Nguyên liệu:

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM CÁC CHẤT GÂY DỊ ỨNG NGUỒN GỐC TỪ CÂY HỌ ĐẬU VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT NÀY TRONG THỰC PHẨM (Trang 61)

50g đậu phộng giống Jumbo tươi hay rang ỏ 177oC trong 15 phút được nghiền. Hỗn hợp này được hòa tan bằng acetone đã được làm lạnh ở 4oC và được lọc qua giấy lọc Whatman (Công ty Whatman, Maidstone, UK). Phần paste được rửa với 20 w/v aceton (4oC) và để khô qua đêm ở nhiệt độ phòng. Bột đậu phộng khô được trích 30

phút trong 1L pBS, 1M NaCl ở 60 C rồi đem ly tâm với tốc độ 14000 vòng/phút trong 15 phút ở nhệt độ phòng. Sau đó phần nổi được lọc và trữ ở 40C [27].

Ara h 1 được tinh sạch từ dịch trích đậu phộng được đưa qua cột có 2F7 được cân bằng bởi PBS. Ara h 1 được nối sẽ được tách rửa với 0,1M glycine, 150 mM NaCl, pH 2,5 và mẫu sau khi tách được trung hòa với 2M Tris pH 8. Ara h 1 tinh sạch được tập trung và thẩm tích bởi PBS một lần nữa [27].

e) Tiến hành:

Thí nghiệm kiểm tra sự hạn chế của 2F7 khi nối với các epitope trên Ara h 1 của 2F7

Hình 4.15: Quy trình thí nghiệm kiểm tra sự hạn chế của 2F7 khi nối với các epitope trên Ara h 1 của 2F7

Ủ qua đêm ở 4oC Rửa Ủ trong 1 giờ ở 37oC Rửa Ủ trong 2 giờ ở 37oC Rửa Ủ trong 10 phút Dừng phản ứng ezyme Đo OD 450nm Ara h 1 tinh sạch từ đậu phộng rang/tươi mAb 2C12 100µl 2F7 -bitotin 100µl ABTS 50µl HCl Kết quả 100µl streptavidin- peroxidase Ủ trong 1 giờ ở 37oC Rửa Ara h 1 tinh sạch từ đậu phộng rang Ủ trong 2,5 giờ ở 37oC Pha loãng

Cho 200 ng/giếng kháng thể đơn dòng 2C12 trong dung dịch đệm 0.005 M carbonate- bicarbonate, pH 9.6 qua đêm ở 4oC.

Kháng thể đơn dòng 2F7 được biotyl hóa (tỉ lệ 1:1000) và được ủ 2.5 giờ với Ara h 1 được tinh sạch từ đậu phộng tươi hay rang đã được pha loãng ( từ 50 µg/mL xuống còn 49 ng/mL)

Giếng được ủ 1 giờ với 2µg/mL Ara 1 từ đậu phộng rang và sau đó là 2 giờ với 2F7 biotyl hóa .

Sau đó giếng được ủ với streptavidin-peroxidase và màu được phát hiện khi bổ sung cơ chất ABTS (2,20-azino-bis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic acid)

Hình 4.16: Sơ đồ phân tích Elisa kiểm tra sự hạn chế của 2F7 nối với Ara h 1 từ đậu phộng rang bởi nhân tố hạn chế là Ara h 1 từ đậu phộng rang (hình tròn

được tô) hay từ đậu phộng tươi (hình tròn không tô)[].

Hình 4.17: Quy trình thí nghiệm kiểm tra sự hạn chế của 212 khi nối với các epitope trên Ara h 1 của 2C12.

Ủ qua đêm ở 4oC Rửa Ủ trong 1 giờ ở 37oC Rửa Ủ trong 2 giờ ở 37oC Rửa Ủ trong 10 phút Dừng phản ứng ezyme Đo OD 450nm Ara h 1 tinh sạch từ đậu phộng rang/tươi mAb 272 100µl 2C12 -bitotin 100µl ABTS 50µl HCl Kết quả 100µl streptavidin- peroxidase Ủ trong 1 giờ ở 37oC Rửa Ara h 1 tinh sạch từ đậu phộng rang/tươi Ủ trong 2,5 giờ ở 37oC Pha loãng

Giếng được phủ 1µg/ giếng kháng thể đơn dòng 2F7. Sau đó ủ giếng với 2

µg/m Ara h 1 tinh sạch từ đậu phộng tươi (thí nghiệm a) hoặc đậu phộng rang ( thí nghiệm b).

Tiếp theo ta ủ giếng trong 30 phút với 2C12 được botinyl hóa ( tỉ lệ 1:10000) mà 2C12 trước đó đã ủ trong 2.5 giờ với Ara h 1 tinh sạch từ đậu phộng tươi hay luộc đã pha loãng ( pha loãng hai lần bắt đầu với 165 và 1850 µg/mL Ara h 1 ứng với từ đậu phộng tươi hay rang) cho mỗi thí nghiệm a và b.

Hình 4.18: Sơ đồ Elisa kiểm tra sự hạn chế của của 2C12 được biotyl hóa nối với Ara h 1 từ đậu phộng rang hay tươi với nhân tố hạn chế là đậu phộng rang

( hình tròn tô đen) hay tươi (hình tròn không tô).[] f) Kết quả

Hình 4.19: Đồ thị thể hiện sự ức chế của các mAb gắn với Ara h 1

Nhân tố ức chế là Ara h 1 từ đậu phộng tươi (--) hay rang (- - ) a) Sự ức chế 2F7 gắn với Ara h 1 từ đậu phộng rang

b) Sự ức chế 2C12 gắn với Ara h 1 từ đậu phộng rang c) Sự ức chế 2C12 gắn với Ara h 1 từ đậu phộng tươi

Kết quả cho thấy việc liên kết của 2F7 với Ara h 1 từ đậu phộng tươi hay luộc là tương tự như nhau. Điều này có thể thấy trên đồ thị: hai hình dạng cho hai nhân tố ức chế ( Ara h 1 từ đậu phộng tươi và rang) là gần giống nhau.

Đường cong ức chế cả 2C12 gắn với Ara h 1 dịch về bên phải khi nhân tố ức chế là Ara h 1 từ đậu phộng rang thay vì đậu phộng tươi. Điều đó có nghĩa là 2C12 liên kết với Ara h 1 từ đậu phộng tươi tốt hơn so với Ara h 1 từ đậu phộng rang.

Đồ thị cũng cho thấy rằng khả năng liên kết của 2C12 tăng lên đến 150% (đối với Ara h 1 từ đậu phộng tươi) và 120% (đối với Ara h 1 từ đậu phộng tươi) nhân tố ức chế là Ara h 1 từ đậu phộng rang khi.

Như vậy ta có thể thấy 2F7 và 2C12 liên kết với Ara h 1 rất khác nhau (có thể thấy trên đồ thị) và khả năng liên kết của 2C12 ít hơn 2F7 khoảng 100 lần ( đường cong của 2C12 dịch sang phải so với 2F7).

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM CÁC CHẤT GÂY DỊ ỨNG NGUỒN GỐC TỪ CÂY HỌ ĐẬU VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT NÀY TRONG THỰC PHẨM (Trang 61)