2.3.2.1 Hạn chế
Một trong những hạn chế lớn nhất của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội hiện nay là huy động vốn trung và dài hạn không đủ để tài trợ cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Nguồn vốn trung dài hạn tại Chi nhánh bị giảm dần từ năm 2009 đến năm 2011, bởi nền kinh tế lạm phát, người dân ưa thích kỳ hạn ngắn hơn. Chính vì thế, Chi nhánh buộc phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang để đáp ứng cho nhu cầu dài hạn. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn thấp, mất cân đối trong tổng nguồn vốn huy động.
Vốn huy động từ tổ chức kinh tế cũng bị giảm và chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu vốn huy động: từ 4.012.759 triệu đồng năm 2009 giảm xuống chỉ còn 3.281.356 triệu đồng năm 2011.
Nguồn tiền gửi ngoại tệ tuy có biến động tăng/giảm qua các năm từ 2009 đến năm 2011 song vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động. Năm 2009 chỉ chiếm 14,43% tổng vốn huy động, năm 2010 huy động bằng ngoại tệ đạt 785.578 triệu đồng, chiếm 21,39% tổng vốn huy động, năm 2011 đạt 715.400 triệu đồng, chiếm 15,00% tổng vốn huy động.
Tiền gửi thanh toán của cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp: Như chúng ta đã biết, ngoài thu nhập từ lãi cho vay là thu nhập chủ yếu, truyền thống, thì hiện nay, các Ngân hàng đã và đang
hướng tới thu nhập từ dịch vụ. Đó là yếu tố cơ bản để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng, nâng cao hiệu suất danh lợi và tạo ra sức cạnh tranh cho các Ngân hàng. Tuy nhiên tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà nội nguồn thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng vẫn còn thấp. Các sản phẩm và dịch vụ như thanh toán, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền nhanh… có số lượng khách hàng chưa nhiều, quy mô và số lượng hợp đồng nhỏ và ít. Trong đó, dịch vụ thanh toán là dịch vụ truyền thống quan trọng đem lại nguồn thu từ phí, và nguồn vốn rẻ. Tuy nhiên, trong cơ cấu huy động của Maritime Bank - Chi nhánh Hà nội, tiền gửi thanh toán của cá nhân chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động. Mặc dù lượng khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều nhưng chủ yếu vẫn là khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm, có kỳ hạn, nguồn vốn ổn định nhưng chi phí trả lãi cao. Số lượng khách hàng cá nhân mở tài khoản thanh toán còn ít, vì thế lượng thẻ phát hành và sử dụng còn hạn chế.
2.3.2.2 Nguyên nhân
Chính sách về giá: Trong những năm qua, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường, NHNN đã đưa ra hàng loạt các chính sách nhằm ngăn chặn lạm phát, suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Trước tình hình đó, Maritime Bank phải áp dụng cùng lúc nhiều chính sách giá khác nhau và luôn theo sát các chính sách của NHNN, phản ứng nhanh đối với những thay đổi lãi suất trên thị trường của các NHTM nhằm đưa ra mức giá cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN và an toàn trong hoạt động. Tuy nhiên, về cơ bản, Maritime Bank vẫn chưa có chính sách giá độc lập mà chủ yếu dựa vào sự điều chỉnh giá của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Chính sách về sản phẩm: Với mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, Maritime Bank đã tập trung nghiên cứu để tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cao cấp, hiện đại nhằm tạo sự khác biệt với các Ngân hàng khác. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chưa được đầu tư đúng mức, chưa phù hợp với quy mô hoạt động của Ngân hàng. Có những sản phẩm mới đưa ra áp dụng nhưng không tính toán được những rủi ro tiềm ẩn của nó dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng. Cụ thể là hình thức
gửi tiền hoạt kỳ 13 tháng rút trước hạn vẫn được hưởng lãi suất tại thời điểm gửi tiền. Hình thức này được đưa ra áp dụng trong giai đoạn giữa năm 2009 khi mà lãi suất huy động đang ở mức rất cao. Khách hàng nhận thấy hình thức gửi này rất có lợi nên đã đồng loạt gửi tiền theo hình thức huy động này. Ngân hàng tránh được dự trữ bắt buộc nhưng đổi lại khi lãi suất điều chỉnh giảm vào cuối năm 2008 và cả năm 2009 thì chi phí trả lãi cho các khoản tiền gửi này lại rất cao gây thiệt hại nặng nề cho Ngân hàng. Vì vậy, trước khi đưa sản phẩm mới ra áp dụng cần phải có sự nghiên cứu, tính toán kỹ càng tránh gây thất thoát, tổn hại cho Ngân hàng.
Tuy Ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác phát hành thẻ, miễn phí mở thẻ và phí thường niên trong vòng 1 năm nhưng do khách hàng hầu như đã mở thẻ ở các Ngân hàng khác rồi nên rất ngại mở thêm tài khoản thanh toán và thẻ mới. Bên cạnh đó, mạng lưới hoạt động tuy được mở rộng nhưng vẫn chưa có những phòng giao dịch ở một số tỉnh thành như Lào Cai, Lạng Sơn,… dẫn đến hạn chế về các sản phẩm dịch vụ thanh toán như chuyển khoản cho khách hàng trên địa bàn đó. Vì thế, chi nhánh Hà Nội cần chú trọng giới thiệu và nâng cao số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán, đẩy mạnh công tác phát hành thẻ ATM, từ đó tăng số dư tiền gửi không kỳ hạn và tăng doanh số thanh toán qua thẻ, tận dụng nguồn vốn với chi phí rẻ. Là Ngân hàng mới so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nên chi phí hoạt động của Ngân hàng đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản còn cao, các phòng mới mở hoạt động vẫn chưa hiệu quả dẫn đến kém cạnh tranh trong chính sách giá, chi phí huy động vốn cao.
Bên cạnh đó, Ngân hàng chưa có các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể nhằm đánh giá một cách chuẩn xác hiệu quả huy động và sử dụng vốn. Chưa có các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu các chi phí không cần thiết trong quá trình vận hành bộ máy, điều này làm tăng chi phí huy động vốn dẫn tới nguồn tín dụng sẽ không hấp dẫn đối với khách hàng.
Các dịch vụ cho tổ chức chưa được phát triển và mở rộng.
Một bộ phận nhân viên của Ngân hàng vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình, chưa nắm vững nghiệp vụ khiến khách hàng cảm thấy chưa hài lòng. Phương
thức giao dịch vẫn còn làm mất thời gian của khách hàng, khiến họ phải làm quá nhiều công việc khi nộp rút tiền hoặc tiến hành gửi một khoản tiết kiệm vào Ngân hàng hoặc khi tiến hành thanh toán một khoản tiền ra nước ngoài.
Bên cạnh những nhân tố chủ quan trên, những hạn chế trong huy động vốn tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn từ 2009-2011 còn do sự ảnh hưởng
của các nhân tố khách quan như:
Tình hình kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ trên toàn thế giới từ đầu năm 2008. Lạm phát cao, thâm hụt thương mại kỷ lục, khủng hoảng thanh khoản trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng biến động thất thường, thị trường bất động sản đóng băng và niềm tin của giới đầu tư ngày càng suy giảm nghiêm trọng là những biểu hiện cho thấy giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 là một năm đầy xáo trộn, khó khăn. Sau hàng loạt những biện pháp thắt chặt tiền tệ, điều hành lãi suất bằng việc ấn định lãi suất cơ bản và trần lãi suất cùng sự điều hành đồng bộ của chính sách tài khoá và tỷ giá hối đoái đã phần nào giúp cho nền kinh tế vĩ mô đi vào ổn định nhưng cũng đã khiến hệ thống Ngân hàng và doanh nghiệp bị tổn thương. Điều đó gây ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động, niềm tin của người gửi tiền. Bên cạnh đó Cục dự trữ Liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất cho vay đồng USD, trên thị trường luôn kham hiếm đồng nội tệ, nhu cầu về vốn, nhu cầu đầu tư trên các ngành, lĩnh vực tăng mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế.
Chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đã dẫn đến cuộc đua huy động vốn giữa các Ngân hàng, nhất là vào cuối năm 2007, đầu năm 2008: lãi suất huy động tăng cao không ngờ, đã có lúc lên đến trên 19%. Không chỉ đơn thuần gia tăng lãi suất như trước đây mà các NHTM đã chú trọng hơn đến việc đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn (Chứng chỉ tiền gửi, phát hành Giấy tờ có giá với lãi suất bậc thang…) đi kèm với các giải pháp Marketing hấp dẫn như: tặng quà, dự thưởng,… Sự cạnh tranh giữa các NHTM đã đem lại cho người dân nhiều lợi ích từ được hưởng lãi suất cao đến có nhiều cơ hội lựa chọn cho đầu tư hơn, nhưng cũng làm tăng nguy cơ rủi ro cho hệ thống Ngân hàng.
Một số biến cố buộc ngành Tài chính- Ngân hàng phải có cái nhìn mới về rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Đó là việc giá vàng, giá USD ở thị trường tự do có lúc tăng đột biến. Tăng cường kiểm soát thông tin là bài học được chuyên gia đúc kết sau những biến động kể trên.
Cạnh tranh ngày càng gay gắt diễn ra đồng thời trên 2 mặt: Một mặt, cạnh tranh diễn ra các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp từ đó Ngân hàng khó khăn trong việc tìm kiếm doanh thu cho hoạt động tài trợ của mình. Mặt khác, cạnh tranh diễn ra trong nội bộ hệ thống các NHTM với nhau và với các định chế tài chính phi Ngân hàng trong hoạt động huy động vốn.
Do Maritime Bank - chi nhánh Hà Nội đi vào hoạt động khá lâu, nên đã tạo dựng được uy tín và hình ảnh trong mắt khách hàng. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong những năm qua tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn có rất nhiều khó khăn. Từ thực trạng nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội vấn đề đặt ra cấp thiết là phải có các giải pháp cụ thể và đồng bộ nhằm tăng cường huy động vốn để đáp ứng yêu cầu không ngừng mở rộng, nâng cao kết quả kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu thị trường, đối tác, khách hàng và chiến lược hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI- CHI NHÁNH HÀ NỘI