Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 61)

1. Đối tượng buôn lậu

2.2.1.Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế xã hộ

Từ Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra phương châm quan hệ đối ngoại: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả

các nước”. Quan hệ làm ăn buôn bán giữa nước ta với các quốc gia trên thế

giới và các quốc gia trong khu vực được quan tâm phát triển, đặc biệt là với các nước láng giềng. Hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam và các nước ngày càng phong phú đa dạng. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước. Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của nước ta năm 2002 tăng 78,4% so với năm 1998; tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu vào nước ta trong cùng thời điểm so sánh trên cũng tăng 71,5%.

Bảng 10. Tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm

1998 đến năm 2002 [42, tr.369] Đơn vị tính: Triệu Đô la

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

1998 9.360,3 11.499,6

1999 11.541,4 11.742,1

2000 14.483,0 15.636,5

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

2002 16.705,8 19.733,0

Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng, trong những năm qua, nhìn chung năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là thấp và chậm được cải thiện. Chẳng hạn, theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), trong các năm 1998, 1999, 2000, 2001 và 2002, xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam lần lượt là 39/53, 48/53, 53/59, 60/75 và 65/80. Xét về khả năng tăng trưởng trung và dài hạn, hiện Việt Nam được đánh giá là đứng trên In-đô-nê-xia, song còn đứng sau nhiều nước trong cùng khu vực như Xin-ga- po, Ma-lai-xia, Thái-lan, Trung Quốc và cả Phi-líp-pin [48, tr.50]. Thị trường bao giờ cũng tuân theo quy luật cung cầu và giá trị hàng hoá. Có thể thấy rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm buôn lậu chính là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu. Các hoạt động kinh tế của nước ta vẫn đang chịu ảnh hưởng của thói quen sản xuất nhỏ, phân tán, quy trình công nghệ sản xuất lạc hậu. Tình trạng này đã làm ảnh hưởng tới nền sản xuất trong nước, sản phẩm làm ra nghèo nàn, giá thành cao, chủng loại nghèo nàn nên không chỉ không đủ sức cạnh tranh trên thị trường mà còn rất thiếu so với nhu cầu tiêu dùng của xã hội, gây ra sức ép phải đáp ứng nhu cầu hàng hoá từ bên ngoài nhập vào Việt Nam. Trong khi đó, hàng hoá của các nước trong khu vực rất đa dạng, mẫu mã đẹp, giá thành thấp đã được người tiêu dùng trong nước chấp nhận. Sự chênh lệch về giá giữa hàng hoá trong nước và hàng sản xuất từ ngoài chính là động lực thúc đẩy hoạt động buôn lậu của bọn tội phạm buôn lậu, bất chấp mọi sự ràng buộc của hàng rào thuế quan cũng như những hậu quả pháp lý mà họ phải gánh chịu.

Bên cạnh đó, cùng với những tác động tích cực thì những yếu tố mặt trái của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến sự phân hoá giàu - nghèo trong xã hội, kéo theo đó là những tác động xấu vào việc thực hiện chính sách xã hội tạo ra sự phân hoá giàu - nghèo, sự thất nghiệp, thiếu việc làm... Sự phân hoá giàu nghèo, mất cân đối vùng miền cũng ngày càng gia tăng. Kinh tế vùng sâu, vùng xa biên giới, ven biển nghèo nàn, kém phát triển. Đời sống của người

dân còn quá khổ cực, quanh năm vất vả, khổ nhọc làm nương, rẫy, chài lưới từ sáng đến tối nhưng vẫn không đủ ăn. Theo điều tra của Hội đồng Dân tộc, số hộ nghèo, đói ở miền núi phía Bắc nhiều gấp 4 lần so với Đồng bằng sông Hồng.

Những người trong độ tuổi lao động không có việc làm ngày càng tăng. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn diễn ra khá phổ biến trong cả nước. Người dân khu vực phía Bắc có tỷ lệ thời gian nhàn rỗi cao nhất nước, chiếm 25,8% tổng thời gian lao động; vùng ven biển duyên hải Trung Bộ là 25,3% và đồng bằng sông Cửu Long là 24,0% [41, tr.127]. Một bộ phận không nhỏ trong lực lượng này để đảm bảo cuộc sống đã tiếp tay hoặc trực tiếp tham gia buôn lậu. Riêng ở khu vực biên giới - những nơi có chợ, cửa khẩu còn có một lực lượng lao động nhàn rỗi từ các địa phương khác đến làm ăn sinh sống. Chẳng hạn, ở Móng Cái - Quảng Ninh, vào thời điểm năm 2000 có khoảng 5.600 người, ở Lạng Sơn là 4.800 người đến tìm kiếm việc làm, hầu hết họ là người lao động ở nông thôn thiếu việc làm sau khi hết mùa vụ. Lực lượng này đã tiếp tay rất đắc lực cho các đầu nậu buôn lậu trong việc đai vác hàng thuê do đa phần họ đều có nhu cầu tìm kiếm việc làm để có thu nhập gửi về cho gia đình, hiểu biết về chính sách, pháp luật lại hạn chế nên không nắm được các quy định của Nhà nước về chống buôn lậu, thậm chí có những người hoàn toàn không biết việc mình đai vác hàng thuê là vi phạm pháp luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các chính sách kinh tế - xã hội cần thiết trong những năm qua đã được Đảng và Nhà nước ta chú ý xây dựng nhằm nâng cao đời sống cho người dân, trong đó chú trọng tới các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và khu vực ven biển. Nhưng những chính sách đó chưa thực sự phát huy được hiệu quả như mong muốn. Chẳng hạn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho người dân miền núi, nông thôn vẫn chưa đảm bảo được đời sống cho nhân dân, sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ, giá cả bấp bênh.

Đặc biệt là các quốc gia láng giềng với nước ta thực thi những chính sách kinh tế, quản lý kinh tế không có lợi cho kinh tế nước ta cũng như công

hiện chính sách "biên mậu" nhằm mục đích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang Việt Nam, như miễn giảm các loại thuế cho những cơ sở sản xuất có hàng hoá bán sang Việt Nam; cứu trợ cho người dân biên giới bằng những loại hàng hoá dư thừa, lỗi mốt với mục đích để cho người dân bán hàng đó lấy tiền mua những loại hàng hoá cần thiết khác; cho phép người dân ở biên giới gom các loại sản phẩm điện tử gia dụng cũ từ Nhật Bản, Hồng Kông... để bán sang Việt Nam kiếm lời. Các quốc gia Lào, Campuchia lại không có nhiều biện pháp mạnh đấu tranh chống buôn lậu, nếu như không muốn nói là các cơ quan quản lý "làm ngơ" cho bọn buôn lậu hoạt động. Ở khu vực giáp biên giới với Việt Nam, trên lãnh thổ hai quốc gia này có hơn một trăm kho hàng lậu với đủ chủng loại hàng hoá luôn sẵn sàng xuất lậu sang Việt Nam. Thời gian gần đây chúng ta thấy hiện tượng hàng hoá do Trung Quốc sản xuất, hàng điện tử cũ... cũng xuất hiện nhiều trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia càng làm tăng nguy cơ hàng lậu có xuất xứ từ Trung Quốc xâm nhập thị trường nước ta. Những điểm này là môi trường thuận lợi cho sự phát sinh tội phạm buôn lậu.

Như vậy, có thể nói nền kinh tế thị trường đã có những tác động rất tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng những mặt trái của nó cũng như những hạn chế về năng lực sản xuất đã trở thành môi trường thuận lợi cho tội phạm buôn lậu phát sinh và tồn tại.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 61)