Hoàn thiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 90)

1. Đối tượng buôn lậu

3.2.4. Hoàn thiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu

buôn lậu

Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu là công tác phải được quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục và toàn diện trên mọi mặt, trong đó, hoàn thiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu phải được coi là một trong những công tác cấp bách. Để hoàn thiện các biện pháp này, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể về chính sách pháp luật, về đổi mới các cơ quan, lực lượng có chức năng đấu tranh phòng, chống buôn lậu.

a) Giải pháp về chính sách pháp luật

Trước hết, Nhà nước cần hoàn thiện các quy định pháp luật. Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hoạt động ngoại thương như: Chỉ thị 853/1997/CT-TTg ngày 11-10-1997 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới; chỉ thị số 19/2000/CT-TTg ngày 28-9-2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu và gian lận thương mại

tại các cửa khẩu... Tuy nhiên, nhiều văn bản còn có những kẽ hở, thậm chí chồng chéo mà bọn buôn lậu và gian lận thương mại có thể lợi dụng. Chẳng hạn như trong thủ tục hải quan, chúng ta đã có quy định về chế độ miễn kiểm hoá đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, tăng cường áp dụng chế độ miễn kiểm hoá đối với hàng xuất khẩu, nhất là những mặt hàng nông sản... khi nhà xuất nhập khẩu hội đủ những điều kiện nhất định. Điều này đã được các đối tượng buôn lậu lợi dụng triệt để để hoạt động buôn lậu. Do đó, để khắc phục những sơ hở, tồn tại trên, Nhà nước cần:

Thứ nhất, rà soát, đánh giá, tổng kết thực tế áp dụng các quy định pháp

luật về xuất nhập khẩu cũng như các vấn đề liên quan đến hoạt động ngoại thương. Qua đó, tìm ra những quy định bất hợp lý, chưa phù hợp cần khắc phục. Hiệu quả điều chỉnh của các quy định pháp luật chỉ có thể đạt được như mong muốn nếu không chồng chéo, mâu thuẫn.

Thứ hai, nhanh chóng ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định hướng

dẫn cụ thể về trường hợp "hàng cấm có số lượng lớn", "số lượng rất lớn" và "số lượng đặc biệt lớn" được quy định tại Điều 153, Bộ luật Hình sự. Việc thiếu vắng nội dung hướng dẫn trên đây đã gây ra những cách hiểu và cách vận dụng khác nhau trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu (hiện nay chúng ta mới chỉ có một số văn bản pháp luật có quy định về vấn đề này nhưng chỉ là đối với mặt hàng là thuốc lá điếu - hàng cấm nhập khẩu). Vì vậy, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Toà án nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Tổng cục Hải Quan... cần có hướng dẫn chính thức để có cách hiểu thống nhất đối với vấn đề này.

Thứ ba, giải thích, phân biệt chính thức khái niệm "buôn lậu" và "gian

lận thương mại" nhằm đi đến cách hiểu chung, thống nhất giữa các cơ quan hữu quan, tạo cơ sở cho việc xử lý các vi phạm trong hoạt động ngoại thương, sản xuất kinh doanh được thống nhất. Đồng thời, việc gia nhập AFTA và đang trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO của nước ta hiện nay, chúng ta

cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung luật hải quan nhằm khắc phục những khiếm khuyết, sơ hở về chính sách hải quan hiện hành.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, đặc biệt là thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu để phù hợp với điều kiện mới hiện nay; mạnh dạn giảm thuế suất nhập khẩu đối với những mặt hàng mà hàng nội địa có khả năng cạnh tranh. Có văn bản quy định về chuyển khẩu, tạm nhập, tái xuất và văn bản quy định về quy chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới, chế độ miễn kiểm hoá...

b) Đổi mới và hoàn thiện các lực lượng chức năng và cơ quan tư pháp hình sự

Một trong những yếu tố quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu có hiệu quả là sự vững mạnh của các lực lượng chống buôn lậu và hệ thống các cơ quan tư pháp hình sự. Trong thời gian qua, hệ thống này còn nhiều bất cập cần được hoàn thiện. Vì vậy, để đổi mới, hoàn thiện các lực lượng có chức năng chống buôn lậu và các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu, Nhà nước cần tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, phải xây dựng đội ngũ cán bộ công tác chống buôn lậu có chuyên môn vững vàng, trong sạch, yêu ngành. Để đạt được điều đó, các cơ quan chống buôn lậu cần làm trong sạch nội bộ; làm tốt công tác luân chuyển cán bộ, không để tình trạng một cán bộ công tác quá lâu ở một địa điểm, một vị trí... Đi đôi với các công tác đó phải chú trọng đến việc củng cố, ổn định các Chi bộ Đảng; tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện móc nối, tiêu cực.

Thứ hai, thắt chặt mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng chống buôn

lậu (Bộ đội biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường và Công an) không chỉ ở khu vực biên giới, trên biển, trên bộ mà cả ở sâu trong nội địa, ở những nơi tập trung nhiều chợ đầu mối của khu vực nhằm tạo nên sức

mạnh tổng hợp tấn công vào bọn buôn lậu; thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình buôn lậu và tội phạm buôn lậu.

Thứ ba, phối hợp tốt với các cơ quan giám định nhằm xác định nhanh

chóng hàng hoá, cổ vật hay giấy tờ làm thủ tục hải quan các nghi vấn là hàng cấm, vật phẩm lịch sử, văn hoá hay giấy tờ giả. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo 127 từ Trung ương đến địa phương trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu.

Thứ tư, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trinh sát của lực lượng

Công an, Hải quan, bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển trong đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu trên tất cả các tuyến nhằm mở rộng mạng lưới thông tin, thu thập tài liệu, phát hiện các đầu mối, đối tượng nghi vấn có hoạt động buôn lậu nhờ đó có điều kiện để thực hiện thuận lợi các yêu cầu của hoạt động điều tra. Đồng thời, tập trung lực lượng, phương tiện hiện đại và các điều kiện cần thiết để tiến hành các mặt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu trước mắt cũng như lâu dài của các lực lượng Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng nhằm chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu nói chung và điều tra xử lý tội phạm buôn lậu nói riêng đạt kết quả cao.

Trước mắt, Nhà nước cần đầu tư cho các lực lượng chức năng các lợi trang thiết bị như cân điện tử, cân áp lốp để kiểm tra trọng lượng các lô hàng lớn, máy soi công-ten-nơ để kiểm tra chặt những mặt hàng thuộc loại miễn kiểm...; đầu tư nâng cấp hệ thống truyền số liệu để Hải quan cũng như các cơ quan khác có thể truy cập kiểm tra xác định thông tin lý lịch của cán nhân hay tổ chức đang làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, vận chuyển háng hoá; đầu tư phương tiện, thiết bị liên lạc hiện đại, đáp ứng yêu cầu công tác. Thực tế cho thấy, hàng hoá nhập lậu khi đã được đưa qua biên giới thì phải được chuyển về các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn đông dân - những nơi có nhu cầu tiêu thụ cao. Do vậy, để đấu tranh phòng, chống buôn lậu có hiệu quả

các cơ quan chức năng phải phối hợp, tăng cường hoạt động kiểm tra hàng hoá, phương tiện vận chuyển trên các tuyến giao thông huyết mạnh.

Thứ năm, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức của các cơ quan điều tra, Viện

Kiểm sát, Toà án theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Xây dựng tổ chức bộ máy điều tra theo hướng tập trung thống nhất, tinh gọn, giảm đầu mối nhưng tăng cường các đơn vị điều tra tội phạm về kinh tế để chuyên môn hoá nghiệp vụ điều tra; kết hợp điều tra trinh sát với điều tra tố tụng.

Thứ sáu, đổi mới tổ chức hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân theo

hướng đảm bảo cho Viện Kiểm sát thực hiện tốt các chức năng công tố và kiểm sát hoạt động xét xử các vụ án nói chung và án buôn lậu nói riêng. Xây dựng cơ quan toà án theo hướng xét xử độc lập, đúng pháp luật, nhanh chóng kịp thời và nghiêm minh, mọi quyết định của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên toà. Tập trung đầu tư (cả về vật chất lẫn con người) cho toà án các tỉnh huyện biên giới, ven biển - nơi có điểm nóng về buôn lậu.

Xác định rõ mối quan hệ, phạm vi hoạt động của cơ quan điều tra ở các cấp; mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với các cơ quan tiến hành tố tụng khác như Viện kiểm sát, Toà án...; đồng thời, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ trong hoạt động tố tụng giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát với cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong công an, quân đội, hải quan... nhằm hạn chế tình trạng bỏ lọt tội phạm buôn lậu.

Thứ bảy, bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp nước ta cần phối hợp chặt

chẽ với tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL) và tổ chức Cảnh sát hình sự Đông Nam Á (ASEANPOL) trong đấu tranh phòng, chống các đường dây buôn lậu có quy mô lớn, có sự móc nối với bọn tội phạm ở nước ngoài.

Thứ tám, Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong các cơ

vàng, thường xuyên được đào tạo, nâng cao trình độ để có thể phục vụ đắc lực cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu. Chúng ta cũng cần xây dựng đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán chuyên trách xử lý các vụ án buôn lậu, góp phần điều tra, truy tố và xét xử nghiêm minh tội phạm buôn lậu.

Thứ chín, giải pháp trong việc phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm buôn

lậu chiếm vị trí rất quan trọng. Kết quả về phát hiện, xử lý vi phạm và tội phạm buôn lậu có tác động, ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tâm lý, tình cảm, thói quen cũng như cách xử sự của những người đã, đang và sẽ có ý định phạm tội buôn lậu. Do đó, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu cũng cần dành sự quan tâm đến giải pháp về phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm buôn lậu. Để thực hiện tốt giải pháp này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau: Tổ chức các hội nghị sơ tổng kết về công tác phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm buôn lậu nhằm rút ra những bất cập yếu kém và cập nhật, tổng kết những phương thức thủ đoạn buôn lậu mới để có biện pháp khắc phục, đấu tranh phòng, chống thích hợp. Quá trình xử lý các vi phạm và tội phạm buôn lậu cần tránh khuynh hướng áp dụng các biện pháp hành chính (giảm nhẹ) hoặc các biện pháp hình sự (tăng nặng) trong việc phát hiện và xử lý vấn đề này. Do đó, các cán bộ, công chức làm công tác pháp luật như quản lý thị trường, hải quan, bộ đội biên phòng, công an, kiểm sát, toà án phải luôn luôn khách quan, vô tư trong nhận thức, đánh giá, xử lý các vi phạm và tội phạm buôn lậu.

Hoạt động phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm buôn lậu phải được tiến hành đồng bộ với đấu tranh chống tội phạm tham nhũng, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, buôn bán hàng cấm... Bởi những tội phạm này có quan hệ mật thiết, chặt chẽ, là chỗ dựa cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Trong đó, buôn lậu nuôi tham nhũng, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới... và ngược lại tham nhũng, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới lại che chở và tiếp tay cho buôn lậu.

Thứ mười, tăng cường trách nhiệm và phối hợp trong công tác phát

hiện, xử lý vi phạm, tội phạm. Các cơ quan bảo vệ pháp luật như quản lý thị trường, hải quan, bộ đội biên phòng, công an, kiểm sát, toà án cần được tăng cường trách nhiệm hơn nữa trong công tác phát hiện, xử lý nghiêm những vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và tội phạm buôn lậu.

Để tăng cường trách nhiệm các các cơ quan chức năng, Chính phủ cần ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó quy định nhiệm vụ cụ thể đối với các Bộ, ngành và địa phương trong việc phát hiện và xử lý vi phạm, tội phạm buôn lậu.

Hoàn thiện công tác theo dõi, thống kê vi phạm, tội phạm buôn lậu. Như đã đề cập, việc xác định dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính" về hành vi

buôn lậu gặp nhiều khó khăn do từ trước đến nay không có cơ quan nào là đầu mối trong việc theo dõi, quản lý các quyết định xử lý vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu. Nhiều trường hợp các đối tượng buôn lậu bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu nhiều lần nhưng các cơ quan pháp luật cũng không nắm được (do không có điều kiện để xác minh) nên không có cơ sở để áp dụng biện pháp xử lý hình sự. Điều này khiến cho các đối tượng buôn lậu lợi dụng tối đa để trục lợi.

Thực tế, các đối tượng buôn lậu thường sử dụng sức mạnh về kinh tế để che đậy cho hành vi vi phạm pháp luật của mình, để các cán bộ có thẩm quyền bỏ qua việc "hành vi đã bị xử lý vi phạm hành chính một lần". Mặt khác, đối với cán bộ làm công tác phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm buôn lậu có cơ hội để sách nhiễu gây ra tình trạng tham nhũng, hối lộ ngày càng tăng. Đây chính là một trong những nguyên nhân và điều kiện dẫn tới tình hình tội phạm ẩn về buôn lậu còn cao.

Do đó, Chính phủ cần giao cho một cơ quan làm đầu mối quản lý và theo dõi thống nhất việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn lậu nhằm đảm bảo việc phát hiện và xử lý kịp thời tội phạm buôn lậu, góp phần

giữ vững an ninh xã hội, ổn định nền kinh tế. Muốn vậy, chúng ta cần khẩn trương xây dựng một hệ thống quản lý trực tuyến thông suốt giúp cho các cơ quan chức năng có thể truy cập và kiểm tra thông tin kịp thời để xử lý đúng đắn mọi hành vi, tội phạm buôn lậu.

Công tác thống kê tình hình vi phạm và tội phạm buôn lậu cũng cần được quan tâm hoàn thiện. Hiện nay, công tác thống kê về tội phạm buôn lậu, hành vi buôn lậu mới chỉ được các cấp, các ngành liên quan thực hiện một cách riêng lẻ theo phạm vi quản lý ngành hoặc theo vụ việc, điều này làm cho việc thống kê tổng hợp gặp nhiều khó khăn. Do đó, chúng ta cần hoàn thiện hơn nữa công tác thống kê và các tổ chức thống kê, trong đó giao cho Viện Kiểm sát chịu trách nhiệm thống kê tội phạm và Cục quản lý Thị trường thống kê số vụ buôn lậu bị xử lý vi phạm hành chính. Việc thống kê để đưa ra những thông số sát với tình hình thực tế rất quan trọng đối với việc đưa ra dự báo về những biến đổi, chiều hướng vận động và phát triển của tội phạm buôn lậu trong thời gian tới.

Nâng cao trình độ và tăng cường lực lượng phát hiện, xử lý vi phạm, tội

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)