Việc sử dụng tiếng nói và chữ viết là một nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS, được quy định tại Điều 133 Hiến pháp năm 1992 và Điều 24 BLTTHS 2003:“Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có phiên dịch.”
Theo quy định của PLTTHS, tiếng nói và chữ viết dùng trong TTHS là Tiếng Việt. Bởi vì, tiếng Việt là quốc ngữ, ngôn ngữ phổ thông được dùng trong các hoạt động chính thức của nhà nước. Việc sử dụng Tiếng Việt trong TTHS “thể hiện Việt Nam là một quốc gia thống nhất, phù hợp với tư tưởng pháp luật thống nhất trong cách hiểu và vận dụng pháp luật, đưa PLTTHS thành bộ phận hữu cơ trong hệ thống pháp luật” [91, tr.61, 62].
Tuy nhiên, thực tiễn có nhiều trường hợp những người TGTT không biết hoặc không sử dụng thành thạo Tiếng Việt như: những người thuộc các dân tộc thiểu số, người nước ngoài.v.v.. nên họ không thể diễn đạt hoặc diễn đạt không chính xác và đầy đủ các sự việc hoặc ý kiến, yêu cầu của họ bằng Tiếng Việt. Nếu quy định họ phải sử dụng Tiếng Việt sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tính chính xác và khách quan của việc giải quyết vụ án mà còn là sự hạn chế các quyền tố tụng của
họ. Do đó, nguyên tắc tiếng nói và chữ viết trong TTHS quy định những người TGTT không biết hoặc không sử dụng thành thạo Tiếng Việt có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình khi tham gia vào các hoạt động TTHS. Họ có quyền thông qua phiên dịch để tìm hiểu hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng cứ, trình bày ý kiến, đề nghị và khiếu nại.v.v.. bằng thứ tiếng của dân tộc mình. Các cơ quan THTT có trách nhiệm đảm bảo cho họ sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong mọi hoạt động TTHS như: đảm bảo có phiên dịch cho họ, các giấy tờ, tài liệu tống đạt cho họ cũng phải được dịch ra thứ tiếng của dân tộc họ.v.v..
Tại phiên tòa, nguyên tắc tiếng nói và chữ viết trong TTHS sẽ đảm bảo cho những người TGTT thực hiện tốt nhất các quyền tố tụng của mình như: quyền tham gia việc xét hỏi, tranh luận và đưa ra yêu cầu trước Tòa án, đặc biệt là quyền bào chữa của bị cáo. Do đó, nguyên tắc này là một bảo đảm quan trọng cho sự bình đẳng của các chủ thể trước pháp luật và trước Tòa án.
Mặt khác, nguyên tắc tiếng nói và chữ viết trong TTHS sẽ giúp những người tham gia phiên tòa trình bày chính xác và đầy đủ những thông tin, lý lẽ và yêu cầu của họ liên quan đến vụ án, giúp cho HĐXX và những người tham gia phiên tòa dễ dàng hiểu được những nội dung đó, bảo đảm được sự chính xác trong hoạt động xét xử nói chung và việc xác định sự thật khách quan của vụ án nói riêng. Do đó, nguyên tắc tiếng nói và chữ viết trong TTHS sẽ giúp cho Tòa án thực hiện đầy đủ