0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Các quan điểm hoàn thiện

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG (Trang 79 -79 )

Vấn đề tổ chức bộ máy quản lý là một vấn đề phức tạp và có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặt vấn đề hoàn thiện bộ máy quản lý có nghĩa là đề cập đến vấn đề hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của bộ máy đó. Do vậy, nó có liên quan chặt chẽ tới con người, cụ thể ở đây là những cán bộ hoặc gọi là các nhà quản trị – chủ thể điều hành và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề vừa nóng bỏng, vừa cấp bách trong thực tiễn quản lý và điều hành đất nước theo tinh thần Nghị quyết của Đảng. Trên tinh thần đó, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý các doanh nghiệp nhất thiết phải quán triệt được các quan điểm sau:

3.2.1.1. Quan điểm gọn nhẹ và hiệu quả cao.

Quá trình chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường của nền kinh tế quốc dân nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện. Do vậy, hoàn thiện bộ máy quản lý các doanh nghiệp phải được thực hiện theo hướng xây dựng được bộ máy gọn nhẹ, tập trung đầu mối những có hiệu lực quản lý và hiệu quả cao.

Quan điểm gọn nhẹ, có nghĩa là bộ máy quản lý doanh nghiệp phải giảm bớt đầu mối, tập trung sự chỉ đạo và điều hành, không chồng chéo, và cũng không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ nào.

Quan điểm hiệu quả cao đồng thời khẳng định việc hoàn thiện bộ máy quản lý của doanh nghiệp, sẽ bảo đảm sự vận hành của bộ máy dần đạt tới mức tối ưu, làm cho quyết định quản lý có hiệu lực và khả thi. Cơ chế thị trường ngày càng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tính độc lập và tự chủ cao, không thể có một sự can thiệp nào bên ngoài vào hoạt động bình thường của

lang pháp lý lành mạnh, công bằng. Sự phát triển bền vững của nền kinh tế trước kết phải được đảm bảo trên cơ sở hiệu quả thực sự của doanh nghiệp, chính vì vậy nâng cao hiệu quả của việc tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là vấn đề cần được quan tâm hơn.

3.2.1.2. Quan điểm phi chủ quản hoá.

Trong lịch sử hình thành và phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam luôn gắn liền với cơ chế “chủ quản”. Cơ chế đó đã gắn sâu trong thể chế hành chính và đời sống kinh tế – xã hội ở nước ta. Biểu hiện tập trung được biểu hiện ở khái niệm “Bộ chủ quản” hay “Sở chủ quản” … Tuy nhiên cơ chế này đã phát huy tác dụng trong thời kỳ chiến tranh và trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế tập trung bao cấp. Nhưng nền kinh tế thị trường với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, cơ chế “chủ quản” trở thành một trong những trở lực kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Có thể nêu ra đây một số điểm chính thể hiện sự cản trở của cơ chế “chủ quản” như sau:

Đó là cơ chế tạo ra sự can thiệp hành chính vào hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Chúng ta biết rằng cơ chế thị trường đòi hỏi nền kinh tế phải tạo ra các điều kiện bình đẳng trong cạnh tranh. Trước hết, đó là hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và sự vận dụng nghiêm túc hệ thống đó, cơ chế tài chính tiền tệ lành mạnh và có hiệu lực, sự thống nhất của thông tin thị trường, cơ chế hành chính đơn giản những đầy hiệu lực với tính minh bạch và trật tự trong mọi hoạt động kinh tế – xã hội... Tất cả những điều đó, cơ chế “chủ quản” không thể đáp ứng được, nó chủ tạo ra sự can thiệp hành chính vào hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà thôi.

Cơ chế “chủ quản” làm chia cắt nền sản xuất công nghiệp nước ta. Nền kinh tế vốn đã là một thể thống nhất, nhưng cơ chế “chủ quản” lại chia cắt nền kinh tế theo chiều dọc (ngành) và chiều ngang (lãnh thổ). Thực trạng đó thường gây ra những mất cân đội thực hoặc giả tạo và làm khoét sâu

những khó khăn của thị trường vốn đã kém phát triển ở nước ta. Do vậy, có thể nói, cơ chế “chủ quản” kìm hãm việc mở rộng thị trường trong nước thành một thị trường rộng lớn và xuyên suốt, làm cản trở nghiêm trọng quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của đất nước trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Cơ chế “chủ quản” tạo ra các khoảng trống trong quản lý. Bất kỳ một đơn vị quản lý nào trong xã hội, bên cạnh việc tuân thủ thể chế chung còn phải chịu sự quản lý theo ngành hoặc theo lãnh thổ theo cơ chế “chủ quản”. Chính sự thiết kế cơ chế quản lý này theo nội dung “chủ quản” đã tạo ra những khoảng trống (kẽ hở) mà pháp luật không với tới được. Đó là những kẽ hở nằm giữa những phạm vi hoạt động và quyền lực của các cơ quan chủ quản khác nhau. Đó chính là những “khoảng trống vô chính phủ” là môi trường thuận lợi cho các hoạt động phi pháp như tham nhũng, lãng phí, … Do đó hạn chế quyền lực và hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước.

Cơ chế “chủ quản” làm thoái hoá bộ máy quản lý Nhà nước và hạn chế sự năng động của các doanh nghiệp.

Chính vì vậy, đã làm cho các cán bộ – với tư cách là cơ quan chủ quản, vừa không thực hiện tốt được nhiệm vụ chính trị cơ bản của nó, vừa không hoàn thành được nhiệm vụ quản lý kinh doanh theo chức năng.

3.2.1.3. Quan điểm xây dựng đội ngũ các nhà quản trị có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất để thực thi nhiệm vụ quản lý điều hành các doanh nghiệp Nhà nước.

Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý suy cho cùng chỉ có thể mang lại hiệu quả thực sự khi có một đội ngũ quản lý có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất để thực thi các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đây là một trong những vấn đề còn nhiều bất cập. Do vậy phải từng bước làm trong sạch và nâng cao chất

lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp, gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao phẩm chất chính trị cho các nhà quản trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG (Trang 79 -79 )

×