Nguyên nhân và điều kiện về cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 65)

1. Đối tượng buôn lậu

2.2.3. Nguyên nhân và điều kiện về cơ chế quản lý

Từ khi chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế cơ chế thị trường, chúng ta đã có nhiều đổi mới về chính sách, cơ chế quản lý xã hội nhằm đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế theo đúng định hướng. Tuy vậy, cơ chế quản lý của nước ta hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, sơ hở mà tội phạm buôn lậu luôn tìm mọi cách lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội nhằm trục lợi.

Trước hết là về yếu tố tổ chức đội ngũ cán bộ. Trong một thời gian khá

dài, chúng ta đã không thực sự chú trọng đến việc tổ chức một đội ngũ cán bộ vững mạnh, việc bổ nhiệm cán bộ vào những vị trí nhất định còn mang tính chủ quan mà không có sự đánh giá đúng đắn về năng lực. Nhiều cán bộ, công chức nhà nước không được đào tạo một cách chính quy, không có năng lực và trình độ quản lý đặc biệt là thiếu kiến thức về quản lý kinh tế, chưa được rèn luyện về phẩm chất đạo đức cần thiết của người cán bộ, công chức Nhà nước. Thói quen ỷ lại, trông chờ cấp trên, thiếu tính chủ động sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong công việc vẫn còn tồn tại phổ biến. Chính những yếu kém trong công tác tổ chức cán bộ đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức nhà nước, đảng viên có tâm lý tiêu cực, vụ lợi, suy thoái về phẩm chất đạo đức.

Một yếu kém nữa của công tác tổ chức cán bộ là việc phát hiện, xử lý các cán bộ có sai phạm. Việc xử lý cán bộ sai phạm còn mang tính hữu khuynh, nương nhẹ dẫn đến tác dụng của hình thức kỷ luật không có tác dụng ngăn ngừa chung.

Những yếu kém về quản lý kinh tế của chúng ta hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân, điều kiện chủ yếu của tội phạm buôn lậu. Nền kinh tế thị trường với sự vận động nội tại vốn có của nó cùng với những sơ hở, yếu kém trong quản lý kinh tế đã kích thích sự ham muốn vật chất trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức nhà nước. Họ dễ dàng phát sinh tâm lý, tư tưởng tiêu cực, tính vị kỷ, sự tha hoá trong lối sống; trong khi đó chúng ta lại buông lỏng công tác giáo dục, rèn luyện tư tưởng. Đây là động lực thúc đẩy các hành vi tiêu cực trong nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước

làm công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu như lợi dụng các kẽ hở pháp luật để tiếp tay cho bọn buôn lậu, nhận hối lộ, tệ tham nhũng...

Thứ hai, tình trạng thiếu các quy định của pháp luật hoặc quy định của

pháp luật không phù hợp với thực tiễn đã và đang gây nên những khó khăn nhất định cho công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Điều này đã được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận: "Cơ chế chính sách không

đồng bộ và chưa tạo động lực để phát triển. Một số cơ chế chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi. Nhiều cấp, nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước không còn phù hợp; chưa bổ sung những chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khai thác nhiều hơn nữa các nguồn lực dồi dào trong các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các vùng và toàn xã hội. Có những chính sách đúng bị biến dạng qua nhiều tầng nấc hành chính quan liêu..."[17, tr.75]. Đây cũng là nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh những tiêu cực xã hội, trong đó có tình hình tội phạm buôn lậu.

Thứ ba, do điều kiện địa lý tự nhiên khó khăn, việc quản lý nhân khẩu,

các đối tượng tạm trú, tạm vắng trên địa bàn, đặc biệt là các vùng giáp biên chưa thực sự được quan tâm. Điều này chính là một trong những yếu kém của chúng ta về quản lý xã hội, quản lý con người. Tại những vùng có giao lưu thương mại với bên kia biên giới, nhân khẩu, số người tạm trú, tạm vắng biến động thường xuyên do có một lực lượng rất đông người lao động từ các địa phương tìm đến làm ăn, sinh sống, thậm chí có cả các đối tượng là tội phạm hình sự lẩn trốn sự truy nã của pháp luật. Nhưng chính quyền địa phương nơi họ cư trú cũng như nơi họ tạm trú làm ăn, sinh sống không quản lý được sự biến động về nhân khẩu tại địa bàn cũng như công việc, thu nhập và sự di chuyển của họ. Do đó, việc xác minh và xử lý vi phạm buôn bán trái phép hàng hoá qua biên giới rất khó, gần như không thực hiện được. Hơn nữa, công tác quản lý phương tiện vận tải cả trên bộ lẫn trên biển chưa được thực hiện tốt. Nhiều cơ quan đơn vị Nhà nước thanh lý xe nhưng không buộc người mua phải thực hiện việc sang trên đổi chủ, cho thê phương tiện... Thậm chí có

địa phương còn để tình trạng tàu thuyền của bà con ngư dân không đăng ký diễn ra trong thời gian dài đã tạo ra sơ hở để bọn buôn lậu lợi dụng để hoạt động.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 65)