Nghĩa của nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tòa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 29)

1.3. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC XÉT XỬ TRỰC TIẾP, BẰNG LỜI NÓI VÀ LIÊN TỤC TẠI PHIÊN TÒA NÓI VÀ LIÊN TỤC TẠI PHIÊN TÒA

Với vai trò là những phương pháp và cách thức tiến hành hoạt động xét xử của Tòa án, quyết định cách thức và trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa; cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của HĐXX, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tại phiên tòa, nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tòa có những ý nghĩa pháp lý và chính trị - xã hội to lớn:

Thứ nhất: Nguyên tắc này đã ghi nhận những cách thức và phương pháp xét xử khoa học, biện chứng, phù hợp với những nội dung và yêu cầu của chức năng xét xử; đảm bảo tính chính xác, dân chủ, khách quan và công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án; Đồng thời, góp phần khắc phục được tư tưởng “án tại hồ sơ” đang tồn tại dai dẳng trong hoạt động xét xử, nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho các Thẩm phán và Hội thẩm có thể kiểm tra, đánh giá đầy đủ chứng cứ tại phiên tòa, kịp thời phát hiện những sai sót, khiếm khuyết trong hoạt động điều tra và truy tố, xác định chính xác các tình tiết của vụ án, đảm bảo các phán quyết của Tòa án là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Thứ hai: Phương pháp xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tòa đã tạo nên những cơ sở và bảo đảm pháp lý quan trọng, giúp những người tham gia phiên tòa có điều kiện tốt nhất, để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Việc Tòa án chỉ được ra phán quyết trên cơ sở các chứng cứ và ý kiến đã được trực tiếp xem xét tại phiên tòa sẽ giúp cho các quyền và nghĩa vụ tố tụng của những người tham gia phiên tòa, nhất là quyền bào chữa của nguời bị cáo được tôn trọng và phát huy hiệu lực trong việc giải quyết vụ án, phù hợp với các quy định của pháp luật nhân quyền quốc tế như: quyền được xét xử công bằng, quyền được suy đoán vô tội, quyền được bào chữa.v.v... Qua đó, góp phần thể hiện bản chất dân

chủ, khách quan và công bằng; tôn trọng và bảo vệ các quyền con người của hệ thống Tư pháp Việt Nam.

Thứ ba: Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tòa còn có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhiều nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS như: Nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án, nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án; nguyên tắc xét xử công khai... Việc thực hiện chính xác và đầy đủ những nội dung và yêu cầu của nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tòa là những cơ sở quan trọng, giúp những nguyên tắc trên có thể được hiện thực hóa tại phiên tòa. Ngược lại, sự vi phạm nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tòa ở mức độ nhất định cũng sẽ là sự vi phạm những nguyên tắc này.

Thứ tƣ: Điều 18 BLTTHS 2003 quy định: “Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định…” Do đó, việc Tòa án trực tiếp, bằng lời nói và liên tục xác minh lại toàn bộ các chứng cứ; công khai những kết quả xem xét, đánh giá chứng cứ, ý kiến và áp dụng pháp luật giải quyết vụ án; những người tham gia phiên tòa trực tiếp và công khai trình bày các ý kiến, tranh luận và đưa ra yêu cầu trước Tòa án sẽ giúp những người tham gia dự phiên tòa có thể nắm bắt và nhớ đầy đủ diễn biến phiên tòa, hiểu rõ các tình tiết của vụ án và việc áp dụng pháp luật của Tòa án; giúp nhân dân có thể giám sát hoạt động xét xử của Tòa án, nâng cao tinh thần trách nhiệm của HĐXX, cũng như hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân.

Thứ năm: Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tòa góp phần thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của PLTTHS và Nhà nước ta, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân đối với sự công minh, công bằng của Tòa án; tạo dựng và củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự nghiêm minh của pháp luật; nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân; giúp họ nhận thức được sự nguy hiểm của hành vi phạm tội; lôi cuốn quần chúng nhân dân tích cực tham gia cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, hạn chế sự phát triển của tội phạm trong xã hội.

1.4. SƠ LƢỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGUYÊN TẮC XÉT XỬ TRỰC TIẾP, BẰNG LỜI NÓI VÀ LIÊN TỤC TẠI PHIÊN TÒA TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.4.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến trƣớc khi BLTTHS 1988 có hiệu lực thi hành

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 02/9/1945 nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chính thức được thành lập. Nhằm củng cố chính quyền nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích của nhân dân, kịp thời trấn áp bọn phản cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành những sắc lệnh về tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, đó là Sắc lệnh số 34/SL ngày 13/9/1945 về bãi bỏ hai ngạch cơ quan hành chính và tư pháp cũ; Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng luật lệ cũ để xét xử chung “nhưng không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hòa”; Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 duy trì tổ chức luật sư cũ với một số điểm sửa đổi cho thích hợp với tình hình mới.

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960 xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục chưa được ghi nhận chính thức là những nguyên tắc của hoạt động xét xử tại phiên tòa. Tuy nhiên, những nội dung và yêu cầu của phương pháp xử trực tiếp và xét xử bằng lời nói tại phiên tòa đã được thể hiện trong nhiều quy phạm PLTTHS tại các văn bản pháp quy đơn hành.

Trong Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán có quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa của Tòa đệ nhị cấp (ở các tỉnh) như sau: Sau khi nghe các bị can, các người chứng, cáo trạng của ông Biện lý, và sau cùng nghe lời cãi của các bị can, ông Chánh án, hai Thẩm phán và hai Phụ thẩm nhân dân lui vào phòng nghị xử để cùng xét xử về tất cả các vấn đề thuộc về tội trạng, hình phạt trường hợp tăng tội, và trường hợp giảm tội. Nghị án song, Tòa lại họp và ông Chánh án tuyên đọc công khai bản án.” (Điều thứ 31) và trong phiên tòa xét xử tại Tòa thượng thẩm (Điều thứ 41) cũng có quy định tương tự. [36, tr.16, 19]

Bên cạnh đó, Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 về ấn định thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án cũng có một số quy định thể hiện những nội dung của nguyên tắc xét xử trực tiếp và nguyên tắc xét xử bằng lời nói như Điều thứ 25: “Trước khi mang một việc ra Tòa xử, ông biện lý có nhiệm vụ phải đem tất cả vật chứng cùng đòi các đương sự và nhân chứng đôi bên, để Tòa có thể bằng chứng cứ vào đó mà xét xử được”; Hoặc Điều thứ 26: “Khi cuộc thẩm vấn ở phiên toà xong rồi, ông biện lý thay mặt xã hội buộc tội bị can. Bao giờ ông biện lý cũng nói sau dân sự nguyên cáo. Bên bị can được nói sau cùng, trước khi Toà tuyên án. Toà không bắt buộc phải xử theo lời yêu cầu của ông biện lý.” [36, tr.48]. Tại Mục III của Thông tư số 22 – HCTP ngày 18/12/1957 của Bộ Tư pháp trả lời một số điểm về quyền bào chữa cũng có hướng dẫn: “Tại phiên tòa người bào chữa được hỏi tất cả những người cung khai trước phiên tòa, sau khi xin phép ông Chánh án… Sau khi Công tố viện luận tội, người bào chữa được trình bày lời bào chữa của mình, đề ra những điểm không đồng ý với Công tố viện và biện bác, xuất phát từ quan điểm bảo vệ pháp luật, chính sách và quyền lợi chính đáng của bị can. Sau khi người bào chữa nói xong mà Công tố viện đáp lại thì người bào chữa có quyền trả lời” [90, tr.44].

Mặt khác, tại Sắc lệnh số 13/SL có nhiều quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của Thẩm phán và Phụ thẩm phải độc lập, khách quan và công bằng trong hoạt động xét xử, xem xét và đánh giá chứng cứ tại phiên tòa như: “Mỗi Thẩm phán xét xử án quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình. Không quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xử án.” (Điều thứ 50); “Các Thẩm phán phải làm đầy đủ bổn phận, dự đều các phiên tòa, xử thật nhanh chóng và thật công minh. Thanh liêm là một đức tính thiêng liêng của người Thẩm phán Việt Nam ngày nay.” (Điều thứ 83); “Các phụ thẩm nhân dân có bổn phận là lấy trí sáng suốt và lương tâm ngay thẳng ra xét mọi việc rồi phát biểu ý kiến một cách công bằng không vì nể, vì sợ một thế lực nào, vì lợi riêng hay tư thù mà bênh vực ai hay làm hại ai.” (Điều thứ 24)

Ngoài ra, nội dung của phương pháp xét xử trực tiếp và xét xử bằng lời nói tại phiên tòa còn được thể hiện trong quy định tại: Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946 về tổ

chức Tòa án binh lâm thời; Sắc lệnh số 190/SL ngày 01/10/1946 quy định về thẩm quyền truy tố của Tòa án; Sắc lệnh số 19 ngày 16/02/1947 quy định về tổ chức Tòa án binh trong toàn cõi Việt Nam; Sắc lệnh số 150/SL ngày 12/4/1953 về việc thành lập Tòa án nhân dân đặc biệt ở những nơi phát động quần chúng.v.v…

Qua các quy định trên có thể thấy, mặc dù PLTTHS trong giai đoạn này không quy định chính thức về việc xét xử trực tiếp và xét xử bằng lời nói là những nguyên tắc của hoạt động xét xử tại phiên tòa nhưng các quy định về thủ tục, trình tự xét xử tại phiên tòa lại thể hiện tương đối rõ cách thức và phương pháp tiến hành xét xử trực tiếp và xét xử bằng lời nói tại phiên tòa. Trong khi đó, nguyên tắc xét xử liên tục tại phiên tòa lại chưa được quy định hay thể hiện trong PLTTHS ở giai đoạn này.

Đến năm 1964 căn cứ vào các quy định của pháp luật và những kinh nghiệm thực tiễn về công tác xét xử, TANDTC đã xây dựng Đề án về trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Bản đề án này được gửi về các TAND địa phương để thống nhất áp dụng. Trên thực tế, trong điều kiện chưa có BLTTHS, Bản đề án đã trở thành một tài liệu hướng dẫn quạn trọng, bảo đảm cho việc xét xử đa số các vụ án hình sự được khách quan và chính xác. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn tại Bản đề án còn có chỗ chưa hợp lý và việc chấp hành còn nhiều khuyết điểm, hạn chế, thậm chí còn có những hiện tượng tùy tiện. Một số nhược điểm liên quan đến xét xử trực tiếp và xét xử bằng lời nói tại phiên tòa đã được TANDTC tổng kết như sau:

“Trong phiên tòa, một số Thẩm phán còn chưa nắm vững yêu cầu của việc xét hỏi là phải kiểm tra lại toàn bộ các chứng cứ trong vụ án trên nguyên tắc xét xử công khai và trực tiếp, vì vậy, việc thẩm vấn nhiều khi sơ sài, không dứt điểm từng vấn đề, hoặc chưa làm sáng tỏ các chứng cứ quan trọng. Chứng cứ buộc tội thường được chú ý hơn chứng cứ gỡ tội; tài liệu, nhân chứng do bị cáo nại ra có khi không được chú ý lắng nghe. Nhiều khi Thẩm phán tin vào hồ sơ mà coi nhẹ việc thẩm vấn, tranh tụng công khai. Trong một số trường hợp, để thực hiện đúng chủ chương xét xử đã dự kiến, Thẩm phán không chú ý lắng nghe những lời bào chữa của bị cáo, hoặc chỉ để bị cáo trình bày những lời khai phù hợp với hồ sơ và nếu bị cáo

khai khác sẽ bị trấn áp. Do thái độ thiếu khách quan đó của Thẩm phán nên quyết định của Tòa án có khi không phù hợp với thực tế điều tra ở phiên tòa.” [90, tr.112]

Trên cơ sở đúc rút những kinh nghiệm từ việc thực hiện Bản đề án trên, ngày 27/9/1974 TANDTC đã ban hành Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm (kèm theo Thông tư số 16/TATC). Bản hướng dẫn này xác định vai trò và nhiệm vụ của hoạt động xét xử tại phiên tòa như sau:“Đối với những vụ án phải đưa ra xét xử, việc xét xử tại phiên tòa là giai đoạn quyết định vụ án. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ trình tự tố tụng hình sự vì trong phiên tòa, TAND thẩm tra lại toàn bộ chứng cứ, nghe tranh cãi và cuối cùng quyết định việc xử lý vụ án. Việc xét xử tại phiên tòa chẳng những phải chính xác mà còn phải có tác dụng giáo dục tốt đối với nhân dân” [90, tr.132]. Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ những nội dung và yêu cầu nêu trên, TANDTC đã quy định những nguyên tắc chung của hoạt động xét xử tại phiên tòa như: 1) Việc xét xử phải công khai; 2) Việc xét xử phải trực tiếp và bằng lời nói; 3) Việc xét xử phải liên tục. Theo những quy định này, những nội dung và yêu cầu của nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tòa đã được hướng dẫn rất cụ thể:

2. Việc xét xử trực tiếp và bằng lời nói

Việc xét xử trực tiếp và bằng lời nói nhằm đảm bảo cho TAND thẩm tra được đầy đủ và chính xác các chứng cứ, tài liệu trong vụ án và xem xét vụ án được toàn diện. Căn cứ vào nguyên tắc đó, TAND phải tiến hành chu đáo việc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. TAND phải trực tiếp nghe những lời khai của bị cáo, của những người khác tham gia tố tụng, của giám định viên và của nhân chứng, đồng thời phải xem xét các tang vật, tài liệu.VKSND, bị cáo và những người khác tham gia tố tụng có quyền tranh luận về chứng cứ cũng như việc áp dụng pháp luật, đường lối, chính sách xét xử. TAND chỉ được căn cứ vào những lời khai và chứng cứ đã được xem xét trước phiên tòa để quyết định bản án chứ không được căn cứ vào bất cứ tài liệu nào khác. Kinh nghiêm cho thấy rằng: Muốn bảo đảm được nguyên tắc xét xử trực tiếp và bằng lời nói thì trước tiên các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cần tránh

tư tưởng coi nhẹ việc xét hỏi và việc nghe tranh cãi ở phiên tòa vì chỉ tin vào hồ sơ hoặc cho rằng việc mở phiên tòa chỉ là để hợp pháp hóa một chủ trương xét xử đã được dự kiến trước. Mặt khác, phải chuẩn bị chu đáo kế hoạch thẩm vấn để tập chung làm sáng tỏ những vấn đề quan trọng mà không mất thì giờ về những vấn đề thứ yếu hoặc không có liên quan đến vụ án.

3. Việc xét xử phải liên tục

Việc xét xử phải liên tục nhằm bảo đảm cho hội đồng xử án và những người tham gia phiên tòa dễ dàng nhớ được những tình tiết của vụ án và giải quyết được dứt điểm từng vụ.

Việc xét xử phải tiến hành liên tục từ khi khai mạc cho đến khi tuyên án, trừ những giờ nghỉ. TAND xét xử xong vụ án này mới được xét xử đến vụ án

Một phần của tài liệu Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tòa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 29)