ngược lại. Các đối tượng buôn lậu chuyên nghiệp lấy buôn lậu làm hoạt động kinh doanh chính, cho nên chúng sẽ càng tỏ ra táo bạo, liều lĩnh hơn, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đưa hàng hoá vào hoặc ra khỏi biên giới nhằm thu lợi.

Bên cạnh những đường dây buôn lậu chuyên nghiệp là một đội ngũ cửu vạn đông đảo. Đây là lực lượng lao động nhàn rỗi ở các địa phương tập trung về các điểm nóng của nạn buôn lậu để tìm kiếm việc làm, trực tiếp tham gia vào việc vận chuyển, bảo vệ hàng hoá. Và khi có điều kiện móc nối hoặc tìm được nguồn hàng thì chính những lao động động cửu vạn này cũng trực tiếp tham gia buôn lậu. Từ đó làm phát sinh các tệ nạn xã hội khác, gây mất trật tự an ninh biên giới.

Thêm vào đó, một bộ phận dân cư khu vực giáp biên lợi dụng hoàn cảnh sinh sống trong khu vực giáp biên, đời sống có nhiều khó khăn nhưng lại có điều kiện giao thương hoặc có thân thuộc với bên kia biên giới cũng sẽ qua lại trao đổi hàng hoá với số lượng hàng hoá ít, vốn nhỏ nhưng quay vòng nhanh. Các đường dây buôn lậu chuyên nghiệp cũng sẽ lợi dụng bộ phận dân cư này để tiếp tay cho chúng trong việc gom hàng và cất giấu hàng.

Với chính sách phát triển ngành du lịch nhờ vào những thế mạnh về du lịch, văn hoá, hàng năm nước ta đón hàng triệu lượt khách nước ngoài vào tham quan. Hoạt động du lịch phát triển không chỉ góp phần tăng nguồn thu mà còn có thể quảng bá tiềm năng đất nước ra Thế giới. Tuy vậy, một bộ

phận không nhỏ khách du lịch nước ngoài lại chính là những đối tượng góp phần đưa hàng hoá nước ngoài thẩm lậu vào Việt Nam. Hiện nay, trong xu thế hội nhập, việc xuất - nhập cảnh giữa các nước trong khu vực ASEAN đã có nhiều thay đổi theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn, Việt Nam và một số nước đã thực hiện chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho các công dân của các nước khi nhập cảnh vào nước mình khiến cho lượng du khách vào Việt Nam ngày càng tăng, kéo theo là sự tăng lên không ngừng của các loại hàng hoá xuất lậu ra khỏi biên giới hoặc nhập lậu vào nước ta trên tất cả các tuyến.

Ngoài ra, còn phải kể đến một số lượng không nhỏ người Việt Nam khi đi công tác hoặc du lịch nước ngoài cũng góp phần khiến cho hàng hoá nước ngoài được vận chuyển trái phép vào Việt Nam (chủ yếu là các mặt hàng có giá trị như điện thoại di động, đồng hồ...) hoặc những hàng hoá có giá trị văn hoá bị xuất lậu ra các nước. Trong tương lai, số học sinh Việt Nam đi du học, người lao động ra nước ngoài theo các Hợp đồng xuất khẩu lao động sẽ ngày càng tăng, bọn buôn lậu cũng có thể lợi dụng việc liên hệ giữa những đối tượng này và thân nhân trong nước để chuyển hàng buôn lậu về dưới hình thức quà tặng, quà biếu...

Đối tượng buôn lậu không chỉ gồm các cá nhân móc nối với nhau mà thậm chí còn có nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động này. Theo thống kê của ngành Công an thì ngay từ năm 1998, có tới 2/3 trong số 33.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có biểu hiện hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại thông qua việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Việc lợi dụng chính sách xuất nhập khẩu để buôn lậu không thể không có sự móc nối, tiếp tay của một số cán bộ, công chức Nhà nước thoái hoá, biến chất trong các lực lượng chức năng. Điều này khiến cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu, tham nhũng, hối lộ gặp nhiều khó khăn. Nhất là trong điều kiện hiện nay, số doanh nghiệp được thành lập hàng năm ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Và không chỉ có doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà cả một số doanh nghiệp Nhà nước cũng tham gia buôn lậu. Xu hướng lợi

dụng các kẽ hở trong chính sách của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu để buôn bán hàng hoá trái phép cũng sẽ tăng lên nếu như chúng ta không nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật đồng bộ.

b) Về quy mô và tính chất buôn lậu

Thực tế công tác đấu tranh phòng ngừa và chống buôn lậu cho thấy trước đây, các đối tượng buôn lậu thường hoạt động riêng lẻ hoặc tập hợp thành những nhóm nhỏ, ít người để gom hàng và tiêu thụ hàng theo những mối hàng vào, hàng ra riêng. Do cơ cấu đường dây nhỏ hoặc hoạt động riêng lẻ nên toàn bộ vốn đều được tập trung để thực hiện thương vụ, nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, hàng hoá sẽ bị tịch thu, xử lý thì các đối tượng tham gia sẽ bị mất toàn bộ số vốn đã đầu tư.

Để tránh trường hợp rủi ro về vốn như vậy, các đối tượng buôn lậu hiện nay có xu hướng liên kết với nhau, cùng góp vốn để gom hàng. Việc góp vốn sẽ làm cho rủi ro được phân chia theo từng chuyến hàng, nếu chuyến này bị phát hiện thì vẫn còn chuyến khác bù đắp, nhờ đó mà tổn thất về vốn là rất ít (Ví dụ: ở Nghệ An, có trường hợp cả làng cùng góp vốn để buôn lậu hàng hoá qua đường biển, hàng gom từ nước ngoài được chia nhỏ và vận chuyển thành nhiều chuyến tàu khác nhau, nếu bị lực lượng chống buôn lậu phát hiện, bắt giữ thì sẽ còn các tàu khác chuyển hàng về, số hàng đã mất được chia đều về rủi ro cho những người góp vốn). Hơn nữa, nếu bị cơ quan Công an, Biên phòng hay Hải quan bắt giữ thì giá trị cũng như lượng hàng hoá của mỗi người lại thấp hơn mức quy định làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các đối tượng buôn lậu sẽ càng tìm cách liên kết chặt chẽ với nhau, thậm chí tạo thành những đường dây buôn lậu rất lớn, có sự phân công nhiệm vụ ở từng khâu gom hàng, vận chuyển hàng và tiêu thụ hàng nhằm phân chia rủi ro tối đa. Và trong tương lai gần, bọn tội phạm buôn lậu ở nước ta sẽ móc nối với các đối tượng buôn lậu ở các nước trong khu vực tạo thành những đường dây buôn lậu xuyên quốc gia. Điều này sẽ

càng gây khó khăn hơn cho các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, bắt giữ và triệt phá các đường dây buôn lậu lớn.

c) Về phương thức, thủ đoạn

Thủ đoạn buôn lậu sẽ ngày càng tinh vi hơn. Các đối tượng buôn lậu sẽ lợi dụng mọi kẽ hở pháp luật để hoạt động buôn lậu như: chính sách xuất nhập cảnh, chính sách "hàng đổi hàng" các nước, chính sách về thuế xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt là sự ưu đãi về thuế đối với các mặt sản xuất trong khu vực ASEAN.

Những năm gần đây, chúng ta đã gia nhập AFTA và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để từng bước gia nhập WTO. Việc gia nhập AFTA, WTO sẽ góp phần làm cho hàng hoá giữa các nước thành viên có sự ngang bằng về giá cả do có mức thuế quan thống nhất. Tuy nhiên, một trong những điều kiện để tham gia AFTA cũng như WTO là phải đảm bảo sự thông thoáng của hàng rào thuế quan. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi nhất định trong chính sách về thuế đối với các sản phẩm của các nước trong khu vực. Hiện nay, thực hiện cam kết khi gia nhập AFTA, chúng ta đã áp dụng chế độ thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CEPT cho hàng hoá sản xuất tại các doanh nghiệp chế xuất bán vào thị trường nội địa nếu được cấp C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá) mẫu D, tức là có hàm lượng xuất xứ ASEAN từ 40% trở lên. Tuy vậy, chính sách này sẽ bị các đối tượng buôn lậu lợi dụng tối đa. Chúng móc nối với các đối tác là các doanh nghiệp trong các khu chế xuất để làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá. Trên C/O, bên xuất khẩu xác nhận mặt hàng có tỷ lệ 40% hàm lượng xuất cứ từ ASEAN để được hưởng thuế suất ưu đãi, trong khi đó thực tế những mặt hàng này lại được sản xuất ở một nước thứ ba không được hưởng ưu đãi.

d) Về địa bàn buôn lậu.

Các điểm nóng về địa bàn buôn lậu trong thời gian tới không những không giảm mà sẽ có chiều hướng tiếp tục tăng trên tất cả các tuyến đường

sở hạ tầng của nước ta đang được nâng cấp và mở rộng địa bàn hoặc chuyển địa bàn hoạt động tới những vùng giáp biên khác để "dàn mỏng" lực lượng, làm cho công tác chống buôn lậu của chúng ta đạt hiệu quả không cao.

Trên tuyến đường bộ, các đối tượng buôn lậu sẽ mở rộng địa bàn về các vùng giáp biên có địa hình hiểm trở, khó kiểm soát, trong đó tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc sẽ tiếp tục là địa bàn nóng bỏng nhất, tiếp đến là tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia; trên tuyến biển, bọn chúng sẽ lợi dụng đường bờ biển dài để thường xuyên thay đổi đường đi nhằm tránh sự kiểm soát, phát hiện của lực lượng đấu tranh chống buôn lậu trên biển; trên tuyến hàng không, hoạt động buôn lậu sẽ tiếp tục diễn ra chủ yếu trên hai cửa khẩu sân bay quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn Nhất; tuyến đường sắt chủ yếu chỉ có trên tuyến đường biên giới Việt - Trung do chúng ta có chuyến tàu liên vận với nước bạn Trung Quốc.

Ngoài các tuyến đường thường xuyên, hoạt động buôn lậu cũng có thể diễn ra thông qua tuyến bưu điện quốc tế hoặc ở các điểm thông quan, khu chế xuất.

e) Về mặt hàng

Trong thời gian tới, với sự phát triển kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất của nước ta như hiện nay, các mặt hàng buôn lậu sẽ không có thay đổi gì nhiều.

Tuy vậy, do chủ trương kiên quyết đẩy lùi tệ buôn lậu, các đối tượng buôn lậu sẽ tập trung vào những mặt hàng có lợi nhuận cao, thường là những mặt hàng cấm, các loại cổ vật, các mặt hàng hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu, mặt hàng có giá trị và thuế suất cao...

Hàng nhập lậu chủ yếu sẽ tiếp tục là thuốc lá ngoại, rượu ngoại, điện tử gia dụng, ô tô, điện thoại di động và các thiết bị kỹ thuật số...; hàng xuất lậu sẽ là các vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá lâu đời, các loại nguyên liệu quặng thô, động thực vật quý hiếm...

Bên cạnh đó, Trung Quốc và Campuchia đã gia nhập WTO, hàng hoá của các nước là thành viên WTO sẽ có những ưu đãi riêng về thuế quan khi thâm nhập vào thị trường hai quốc gia này. Điều đó cũng có nghĩa là hàng hoá của các nước là thành viên WTO sẽ càng có nhiều cơ hội để trở thành đối tượng của hoạt động buôn lậu vào nước ta.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)