Các kết quả kinh doanh chủ yếu của Maritime Bank Chi nhánh Hà

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải - chi nhánh Hà Nội (Trang 44)

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn:

Để tồn tại và phát triển, NHTM không những phải có vốn mà còn phải không ngừng tăng cường huy động vốn để đảm bảo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như mục tiêu thanh khoản và an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội luôn coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại

Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. Không kỳ hạn 721.740 14,01 540.935 14,73 749.966 15,73 2. Ngắn hạn 4.067.175 78,97 2.846.258 77,48 3.848.390 80,71 3. Trung, dài hạn 361.665 7,03 286.176 7,79 169.858 3,56 Tổng nguồn vốn huy động 5.150.580 100,00 3.673.370 100,00 4.768.214 100,00

(Nguồn: Cân đối nội bảng cộng qui đổi 2009 - 2011)

0 20 40 60 80 100 2009 2010 2011 KKH Ngắn hạn Trung, dài hạn Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng huy động vốn

Công tác huy động vốn từ nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cư, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức luôn được quan tâm, chú trọng. Chi nhánh đã vận dụng một cách linh hoạt các loại hình sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như: tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích luỹ, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Maritime Bank luôn chủ động bám sát những biến động lãi suất của các Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội và chính sách của NHNN để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp và có hướng chỉ đạo các Chi nhánh trong hệ thống. Kết hợp với việc sử dụng các hình thức khuyến mại như tặng quà, dự thưởng… đã góp phần lôi kéo khách hàng đến với Chi nhánh và nâng cao nguồn vốn huy động cho Chi nhánh.

Khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh, số dư huy động bị sụt giảm qua các năm, cụ thể năm 2009 số dư huy động vốn đạt 5.151 tỷ đồng, năm 2010 số dư huy động vốn đạt 3.673 tỷ đồng, giảm 1.478 tỷ đồng (-28,69%) so với năm 2009. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc duy trì lượng khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới; vì vậy, số dư huy động vốn năm 2011 đã tăng lêm đáng kể đạt 4.768 tỷ đồng, tăng 1.095 tỷ đồng (+29,81%) so với năm 2010.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một mảng hoạt động lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động của NHTM. Tính quan trọng của hoạt động tín dụng được thể hiện trước hết mang lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của NHTM, bên cạnh đó nhờ hoạt động này mà NHTM có thể bán chéo sản phẩm, tạo nền tảng thu hút hỗ trợ cho các hoạt động khác như Bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền...

Kết quả hoạt động tín dụng của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Dư nợ cho vay

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 1.777.000 70,25 1.872.900 72.35 1.081.061 62,85 Trung hạn 359.650 14,22 300.754 11,62 325.288 18,91 Dài hạn 392.709 15,53 414.886 16,03 313.667 18,24 Tổng dư nợ 2.529.359 100,00 2.588.540 100,00 1.720.016 100,00

(Nguồn: Cân đối nội bảng cộng qui đổi 2009 - 2011)

0 20 40 60 80 2009 2010 2011 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay

tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011

Với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu, Maritime Bank đang hướng tới thực hiện cho vay có chất lượng, đảm bảo an toàn và bền vững với khách hàng mục tiêu tập trung vốn phục vụ các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ các khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, Maritime Bank vẫn nghiêm túc thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, giai đoạn 2009-2011, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cộng với các chính sách, chỉ đạo của Chính

phủ và NHNN. Vì vậy, chính sách tín dụng của Maritime Bank từ kích thích tăng trưởng dư nợ năm 2009 đến hạn chế tăng trưởng dư nợ năm 2011 và tập trung củng cố, ổn định hoạt động năm 2011. Vì thế, dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Nội cũng có sự biến động và cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cũng thay đổi đáng kể qua các năm, điển hình là dư nợ ngắn hạn. Tổng dư nợ tín dụng năm 2009 đạt 2.529 tỷ đồng, năm 2010 đạt 2.589 tỷ đồng, tăng 60 tỷ đồng (+2,37%) so với năm 2009, năm 2011 đạt 1.720 tỷ đồng, giảm 869 tỷ đồng (-33,57%) so với năm 2010.

Năm 2009 và 2010, với lãi suất huy động dồn ép, tăng lên liên tục chưa kể đến nhu cầu tín dụng tăng vượt định hướng của NHNN và các NHTM. Vì vậy, khách hàng có xu hướng gửi tiền kỳ hạn ngắn nên dư nợ tín dụng cũng tăng mạnh ở kỳ hạn ngắn chiếm 70,25% tổng dư nợ và giảm ở trung và dài hạn. Năm 2011, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục có những biến động phúc tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến nước ta. Kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều rủi ro, các Ngân hàng đối mặt với khó khăn về thanh khoản và nợ xấu… do đó, dư nợ năm 2011 của Chi nhánh Hà Nội giảm mạnh so với năm 2010 cụ thể: dư nợ năm 2011 đạt 1.720 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.081 tỷ đồng chiếm 62,85% tổng dư nợ, giảm 792 tỷ đồng (42,29%) so với năm 2010 ở lĩnh vực cho vay ngắn hạn.

Hoạt động tín dụng của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội không tập trung vào một kỳ hạn nhất định nào mà được cho vay theo các kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn đa dạng theo kỳ hạn của khách hàng. Dư nợ theo kỳ hạn thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc trước hết vào nhu cầu vốn vay của khách hàng; khả năng huy động vốn ở các kỳ hạn khác nhau của chi nhánh và qui định của NHNN theo từng thời kỳ về việc đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng. Biểu 2.2 cho thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với dư nợ cho vay trung và dài hạn trong các năm. Từ 1.777.000 triệu đồng tương đương 70,25%/tổng dư nợ năm 2009, đến năm 2010 dư nợ ngắn hạn chiếm 72,35%/tổng dư nợ và đến năm 2011 là 62,85%/tổng dư nợ. Cùng theo tình hình kinh tế trong

nước, dư nợ trung và dài hạn của Maritime Bank những năm 2009 đến 2011 cũng có thay đổi, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn từ 29,75%/tổng dư nợ năm 2009 xuống 27,65% năm 2010 và tăng lên 37,15% năm 2011.

2.1.3.3 Các hoạt động khác

- Dịch vụ thanh toán: Tính đến thời điểm cuối năm 2011, Ngân hàng đã tham

gia đầy đủ các kênh thanh toán trong nước như: Thanh toán điện tử liên Ngân hàng, Thanh toán bù trừ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức… Maritime Bank cũng đã hoàn tất việc triển khai cài đặt và đi vào hoạt động hệ thống SWIFT, và hệ thống Western Union, Ngân hàng cũng đã hoàn tất việc thiết lập mối quan hệ đại lý với các tổ chức tín dụng nước ngoài. Hoạt động thanh toán của Ngân hàng có sự tăng trưởng đáng kể về doanh số lẫn phí dịch vụ, mang lại nguồn thu tương đối lớn cho Ngân hàng. Tính đến thời điểm 31.12.2011 tổng doanh số thu phí về hoạt động dịch vụ thanh toán đạt 6.364 tỷ đồng.

- Là một chi nhánh, do đó hoạt động thanh toán quốc tế của Maritime Bank - chi nhánh Hà Nội đều thông qua Hội sở. Chi nhánh chỉ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và đề xuất Hội sở mở L/C.

- Dịch vụ tín dụng: Doanh số bảo lãnh năm 2011 đạt 822 triệu đồng, giảm

đáng kể so với năm 2010 (2 tỷ đồng) nhưng các nguồn thu khác từ hoạt động tín dụng lại có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Năm 2011 đạt gần 70 tỷ, tăng 53 tỷ so với năm 2010.

- Dịch vụ thẻ: Đến năm 2011, Maritime Bank đã ký hợp đồng với… đại lý

chấp nhận thanh toán thẻ của Maritime Bank, nâng tổng số máy POS tại các điểm chấp nhận thanh toán đạt… máy và tổng điểm chấp nhận thẻ đạt… điểm. Đến hết năm 2011 Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội đã phát hành… thẻ, tăng… so với năm 2010. Ngoài việc đẩy mạnh phát triển thẻ truyền thống, Maritime Bank đã lien kết với các đối tác khác để đưa ra những sản phẩm thẻ nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng khi sử dụng như thẻ...

- Dịch vụ kinh doanh ngoại hối: Hoạt động mua bán ngoại tệ và các công cụ

thu cũng tương đối lớn. Năm 2011 doanh số thu về kinh doanh ngoại hối đạt 15 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với năm 2010...

2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2010 so với 2009 (%) Năm 2011 2011 so với 2010 (%) 1. Thu từ lãi 424.951 614.236 189.285 681.815 67.579 2. Thu ngoài lãi 14.341 57.379 43.038 45.004 -12.375

Tổng thu 439.292 671.615 232.323 726.819 55.204

3. Chi từ lãi 328.048 483.686 155.638 543.701 60.015 4. Chi ngoài lãi 23.789 48.543 24.754 45.363 -3.180 5. Chi dự phòng rủi ro 19.441 36.728 17.287 10.093 -26.635

Tổng chi 371.278 568.957 197.679 599.157 30.200

6. Lợi nhuận trước thuế 68.014 102.658 34.644 127.662 25.004

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 - 2011)

0 200000 400000 600000 800000 2009 2010 2011 Tổng thu Tổng chi

Lợi nhuận trước thuế

Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011

Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, các cá nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, ảnh hưởng đến các cam kết trả nợ với Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu tăng lên, thu từ lãi giảm, chi phí tăng, trích lập dự phòng rủi ro tăng, lợi nhuận chỉ đạt 68.014 trđ. Năm 2009 là năm Ngân hàng TMCP Hàng Hải nhìn nhận là khoảng thời gian mang tính bản lề với ý nghĩ chuyển tiếp giữa thời kỳ khủng hoảng và giai đoạn tăng tốc phát triển sau khủng hoảng. Vì thế, trong năm 2009, mục tiêu tăng trưởng nhanh được gác lại cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng cũng như đảm bảo tuân thủ chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ để tập trung cho mục tiêu củng cố và ổn định hoạt động. Nên năm 2009 lợi nhuận của Chi nhánh chỉ đạt 68.014 trđ, và đó cũng là một nỗ lực lớn trong những khó khăn, thách

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải - chi nhánh Hà Nội (Trang 44)