Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải - chi nhánh Hà Nội (Trang 37)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam… Hiện nay, trụ sở chính của Maritime Bank đã được chuyển lên hoạt động tại Thành phố Hà Nội, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Maritime Bank, tạo thuận lợi cho Ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.

Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một Ngân hàng TMCP phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.

Cam kết hành động

Hướng tới mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam, Maritime Bank luôn kiên trì thực hiện theo những tiêu chí mà Ngân hàng đã cam kết.

Với khách hàng:

Chúng tôi hiểu rằng, sự thành công của Maritime Bank phụ thuộc chủ yếu vào sự hài lòng và thành công của khách hàng. Vì sự tin tưởng khách hàng trao gửi, chúng tôi cam kết:

- Cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, linh hoạt và nhanh chóng.

- Không ngừng đa dạng hóa nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất với các đối tượng khách hàng.

Với nhân viên:

Một trong những tài sản quan trọng nhất, là động lực thúc đẩy sự phát triển

của Maritime Bank là nguồn lực con người. Ban Lãnh đạo Ngân hàng cam kết:

- Thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

- Phát triển văn hoá hiệu quả tương xứng với quyền lợi.

- Tạo cơ hội cho sự phát triển của mọi thành viên Maritime Bank. Với cổ đông:

Các cổ đông là những người tin tưởng tuyệt đối và sẵn sàng chia sẻ thành bại với Ngân hàng. Đáp lại niềm tin đó, chúng tôi cam kết mang lại:

- Giá trị đầu tư tăng trưởng ngày càng cao cho các cổ đông.

- Đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng. Với toàn xã hội:

Bằng việc đảm bảo sự tăng trưởng không ngừng của Ngân hàng đồng thời thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, từ thiện, Maritime Bank cam kết đóng góp các giá trị văn hóa, kinh tế cho cộng đồng và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Tầm nhìn sứ mệnh

Tầm nhìn:

Trở thành một trong những NHTM tốt nhất Việt Nam;

Sứ mệnh:

- Cung cấp cho Khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất dựa trên nhu cầu của Khách hàng;

- Tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội phát triển sự nghiệp cho cán bộ nhân viên;

- Đem lại lợi ích bền vững cho cổ đông thông qua việc tập trung triển khai chiến lược kinh doanh dựa trên các chuẩn mực quốc tế;

Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội được thành lập vào ngày 19.08.1991.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.1 Nguyên tắc về bộ máy điều hành

Bộ máy điều hành của Maritime Bank luôn phải đảm bảo sự phân tách giữa các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ và giám sát để đảm bảo sự minh bạch, tránh chồng chéo và có sự kiểm soát hợp lý giữa các đơn vị.

Hoạt động của bộ máy điều hành phải bảo đảm các nguyên tắc dưới đây: - Chịu sự kiểm soát tập trung từ Trụ sở chính với trách nhiệm cao nhất của Tổng Giám đốc nhằm bảo đảm cơ chế quản lý theo chiều dọc trong các mặt hoạt động của Maritime Bank và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám đốc theo quy định của Pháp luật;

- Tổng Giám đốc điều hành hoạt động hằng ngày của Maritime Bank thông qua cơ chế phân cấp, ủy quyền do HĐQT trị ban hành nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc cũng như nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp quản lý;

- Lãnh đạo các Đơn vị trong bộ máy điều hành phải chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động của đơn vị mình phụ trách theo chiều dọc từ các Phòng, Ban Trụ sở chính đến các đơn vị đặt tại các Vùng/Miền, Khu vực, Chi nhánh, Phòng Giao dịch, Quỹ Tiết kiệm và các điểm giao dịch khác trong hệ thống;

- Giám đốc Vùng/Miền, Giám đốc Khu vực chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo chung đối với các đơn vị trực thuộc Vùng/Miền, Khu vực phụ trách, bảo đảm điều hành hoạt động của các đơn vị đó theo đúng kế hoạch kinh doanh và chiến lược của Maritime Bank;

- Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Phòng Giao dịch và Trưởng Quỹ Tiết kiệm chịu trách nhiệm về công tác quản lý chung đối với đơn vị được giao phụ trách (bao gồm: công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý tài sản, kho quỹ, an ninh vệ sinh, phòng cháy chữa cháy v.v…), công tác thông tin báo cáo của đơn vị đối với Maritime Bank và cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn theo quy định của Pháp luật và các nội dung công việc khác liên quan đến hoạt động của Trụ sở đơn vị theo quy định của Maritime Bank;

- Giám đốc Trung tâm KHCN, Giám đốc Trung tâm KHDN, Giám đốc

Trung tâm KHDNL, Giám đốc Trung tâm BHTT, và các Giám đốc Trung tâm thuộc

các NHCD/Khối hỗ trợ trực tiếp chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Trung tâm được giao phụ trách. Có trách nhiệm báo cáo về chuyên môn theo chiều dọc, báo cáo các cơ quan quản lý địa phương thông qua Giám đốc Chi nhánh.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Tổ chức bộ máy của Maritime Bank được cơ cấu dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm:

- Đại Hội đồng cổ đông;

- Ban Kiểm soát và các đơn vị trực thuộc (Phòng Kiểm toán nội bộ và các Đơn vị khác, nếu có);

- HĐQT và các Đơn vị trực thuộc:  Ủy ban Tín dụng và Đầu tư;  Ủy ban Xử lý Rủi ro;  Ủy ban Quản lý Rủi ro;  Ủy ban Nhân sự;  Ủy ban Chiến lược;  Ủy ban Kiểm toán;  Văn phòng HĐQT;

- Tổng Giám đốc và các Cá nhân, Đơn vị trực thuộc:

 Hội đồng Điều hành;

 Phó Tổng Giám đốc thường trực (trực tiếp Phụ trách các Đơn vị được Tổng Giám đốc phân công);

- Các Đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng Giám đốc bao gồm:  Ngân hàng Cá nhân;

 Ngân hàng Doanh nghiệp;  Ngân hàng Doanh nghiệp Lớn;  Ngân hàng Định chế Tài chính.

- Các Đơn vị Hỗ trợ trực thuộc Tổng Giám đốc bao gồm:  Ban Phát triển Mạng lưới;

 Ban Pháp chế và Giám sát tuân thủ;  Ban Quản lý Chiến lược;

 Ban Quản lý Tín dụng;

 Ban Truyền thông và Quản lý Thương hiệu;  Khối Phê duyệt Tín dụng;

 Khối Quản lý Tài chính;  Khối Quản lý Rủi ro;

 Khối Công nghệ và Vận hành;  Văn phòng Hội đồng điều hành.

- Các điểm giao dịch khác trên toàn quốc, bao gồm: Sở Giao dịch, Chi nhánh, Phòng Giao dịch, Quỹ Tiết kiệm và các Đơn vị khác theo quy định của Pháp luật.

34

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy

2.1.3 Các kết quả kinh doanh chủ yếu của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn:

Để tồn tại và phát triển, NHTM không những phải có vốn mà còn phải không ngừng tăng cường huy động vốn để đảm bảo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như mục tiêu thanh khoản và an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội luôn coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại

Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. Không kỳ hạn 721.740 14,01 540.935 14,73 749.966 15,73 2. Ngắn hạn 4.067.175 78,97 2.846.258 77,48 3.848.390 80,71 3. Trung, dài hạn 361.665 7,03 286.176 7,79 169.858 3,56 Tổng nguồn vốn huy động 5.150.580 100,00 3.673.370 100,00 4.768.214 100,00

(Nguồn: Cân đối nội bảng cộng qui đổi 2009 - 2011)

0 20 40 60 80 100 2009 2010 2011 KKH Ngắn hạn Trung, dài hạn Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng huy động vốn

Công tác huy động vốn từ nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cư, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức luôn được quan tâm, chú trọng. Chi nhánh đã vận dụng một cách linh hoạt các loại hình sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như: tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích luỹ, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Maritime Bank luôn chủ động bám sát những biến động lãi suất của các Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội và chính sách của NHNN để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp và có hướng chỉ đạo các Chi nhánh trong hệ thống. Kết hợp với việc sử dụng các hình thức khuyến mại như tặng quà, dự thưởng… đã góp phần lôi kéo khách hàng đến với Chi nhánh và nâng cao nguồn vốn huy động cho Chi nhánh.

Khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh, số dư huy động bị sụt giảm qua các năm, cụ thể năm 2009 số dư huy động vốn đạt 5.151 tỷ đồng, năm 2010 số dư huy động vốn đạt 3.673 tỷ đồng, giảm 1.478 tỷ đồng (-28,69%) so với năm 2009. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc duy trì lượng khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới; vì vậy, số dư huy động vốn năm 2011 đã tăng lêm đáng kể đạt 4.768 tỷ đồng, tăng 1.095 tỷ đồng (+29,81%) so với năm 2010.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một mảng hoạt động lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động của NHTM. Tính quan trọng của hoạt động tín dụng được thể hiện trước hết mang lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của NHTM, bên cạnh đó nhờ hoạt động này mà NHTM có thể bán chéo sản phẩm, tạo nền tảng thu hút hỗ trợ cho các hoạt động khác như Bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền...

Kết quả hoạt động tín dụng của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Dư nợ cho vay

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 1.777.000 70,25 1.872.900 72.35 1.081.061 62,85 Trung hạn 359.650 14,22 300.754 11,62 325.288 18,91 Dài hạn 392.709 15,53 414.886 16,03 313.667 18,24 Tổng dư nợ 2.529.359 100,00 2.588.540 100,00 1.720.016 100,00

(Nguồn: Cân đối nội bảng cộng qui đổi 2009 - 2011)

0 20 40 60 80 2009 2010 2011 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay

tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011

Với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu, Maritime Bank đang hướng tới thực hiện cho vay có chất lượng, đảm bảo an toàn và bền vững với khách hàng mục tiêu tập trung vốn phục vụ các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ các khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, Maritime Bank vẫn nghiêm túc thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, giai đoạn 2009-2011, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cộng với các chính sách, chỉ đạo của Chính

phủ và NHNN. Vì vậy, chính sách tín dụng của Maritime Bank từ kích thích tăng trưởng dư nợ năm 2009 đến hạn chế tăng trưởng dư nợ năm 2011 và tập trung củng cố, ổn định hoạt động năm 2011. Vì thế, dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Nội cũng có sự biến động và cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cũng thay đổi đáng kể qua các năm, điển hình là dư nợ ngắn hạn. Tổng dư nợ tín dụng năm 2009 đạt 2.529 tỷ đồng, năm 2010 đạt 2.589 tỷ đồng, tăng 60 tỷ đồng (+2,37%) so với năm 2009, năm 2011 đạt 1.720 tỷ đồng, giảm 869 tỷ đồng (-33,57%) so với năm 2010.

Năm 2009 và 2010, với lãi suất huy động dồn ép, tăng lên liên tục chưa kể đến nhu cầu tín dụng tăng vượt định hướng của NHNN và các NHTM. Vì vậy, khách hàng có xu hướng gửi tiền kỳ hạn ngắn nên dư nợ tín dụng cũng tăng mạnh ở kỳ hạn ngắn chiếm 70,25% tổng dư nợ và giảm ở trung và dài hạn. Năm 2011, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục có những biến động phúc tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến nước ta. Kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều rủi ro, các Ngân hàng đối mặt với khó khăn về thanh khoản và nợ xấu… do đó, dư nợ năm 2011 của Chi nhánh Hà Nội giảm mạnh so với năm 2010 cụ thể: dư nợ năm 2011 đạt 1.720 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.081 tỷ đồng chiếm 62,85% tổng dư nợ, giảm 792 tỷ đồng (42,29%) so với năm 2010 ở lĩnh vực cho vay ngắn hạn.

Hoạt động tín dụng của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội không tập trung vào một kỳ hạn nhất định nào mà được cho vay theo các kỳ hạn khác nhau nhằm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải - chi nhánh Hà Nội (Trang 37)