- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cần có chính sách, biện pháp khuyến khích các đơn vị thành viên trong hệ thống tăng tỷ trọng sử dụng vốn vào các hình thức tín dụng gián tiếp, tín dụng chiết khấu, kinh doanh dịch vụ nhằm đổi mới cấu trúc tài sản của Ngân hàng theo hướng phân tán rủi ro.
- Hiện nay, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã có chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ; tuy nhiên, cần có một cơ chế mở để các chi nhánh áp dụng chính sách phí ưu đãi đối với các khách hàng kinh doanh có hiệu quả và sử dụng dịch vụ Ngân hàng trọn gói, bởi có như vậy chi nhánh mới chủ động tính toán hiệu quả trong việc miễn hoặc giảm phí dịch vụ cho khách hàng nhưng trên cơ sở vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh mà gói dịch vụ mang lại (tiền gửi-tiền vay-dịch vụ).
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cần nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp trao đổi thông tin trong hệ thống, giúp các chi nhánh Maritime Bank trong hệ thống tiếp cận nhanh chóng với những thông tin mới nhất về thị trường, về các khách hàng trong đó cần tăng cường cung cấp thông tin mang tính phân tích, phát huy và đưa vào sử dụng các phương tiện máy móc thu thập và xử lý thông tin hiện đại.
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cần tăng cường vai trò là người hướng dẫn thực hiện các văn bản, quy chế, quy định của NHNN.
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cần tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách khách hàng, áp dụng các mức ưu đãi về lãi suất hấp dẫn để thu và giữ được các khách hàng ổn định.
- Mở rộng mạng lưới thông qua việc thành lập các phòng, chi nhánh tại các tỉnh thành như Lào Cai, Lạng Sơn... để thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng, trên cơ sở đó tăng số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền tận dụng nguồn vốn rẻ và thu phí dịch vụ.
- Đảm bảo tăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình của NHNN đã ban hành trong nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, các NHTMi đều phải đạt số vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Hiện tại, NHNN đã trình chính phủ phê duyệt cho giãn thời hạn tăng vốn điều lệ cho các Ngân hàng đến hết tháng 6 năm 2011.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về nguồn vốn, công tác huy động vốn tại các NHTM và những nhân tố ảnh hưởng, luận văn đi sâu phân tích thực trạng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội về cả số lượng và cơ cấu, chi phí… trong mối quan hệ với công tác sử dụng vốn, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã được phân tích cùng với định hướng huy động vốn của Ngân hàng Hàng Hải, luận văn đã đưa ra một số giải pháp mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cũng như thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh. Hy vọng rằng với những giải pháp cơ bản trên có thể giúp chi nhánh khắc phục được những tồn tại trong công tác huy động vốn, cải thiện quy mô, cơ cấu, kỳ hạn để có nguồn vốn ổn định và không ngừng tăng trưởng đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của Ngân hàng. Điều này cũng đòi hỏi ở tầm vĩ mô Nhà nước cùng các cấp, các ngành cũng phải có các biện pháp đồng bộ tạo điều kiện cho Ngân hàng thực thi các giải pháp đó.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, để những ý kiến đề xuất, kiến nghị trong luận văn thực sự có ý nghĩa rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà quản lý Ngân hàng, bạn bè đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Vũ Đức Thanh và các thầy cô giáo trong khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội; các anh chị ở Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Luật Dân sự (2005), Nxb Chính trị Quốc gia.
2. Chính phủ (2006), Quyết định số 112/206/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
3. Đại học Kinh tế quốc dân (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
4. Frederic, S. Mishkin (1994), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb khoa
học kỹ thuật, Hà Nội.
5. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
6. Lê Hoàng Lan (2006), Hoàn thiện cơ chế hoạt động của ngân hàng khi Việt Nam
gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế
quốc dân.
7. Luật các Tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), Nxb Chính trị
Quốc gia.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Ngân hàng Việt Nam với chiến lược huy
động vốn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
9. Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội (2009, 2010, 2011), Báo cáo tài
chính.
10. Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội (2009, 2010, 2011), Bảng cân đối kế toán.
11. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2009, 2010, 2011), Báo cáo thường niên.
12. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2009, 2010, 2011), Báo cáo tài chính.
13. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2009, 2010, 2011), Bảng cân đối kế toán.
14. Nguyễn Thị Mùi (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
15. Peter, S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính,
Hà Nội.