Giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 86)

1. Đối tượng buôn lậu

3.2.2.Giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật

Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật là hoạt động định hướng, có tổ chức, có chủ định nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phương tiện, phương pháp đặc thù [51, tr.7]. Đây là một khâu quan trọng của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, là cầu nối chuyển tải pháp luật vào đời sống xã hội. Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật luôn là yêu cầu cần thiết đối với đời sống pháp lý nói chung và đời sống xã hội nói riêng.

Trong những năm qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Với sự nỗ lực và cố gắng của các cấp, các ngành, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ và nhân dân.

Tuy nhiên, công tác giáo dục, phổ biến pháp luật chưa có được sự tập trung đúng mức của các cấp uỷ Đảng, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác này chưa được xác định rõ ràng, cụ thể nên kết quả đạt được còn thấp so với yêu cầu, sự hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân dân còn nhiều hạn chế.

Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nhà nước pháp quyền, đặc biệt là để đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu đạt hiệu quả, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liên tục nhằm làm cho cán bộ, công chức nhà nước và công dân hiểu biết và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Thông qua đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật sẽ đạt hiệu quả hơn.

Để thực hiện tốt giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chúng ta cần: Thứ nhất, xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một

bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật được thực hiện tốt sẽ góp phần tạo nên những chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân và cán bộ, công chức nhà nước, đồng thời hình thành tình cảm tích cực của nhân dân đối với các cơ quan trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu.

Thứ hai, nội dung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần đầy

đủ, toàn diện, đặc biệt là các nội dung về đấu tranh phòng, chống buôn lậu như: các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, xuất nhập khẩu, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm buôn lậu... Các nội dung đưa ra phải được chọn lọc, hệ thống hoá sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của đối tượng ở các độ tuổi khác nhau. Tập trung tuyên truyền, giáo dục cho đối tượng là nam giới có độ tuổi trên 30 tuổi.

Thứ ba, tăng cường đổi mới các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật.

Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải đa dạng, sinh động, thông qua các hình thức, phương pháp truyền tải thích hợp như: Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về tội buôn lậu và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu, quy chế khu vực biên giới... qua các phương tiện thông tin đại chúng, đài báo; đồng thời, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của buôn lậu đối với nền kinh tế và tác động tiêu cực của nó đến sự phát triển của xã hội, những phương thức, thủ

đoạn mà bọn tội phạm buôn lậu sử dụng để rủ rê, lôi kéo quần chúng nhân dân tiếp tay cho chúng.

Thứ tư, tăng cường cuộc vận động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát

hiện, tố giác tội phạm buôn lậu nhằm tạo thế chủ động tấn công tội phạm buôn lậu ở mọi địa bàn, mọi thời điểm như: biểu dương, khen thưởng kịp thời những gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu, đưa tin kịp thời về kết quả phát hiện, xử lý các vi phạm, tội phạm buôn lậu.

Thứ năm, việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật không chỉ

đơn thuần được thực hiện đối với cộng đồng dân cư mà còn phải được thực hiện ngay trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu bởi chính họ sẽ là người giải thích và áp dụng các quy định của pháp luật để chống lại nạn buôn lậu.

Thứ sáu, thường xuyên tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác

tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu, từ đó rút ra những thiếu sót để xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm...

Ngoài ra, cần tuyên truyền lối sống lành mạnh; phát huy tinh thần tự

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 86)