Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một công ty phụ thuộc rất lớn vào vai trò của các nhà quản lý. Chất lượng của đội ngũ quản lý đóng góp một phần vô cùng quan trọng đến kết quả hoạt động của công ty.
Lao động quản lý không trực tiếp tạo ra sản phẩm, do vậy vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải bố trí một cách hợp lý sao cho chỉ với tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động toàn công ty nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao nhằm tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra và mang lại hiệu quả cao trong công việc quản lý.
Theo kết quả nghiên cứu của các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì trung bình tỷ lệ lao động quản lý so với tổng số lao động toàn công ty
là tối ưu khi nó chiếm khoảng từ 9% đến 12% ( với điều kiện lao động quản lý phải làm việc theo đúng chức năng và tinh thần làm việc cao).
Nghiên cứu cơ cấu lao động quản lý, xét về số lượng, chất lượng cán bộ chức danh của công ty TNHH Phát triển Công nghệ Hệ thống phản ánh qua bảng biểu sau :
Bảng 2.14 : Cơ cấu tổ chức lao động quản lý của công ty năm 2010
Đơn vị: Người
STT Tên bộ phận Số lượng CBQL Qua lớp quản lý
Trình độ
ĐH CĐ TC
1 Ban giám đốc 3 2 +
2 Ban Kiểm soát 3 1 +
2 Phòng TCKT 1 1 + 3 Phòng HCTH 2 1 + 4 Phòng Kế hoạch 2 1 + 5 Phòng Kiểm định 2 1 + 6 Phòng KD 2 1 + 7 Xưởng 7 0 + + Tổng 17/325 8/17 Nguồn : Phòng Hành chính - Tổng hợp
Qua bảng trên ta thấy tổng số cán bộ quản lý của công ty là 17 người trên tổng số 325 người chiếm 5,45% tổng số lao động của toàn công ty. Trong tổng số 17 cán bộ quản lý, có 14 cán bộ được đào tạo đại học, tỷ lệ đại học trong cán bộ quản lý của công ty là 14 người trên tổng số là 17người, tương đương 82,35%. Trong đó đại học chuyên ngành kỹ thuật là 8 người, chiếm 47,06%, đại học chuyên ngành kinh tế là 6 người chiếm 35,29%, còn lại 3 người có trình độ chung cấp. Bên cạnh đó, cán bộ được đào tạo qua lớp quản lý lại chiếm tỷ trọng tương đối thấp 47,06%.
Như vậy tỷ lệ cán bộ quản lý được đào tạo qua đại học còn chưa cao 82,35% và đa số là cán bộ có chuyên môn kỹ thuật tham gia quản lý mà chưa được đào tạo qua lớp quản lý. Trong thực tế hiện nay, vai trò quản lý ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vừa là nghệ thuật, lại vừa mang tính khoa học, các nhà quản lý ngoài trình độ chuyên môn vững vàng, còn cần phải có một trình độ, kỹ năng quản lý nhất định. Điều này đòi hỏi trong tương lai công ty phải tích cực tăng cường nâng cao và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cả về kinh tế và kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ quản lý của mình.