Tình hình tội phạm buôn lậu

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 33)

Với quyết tâm đẩy lùi nạn buôn lậu, bảo hộ nền sản xuất trong nước, chống thất thu thuế và xử lý nghiêm minh các tội xâm phạm đến trật tự kinh tế - xã hội, các cơ quan, ban ngành có chức năng chống buôn lậu nói chung và các cơ quan tư pháp hình sự nói riêng đã rất tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu, qua đó chúng ta đã thu được nhiều thành quả đáng khích lệ trên mặt trận chống buôn lậu.

Bảng 1. Thống kê tội phạm về kinh tế, tội phạm buôn lậu bị phát hiện

từ năm 1998 đến năm 2002 Năm Các tội phạm về kinh tế (1) Tội phạm buôn lậu (2) Tỷ lệ % của (2) so với (1) 1998 13.161 (100%) 4.460 (100%) 33,9 1999 14.281 (108,5%) 5.203 (116,65%) 36,4 2000 10.461 (79,48%) 6.847 (153,56%) 65,4 2001 11.226 (85,29%) 8.127 (182,21%) 72,4 2002 13.349 (101,42%) 9.721 (217,95%) 72,8 Tổng 62.478 34.358 54,9

Nhìn vào bảng thống kê về tội phạm kinh tế và tội phạm buôn lậu trong 5 năm ta nhận thấy, các tội phạm về kinh tế có xu hướng giảm dần. Nếu lấy năm 1998 làm gốc để so sánh với các năm sau thì các tội phạm kinh tế năm 1999 tăng 8,6% so với năm 1998. Nhưng 3 năm sau đó từ 2000 đến 2002, nói chung là giảm. Riêng năm 2002, các tội phạm kinh tế có tăng hơn so với năm 2000 và 2001, nhưng cũng chỉ tương đương và tăng hơn một chút so với 1998 (tăng 1,42%). Trong khi đó, từ năm 1998 đến 2002, tội phạm buôn lậu luôn tăng dần qua từng năm. Nếu lấy con số năm 1998 là 100% thì tội phạm buôn lậu năm 1999 tăng lên 116,65%; 2000 - 153,56%; 2001 - 182,21%; 2002 - 217,95%. Nếu so sánh với các tội phạm về kinh tế thì trong 2 năm 1998-1999, tội phạm buôn lậu chỉ chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 35,2% các tội phạm về kinh tế. Nhưng trong ba năm cuối, tỷ lệ trên là 70,5%. Những dẫn liệu trên đây cho phép chúng ta khẳng định, tội phạm buôn lậu đang có xu hướng chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu các tội phạm về kinh tế và tội phạm buôn lậu luôn luôn tăng cho dù tội phạm kinh tế có sụt giảm.

Tuy nhiên, những con số thống kê trên đây về tội phạm buôn lậu bị phát hiện so với tội phạm buôn lậu xảy ra trong thực tế mới chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Bởi tình hình tội phạm ẩn trong nhóm các tội phạm về

kinh tế nói chung và tội phạm buôn lậu nói riêng luôn chiếm tỷ lệ rất cao. Theo các chuyên gia trong đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu và gian lận thương mại thì tội phạm buôn lậu được phát hiện trong 5 năm vừa qua chỉ đạt khoảng dưới 10% thì có nghĩa là có tới hơn 90% tội phạm buôn lậu không bị phát hiện, "lọt lưới" pháp luật. Nói như vậy cũng có nghĩa là số tội phạm

buôn lậu xảy ra trong thực tế (từ năm 1998 đến 2002) khoảng 345.000 vụ

(nếu tính 10% tội phạm bị phát hiện thì có 343.580 vụ), chứ không phải chỉ có

34.358 vụ như thống kê hình sự đưa ra. Nói cách khác, trong 5 năm qua, ở Việt Nam xảy ra khoảng 345.000 vụ buôn lậu, nhưng chỉ phát hiện được 34.358 vụ, còn lại 310.642 vụ chưa bị phát hiện, xử lý. Để có thể chứng minh theo điều này về tội phạm ẩn có thể thấy thông qua kết quả xử lý về hình sự

đối với tội phạm buôn lậu đã bị phát hiện thông qua những con số về tội phạm buôn lậu bị phát hiện tiếp tục giảm xuống trong quá trình xử lý của các cơ quan chức năng. Chẳng hạn: Theo Toà án nhân dân tối cao nhận định: Ở Quảng Ninh, chỉ truy tố, xét xử trên dưới 10 vụ buôn lậu trong số trên 1.000 vụ bị phát hiện. Ở Lạng Sơn phát hiện 1.300 vụ, nhưng số vụ xử lý bằng hình sự cũng không hơn gì Quảng Ninh [38, tr.10]. Hay lực lượng Bộ đội Biên phòng năm 2002, phát hiện bắt 2.534 vụ với 4.261 đối tượng buôn lậu, nhưng chỉ khởi tố, điều tra 139 vụ với 258 đối tượng (chiếm 5,4% số vụ, 6,0% số đối

tượng) [8]. Có thể thấy rất rõ điều này qua thống kê về các vụ buôn lậu do công an phát hiện và việc thụ lý, giải quyết của của cơ quan toà án.

Bảng 2. Thống kê tội phạm buôn lậu bị ngành Công an phát hiện và tội

phạm buôn lậu đã được Toà án các cấp thụ lý giải quyết

Năm Tội phạm

buôn lậu(*)

Tội phạm buôn lậu được Toà án thụ lý(**)

Số vụ Số bị cáo 1998 4.460 117 344 1999 5.203 202 720 2000 6.847 94 456 2001 8.127 40 103 2002 9.721 28 88 Tổng 34.358 481 1.711

(Nguồn: (*) Thống kê tội phạm của Tổng cục Cảnh sát nhân dân và (**) Toà án nhân dân tối

cao)

Nhìn vào bảng thống kê trên đây ta thấy rõ tổng số tội phạm buôn lậu bị xử lý bằng hình sự rất nhỏ, chỉ chiếm 1,39% tổng số tội phạm buôn lậu bị cơ quan công an phát hiện. Và thực tế đang diễn ra nghịch lý, số vụ vi phạm buôn lậu bị cơ quan công an phát hiện ngày càng tăng nhưng số vụ, bị cáo mà Toà án thụ lý lại giảm xuống nhất là từ năm 2000 đến nay (Xem biểu đồ mô phỏng tại phần phụ lục 1 Luận văn này). Trước thực trạng tội phạm buôn lậu

mạnh công tác xét xử đối với loại tội phạm này. Nhưng số liệu xét xử các vụ phạm tội buôn lậu vẫn rất khiêm tốn và chiếm tỷ lệ rất ít so với thực tế xảy ra ở nước ta những năm vừa qua. Có thể thấy rõ điều này qua bảng thống kê dưới đây:

Bảng 3. Thống kê số vụ án buôn lậu đã toà án các cấp thụ lý và đưa ra

xét xử từ năm 1998 đến năm 2002

Năm Số vụ buôn lậu được toà

thụ lý

Số vụ án buôn lậu được toà án đưa ra xét xử 1998 117 81 1999 202 152 2000 94 76 2001 40 35 2002 28 25 Tổng 481 369

(Nguồn thống kê của Toà án nhân dân tối cao)

Mặc dù qua bảng trên ta thấy số vụ án buôn lậu được toà án các cấp đưa ra xét xử so với số vụ án thụ lý luôn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Tỷ lệ án buôn lậu được đưa ra xét xử chiếm 76,7% so với số án được thụ lý. Cụ thể, năm 1998 chỉ đạt 69,2%, năm 1999: 75,2%, năm 2000: 80,8%, năm 2001: 87,5%, năm 2002: 89,2%. Những con số trên cho thấy Toà án nhân dân các cấp đã có nhiều cố gắng trong việc xét xử các vụ án buôn lậu. Số lượng án buôn lậu được toà án đưa ra xét xử so với số vụ án thụ lý có tỷ lệ tăng dần hàng năm. Kéo theo đó, trong 5 năm (1998-2002), toà án đã xét xử 1.224 bị báo về tội buôn lậu. Tính trung bình trong tổng số 369 vụ án buôn lậu được xét xử thì mỗi vụ có 3,3 bị cáo.

Bảng 4. Thống kê số vụ và số bị cáo bị toà án các cấp xét xử

Năm Số vụ án buôn lậu được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

toà án đưa ra xét xử

Tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử

1998 81 222

2000 76 299

2001 35 94

2002 25 78

Tổng 369 1.224

(Nguồn thống kê của Toà án nhân dân tối cao)

So sánh số bị cáo bị toà án đưa ra xét xử về tội buôn lậu, ta có thể thấy rằng, trung bình số bị cáo bị đưa ra xét xử tuy có tăng từ 2,7 bị cáo/ vụ năm 1998 lên 3,4 bị cáo/vụ năm 1999 và 3,9 bị cáo/vụ năm 2000, sau đó con số trên có giảm nhưng đến thời gian gần đây đang có chiều hướng tăng lên. Điều đó còn nói lên những chuyển biến mới trong các vụ án buôn lậu mà toà án các cấp nước ta đưa ra xét xử. Đó là, sự xuất hiện ngày càng nhiều vụ án buôn lậu có trên 2 người tham gia (có đồng phạm) - tính trung bình.

Tuy nhiên, đánh giá về tình hình tội phạm buôn lậu như trên đã trình bày có thể rút ra những nhận xét sơ bộ sau đây:

Thứ nhất, đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có xu hướng

giảm dần theo từng năm thì tội phạm buôn lậu lại có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Nếu lấy số vụ tội phạm buôn lậu bị phát hiện năm 1998 làm gốc để so sánh (4.460 là 100%), thì năm 2002, số vụ bị phát hiện tăng lên hơn 2 lần (9.721 = 217,95%). Điều này cho thấy đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu là một trong những vấn đề cấp bách trong tình hình hiện nay để bảo vệ nền kinh tế đất nước.

Thứ hai, số lượng tội phạm ẩn trong tội phạm buôn lậu chiếm tỷ lệ lớn.

Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Công an, số lượng tội phạm buôn lậu bị phát hiện trong những năm qua chỉ chiếm 10%, còn lại 90% tội phạm buôn lậu bị lọt lưới chưa bị phát hiện vì các lý do khác nhau. Theo chúng tôi, với những khó khăn trong bảo vệ đường biên giới trên bộ và trên biển là lý do cơ bản để cho tội phạm này xảy ra nhưng rất khó có thể bị phát hiện.

Thứ ba, quan điểm xử lý đối với tội phạm buôn lậu tại nhiều địa phương chưa nhất quán. Trong khi các cơ quan chức năng như Công an, Hải

quan bắt giữ nhiều, nhưng chủ yếu là xử lý hành chính (có thể để làm tăng ngân sách cho địa phương), mà xử lý hình sự chỉ chiếm tỷ lệ quá nhỏ. Có thể thấy rất rõ điều này trong bảng 2. Tổng số vụ bị phát hiện trong 5 năm là 34.358 vụ, nhưng toà án chỉ thụ lý 481 vụ (chiếm 1,39%). Trong tổng số các vụ toà án thụ lý với 481 vụ với 1.711 bị cáo thì chỉ có 369 vụ với 1.224 bị cáo bị đưa ra xét xử (chiếm 76,712% số vụ và 71,53% số bị cáo). Điều này cho thấy hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm này còn ở mức độ rất khiêm tốn. Đây là những khó khăn gặp phải trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 33)