Các protein dự trữ được tích lũy trong những hạt đang phát triển. Trong suốt quá trình nảy mầm và hình thành cây con các protein dự trữ sẽ bị phân hủy thành những mảnh peptide nhỏ hoặc acid amin và sau đó sẽ được chuyển đến cây con. Sự thoái hóa xảy ra sau giai đoạn ủ hạt trong nước, khi hạt nảy mầm và cây con bắt đầu phát triển. Sự tổng hợp và thoái hóa, hai quá trình chuyển hóa protein đối lập nhau, xảy ra trong suốt các giai đoạn phát triển khác nhau.
Mặc dù các chất gây dị ứng chủ yếu trong đậu phộng đã được nghiên cứu nhiều, nhưng thông tin về những biểu hiện của chúng trong quá trình gieo trồng , nảy mầm và phát triển thành cây con vẫn còn giới hạn. Trong bài nghiên cứu của Maria Gallo và cộng sự đã đưa ra các đặc điểm và so sánh biểu hiện của các chất gây dị ứng chủ yếu trong quá trình phát triển của hạt . Những hiểu biết về sự biểu hiện của các
chất này sẻ cho phép hiểu rõ hơn về cơ chế điều khiển sự tổng hợp và phân hủy khi sản xuất đậu phộng không gây dị ứng (hypoallergenic peanut)[47,49,55].
Trong nghiên cứu này, 12 giống đượcc phân tích với ba chất gây dị ứng chính là Ara h1, Ara h 2, Ara h 3 gồm: African Giant, Early Bunch, Florunner, Georgia Green, Georgia Red, Jenkins Jumbo, Jenkins Jumbo, Pronto, SE Runner, Spancross, Tifton 8, Virginia Runner G-26 [47,49].
Sự sao mã của ba gen đại diện cho ba chất gây dị ứng sẽ được phân tích bằng phương pháp northern blot cho thấy sự biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển của hạt. Quá trình đó có thể chia ra làm bốn giai đoạn :
− Giai đoạn 1:Giai đoạn sớm nhất của sự phát triển .
− Giai đoan 2: Giai đoạn phát triển.
− Giai đoạn 3: Giai đoạn bắt đầu trưởng thành.
− Giai đoạn 4: Giai đoạn trưởng thành.
Kết quả cho thấy đối với giống Florunner, Georgia Green, Jenkins Jumbo và Tifton 8, sự sao mã của ba gen đại diện cho ba chất dị ứng không được phát hiện hoặc phát hiện ở mức độ thấp ở giai đoạn 1; mức độ cao nhất là ở giai đoạn 3,4.
− Đối với giống African Giant, Ara h 2 và Ara h 3 có mức độ sao chép thấp đáng kể ở giai đoạn 4 còn Ara h 1 lại đạt mức cao nhất ở giai đoạn 4
− Đối với giống Georgia Red, cả 3 gen đều biểu hiện mức độ sao chép cao ở cả bốn giai đoạn.
− Đối với giống NC-V 11 và SE- Runner, Ara h 1và Ara h 2 đạt mức độ cao nhất trong giai đoạn 3 trong khi Ara h 3 mức độ cao nhất là ở giai đoạn 2.
− Đối với Spancross, cả 3 gen đều sao chép cao nhất ở giai đọan 2 và giảm đi ở giai đoạn 3 và 4.
− Đối với Pronto, sự sao chép của Ara h 1 và Ara h 3 cao trong giai đoạn 2, còn Ara h2 thì tương tự như Spancross.
Ngoài ra nghiên cứu còn phân tích sự biểu hiện của Ara h 1 và Ara h 2 ở mức độ protein trong quá trình trưởng thành của hạt bằng phương pháp Western blot đối với giống Georgia Green - một giống phổ biến ở Nam Mỹ. Kết quả cho thấy các protein này tích lũy ở mức độ cao nhất trong hạt trưởng thành hơn là hạt chưa trưởng thành. Sự tích lũy các protein này tương tự với sự sao mã của gen khi nghiên cứu đối với Georgia Green đã đề cập ở trên. Ara h 1 có thể phát hiện dể dàng mặc dù mức độ sao chép thấp ở giai đoạn 1 và 2. Trong khi đó, Ara h 2 không quan sát thấy ở giai đoạn 1 và 2. Vì vậy có thể thấy rằng Ara h 1 được tích lũy sớm hơn trong hạt đậu phộng phát triển so với Ara h 2 [47].
Hình 2.5: Kết quả phân tích Northern blot đối với gen của ba chất gây dị ứng chủ yếu trong 12 giống đậu phộng trong suốt quá trình phát triển của hạt
[47].
Đặc biệt khi nghiên cứu sự sao chép của gen các chất gây dị ứng trong hạt, hoa, lá và rể của Georgia kết quả thu được là không phát hiện được sự sao chép trong hoa, lá và rễ. Điều này có thể thấy sự sao chép này là đặc biệt chỉ diễn ra đối với hạt [47]
Hình: Sự biểu hiện gene các chất Ara h 1, Ara h 2, Ara h 3 ở các bộ phận của cây đậu phộng gồm hoa (F- Flower), lá (L- leave), rễ (R-root), hạt ( gồm