1. Đối tượng buôn lậu
3.2.1. Giải pháp về kinh tế xã hộ
Như đã đề cập trong phần nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm buôn lậu, tội phạm buôn lậu là một hiện tượng tiêu cực của xã hội, phát sinh, tồn tại và phát triển phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Khi đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội được cải thiện thì ý thức xã hội thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội sẽ có những thay đổi tương ứng. Do đó, để đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu có hiệu quả, cần coi giải pháp về kinh tế -xã hội là một trong những giải pháp nền tảng cơ bản và quan trọng nhất.
Thứ nhất, Nhà nước cần quan tâm đẩy mạnh phát triển nền sản xuất
trong nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ngay trong thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Để hàng hoá Việt Nam có sức cạnh tranh cần chú ý đổi mới quy trình, công nghệ sản xuất, cải tiến về mẫu mã hàng hoá, giảm thiểu các chi phí sản xuất để sản phẩm có giá phù hợp với mức sống trung bình của người dân, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Từng bước hình thành tâm lý, thói quen dùng hàng sản xuất trong nước, chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng trong nước.
Thứ hai, Nhà nước phải xây dựng định hướng phát triển ngành, hàng cụ
thể, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên cơ sở quy luật cung - cầu của nền kinh tế thị trường. Cùng với sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp thì chúng ta cần quan tâm làm tốt công tác quy hoạch vùng, miền để có thể phát huy tốt đa mọi lợi thế sẵn có, định hướng đầu tư cho các doanh nghiệp, cải tiến thiết bị công nghệ nhằm tạo ra hàng hoá và dịch vụ đa dạng, có chất lượng tốt, giá thành bằng hoặc thấp hơn hàng ngoại nhập; đẩy mạnh việc thiết lập hệ thống phân phối, hậu mãi, quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Có như vậy mới kích thích được sức mua của người tiêu dùng đối với hàng trong nước.
Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư của
các doanh nghiệp tới các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, đặc biệt là các vùng giáp biên, ven biển, góp phần tạo công ăn việc làm, không ngừng nâng cao đời sống của người dân ở các khu vực biên giới, ven biển. Đặc biệt là có chính sách khuyến khích đầu tư thích đáng nhằm phát triển kinh tế tạo đòn bẩy phát triển về văn hoá - xã hội ở những khu vực này. Kết hợp lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với nhau nhằm đảm bảo sự phát triển đồng đều và công bằng xã hội. Việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo ở vùng biên giới phải được sự phối hợp lãnh đạo thống nhất của các cấp Đảng uỷ và có sự tiến hành đồng bộ của chính quyền các cấp, các Bộ, ngành liên quan... Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội phải có những dự án, kế hoạch cụ thể, chú ý tới mục tiêu, hiệu quả kinh tế, đồng thời bảo đảm các yêu cầu về mặt xã hội, tâm lý, tập quán và bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc.
Thứ tư, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động, tích cực hạ
thấp tỷ lệ thất nghiệp hàng năm thông qua việc tập trung đào tạo nghề cho người lao động, thu hút đầu tư để tạo thêm việc làm cho người lao động. Giải quyết tốt việc làm cũng có nghĩa là thu hẹp số người thất nghiệp, góp phần hạn chế người vi phạm pháp luật trong đó có tội phạm buôn lậu.
Thực hiện tốt các giải pháp về kinh tế - xã hội mà trước hết là giải quyết việc làm cho người lao động sẽ góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến tới không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân ở mọi miền đất nước. Đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên, các nhu cầu từng bước được thoả mãn thì một mặt là cơ sở, tiền đề giúp họ có những nhận thức đầy đủ hơn về pháp luật cũng như các vấn đề xã hội, mặt khác nhờ đó hạn chế mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường trong đó có tệ buôn lậu và tội phạm buôn lậu.