Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải - chi nhánh Hà Nội (Trang 40)

2.1.2.1 Nguyên tắc về bộ máy điều hành

Bộ máy điều hành của Maritime Bank luôn phải đảm bảo sự phân tách giữa các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ và giám sát để đảm bảo sự minh bạch, tránh chồng chéo và có sự kiểm soát hợp lý giữa các đơn vị.

Hoạt động của bộ máy điều hành phải bảo đảm các nguyên tắc dưới đây: - Chịu sự kiểm soát tập trung từ Trụ sở chính với trách nhiệm cao nhất của Tổng Giám đốc nhằm bảo đảm cơ chế quản lý theo chiều dọc trong các mặt hoạt động của Maritime Bank và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám đốc theo quy định của Pháp luật;

- Tổng Giám đốc điều hành hoạt động hằng ngày của Maritime Bank thông qua cơ chế phân cấp, ủy quyền do HĐQT trị ban hành nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc cũng như nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp quản lý;

- Lãnh đạo các Đơn vị trong bộ máy điều hành phải chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động của đơn vị mình phụ trách theo chiều dọc từ các Phòng, Ban Trụ sở chính đến các đơn vị đặt tại các Vùng/Miền, Khu vực, Chi nhánh, Phòng Giao dịch, Quỹ Tiết kiệm và các điểm giao dịch khác trong hệ thống;

- Giám đốc Vùng/Miền, Giám đốc Khu vực chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo chung đối với các đơn vị trực thuộc Vùng/Miền, Khu vực phụ trách, bảo đảm điều hành hoạt động của các đơn vị đó theo đúng kế hoạch kinh doanh và chiến lược của Maritime Bank;

- Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Phòng Giao dịch và Trưởng Quỹ Tiết kiệm chịu trách nhiệm về công tác quản lý chung đối với đơn vị được giao phụ trách (bao gồm: công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý tài sản, kho quỹ, an ninh vệ sinh, phòng cháy chữa cháy v.v…), công tác thông tin báo cáo của đơn vị đối với Maritime Bank và cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn theo quy định của Pháp luật và các nội dung công việc khác liên quan đến hoạt động của Trụ sở đơn vị theo quy định của Maritime Bank;

- Giám đốc Trung tâm KHCN, Giám đốc Trung tâm KHDN, Giám đốc

Trung tâm KHDNL, Giám đốc Trung tâm BHTT, và các Giám đốc Trung tâm thuộc

các NHCD/Khối hỗ trợ trực tiếp chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Trung tâm được giao phụ trách. Có trách nhiệm báo cáo về chuyên môn theo chiều dọc, báo cáo các cơ quan quản lý địa phương thông qua Giám đốc Chi nhánh.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Tổ chức bộ máy của Maritime Bank được cơ cấu dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm:

- Đại Hội đồng cổ đông;

- Ban Kiểm soát và các đơn vị trực thuộc (Phòng Kiểm toán nội bộ và các Đơn vị khác, nếu có);

- HĐQT và các Đơn vị trực thuộc:  Ủy ban Tín dụng và Đầu tư;  Ủy ban Xử lý Rủi ro;  Ủy ban Quản lý Rủi ro;  Ủy ban Nhân sự;  Ủy ban Chiến lược;  Ủy ban Kiểm toán;  Văn phòng HĐQT;

- Tổng Giám đốc và các Cá nhân, Đơn vị trực thuộc:

 Hội đồng Điều hành;

 Phó Tổng Giám đốc thường trực (trực tiếp Phụ trách các Đơn vị được Tổng Giám đốc phân công);

- Các Đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng Giám đốc bao gồm:  Ngân hàng Cá nhân;

 Ngân hàng Doanh nghiệp;  Ngân hàng Doanh nghiệp Lớn;  Ngân hàng Định chế Tài chính.

- Các Đơn vị Hỗ trợ trực thuộc Tổng Giám đốc bao gồm:  Ban Phát triển Mạng lưới;

 Ban Pháp chế và Giám sát tuân thủ;  Ban Quản lý Chiến lược;

 Ban Quản lý Tín dụng;

 Ban Truyền thông và Quản lý Thương hiệu;  Khối Phê duyệt Tín dụng;

 Khối Quản lý Tài chính;  Khối Quản lý Rủi ro;

 Khối Công nghệ và Vận hành;  Văn phòng Hội đồng điều hành.

- Các điểm giao dịch khác trên toàn quốc, bao gồm: Sở Giao dịch, Chi nhánh, Phòng Giao dịch, Quỹ Tiết kiệm và các Đơn vị khác theo quy định của Pháp luật.

34

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải - chi nhánh Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)