Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải - chi nhánh Hà Nội (Trang 83)

Con người được coi là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Hiện nay, các NHTM nước ta đang thực hiện quá trình hiện đại hoá, phát triển các nghiệp vụ mới, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng khi lộ trình tài cấu trúc hệ thống Ngân hàng đang được NHNN thực hiện mạnh mẽ và triệt để. Để tồn tại và phát triển, các NHTM đã và đang tự mình tiến hành cơ cấu lại chính Ngân hàng mình, đưa công nghệ tin học vào tất cả các khâu, các nghiệp vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh, phát triển các dịch vụ mới,… đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, NHTM là một ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động đa năng với nhiều nghiệp vụ và đối tượng đào tạo khác nhau, đòi hỏi chuyên môn hoá cao, lại rất nhạy cảm với các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, do đó công tác đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ nhân viên cần phải tiến hành thường xuyên, vừa đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh doanh hiện nay vừa chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển NHTM trong tương lai. Chính vì vậy, trong những năm tiếp theo, Martime Bank nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng cần tiếp tục dành sự quan tâm thích đáng hơn cho công tác nhân sự, đào tạo: bắt đầu từ khâu tuyển dụng, sắp xếp bố trí công tác, thực hiện đào tạo và đào tạo lại cán bộ để có thể bắt kịp với những thay đổi. Các giải pháp cụ thể là:

Thứ nhất, ở Martime Bank - Chi nhánh Hà Nội đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ

chiếm tỷ lệ khá đông, còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Do đó Chi nhánh cần có hướng đào tạo cho phù hợp đồng thời quán triệt cho họ nhận thức được tầm quan trọng về khả năng đóng góp của mình vào sự thành công của Ngân hàng.

Thứ hai, cần chú trọng hơn nữa đến chính sách phát triển nguồn nhân lực

thông qua việc hoàn thiện về tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân lực, lựa chọn và phân hạng nhân lực, chức danh tiền lương và chế độ khen thưởng, khuyến khích các nguyên tắc giao tiếp nội bộ… với mục tiêu nâng cao tầm và kỹ năng của cán bộ lãnh đạo, xây dựng đội ngũ nhân viên có chuyên môn sâu, có khả năng quản trị công nghệ hiện đại và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt.

- Nâng cao chất lượng tuyển dụng bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp đảm bảo lựa chọn được những ứng viên xứng đáng có đủ năng lực, kiến thức đáp ứng nhu cầu công việc. Khi tuyển chọn cần chú ý các mặt trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, đạo đức tác phong, khả năng thực tế qua kiểm tra, phỏng vấn. Việc tuyển dụng phải được thông báo công khai trên các báo đài để thu hút nhân tài. Trong thi tuyển không nên bỏ phần thi ngoại ngữ và tin học bên cạnh phần thi nghiệp vụ vì đây là những kiến thức rất cần thiết đối với một cán bộ Ngân hàng đặc biệt trong quá trình mà các sản phẩm công nghệ cao, các loại máy móc thiết bị hiện đại, các lãnh đạo là người nước ngoài dần đang được các Ngân hàng nội ưa chuộng đòi hỏi người cán bộ phải có kiến thức về ngoại ngữ, am hiểu về tin học thì mới có thể vận hành tốt được.

Thứ ba, tăng nguồn nhân lực nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu

kế hoạch về năng suất lao động như huy động vốn bình quân đầu người, dư nợ bình quân đầu người, lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người…

Thứ tư, công tác đào tạo cán bộ cần được chú trọng và phát triển thường

xuyên. Cử các quản lý đi học tập đầy đủ tại các lớp đào do Hội sở tổ chức. Tại chi nhánh cần áp dụng nhiều hình thức đào tạo như đào tạo tại chỗ cho nhân viên mới.

Thứ năm, với những người có khả năng cần khuyến khích và tạo điều kiện

thức và khả năng chuyên môn. Chi nhánh cần đưa ra chính sách khuyến khích nhân viên học tập, không ngừng đảm bảo phúc lợi đầy đủ tạo động lực cho nhân viên tích cực học hỏi, tạo sự đoàn kết, gắn kết giữa các nhân viên trong Ngân hàng. Điều đó làm tăng tính đoàn kết, an toàn trong hoạt động làm tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng.

Thứ sáu, về sử dụng lao động: Bố trí cán bộ nhân viên vào những vị trí phù

hợp với khả năng, trình độ, tính cách để phát huy tối đa năng lực, sức sáng tạo. Xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật, khuyến khích vật chất tạo động cơ kích thích người lao động hăng say làm việc. Xây dựng quy hoạch cán bộ theo nhu cầu của chi nhánh và năng lực triển vọng của CBCNV.

Thứ bảy, mở rộng dân chủ trong cơ quan để phát huy sáng kiến, động viên

sức lực, trí tuệ và khả năng của cán bộ trong kinh doanh và quản lý, tạo sức mạnh tổng hợp cho toàn hệ thống bên cạnh đó hàng năm thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ nhân viên theo đúng chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

Thứ tám, cải thiện môi trường làm việc khiến cho nhân viên thực sự năng

động, sáng tạo và làm chủ nghiệp vụ, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Luôn tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các nhân viên, tạo động lực trong lao động tránh tình trạng ngại học hỏi và từ đó nâng cao kinh nghiệm cho bản thân. Hoạt động Ngân hàng bên cạnh nhân viên có trình độ cao phải có nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trung thành với Ngân hàng mới tạo ra tính an toàn, chắc chắn trong công việc. Cải tạo môi trường làm việc làm cho nhân viên gắn kết với nhau hơn, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho Ngân hàng.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả huy động vốn thì cần phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo có hệ thống, kiến thức phong phú về nhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực, có khả năng nắm bắt những thay đổi của thị trường. Phải có một chính sách đào tạo, tuyển dụng, sử dụng lao động hợp lý để mỗi nhân viên có thể phát huy

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải - chi nhánh Hà Nội (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)