LÝ TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG 2.3.1. Những ưu điểm
Quá trình sản xuất kinh doanh ở Công ty đã chọn được hướng đi đúng đắn, phù hợp với nhiệm vụ thực tại, chiến lược phát triển của công ty trong tương lai và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Công ty có đội ngũ lãnh đạo có trình độ, nhạy bén với thị trường. Đội ngũ lãnh đạo từ Giám đốc, Phó giám đốc, các trưởng, phó các phòng, ban đều có bằng đại học. Đồng thời bộ máy quản lý của Công ty không ngừng được kiện toàn, công tác tuyển dụng và công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động được chú trọng, từng bước đã chấn chỉnh công tác định mức lao động, định mức nguyên nhiên vật liệu và khoán tiền lương theo sản phẩm, sắp xếp bố trí lực lượng lao động phù hợp với trình độ tay nghề và yêu cầu của công việc, có chế độ bồi dưỡng kịp thời đối với người lao động làm thêm giờ góp phần khuyến khích người lao động hăng hái sản xuất, tự nguyện làm thêm giờ đối với những công trình trọng điểm cần hoàn thành trước tiến độ thi công nhằm phục vụ cho các mục đích chính trị xã hội hoặc chuyển sang thi công các công trình mới thắng thầu.
Hệ thống điều hành sản xuất kinh doanh trong công ty gọi là hệ thống quản lý theo tuyến. Mối quan hệ các cấp trong hệ thống này là quan hệ theo chiều dọc từ Ban giám đốc xuống các phòng ban và từ Ban
giám đốc xuống các đội, xí nghiệp. Việc bố trí các cấp theo ngành dọc như vậy có các ưu điểm sau:
+ Giúp giám đốc công ty nắm sát được các hoạt động của công ty. + Tất cả các đơn vị trong công ty đều chị sự chỉ đạo của ban giám đốc nên hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty đều thống nhất.
Qua tìm hiểu phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Hệ thống ta thấy Công ty đã cố gắng trong việc phân định các lĩnh vực hoạt động để tổ chức quản lý tại các phòng ban chức năng. Công ty đã ý thức được đây là một vấn đề quan trọng nên đã thực sự quan tâm đến việc hoàn thiện sự phân chia các lĩnh vực hoạt động, và tổ chức quản lý nhằm mục đích kiểm soát được các hoạt động của mình.
2.4.2. Những tồn tại (nhược điểm)
Sự phân công quản lý trong Ban lãnh đạo còn chưa thực sự hợp lý, nhất là sự không tương xứng về mặt khối lượng công việc mỗi quản trị viên cao cấp phụ trách.
Sự phân quyền chưa rõ ràng, chưa hợp lý, quyền hành vẫn tập trung lớn vào cấp trên, mức độ phân quyền cho cấp dưới còn hạn chế, không xác định rõ quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm, quyền hành ít kèm với trách nhiệm nhiều và ngược lại.
Phối hợp giữa các phòng ban trong công ty chưa tốt. Thời gian xử lý các thông tin thường chậm, chưa phát huy được tính năng động sáng tạo của các phòng ban.
Một số bộ phận trong công ty quản lý còn lỏng lẻo, trưởng phòng không kiểm soát được mọi hoạt động của cấp dưới mình.
Đội ngũ quản trị viên còn yếu kém về mảng kiến thức quản lý, cần được đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thị trường.
Trong quá trình phân tích công tiệc còn nhiều tình trạng ách tắc như thông tin chậm, thiếu chính xác một cách dây chuyền gây ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất kinh doanh, kéo theo sự lộn xộn và gây mất đoàn kết trong nội bộ.
Giám đốc công ty đôi khi chưa lắng nghe hết ý kiến của các bộ phận tham mưu.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Công ty chưa có một kế hoạch lâu dài, mạnh mẽ trong việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý.
Công ty đã chú trọng đến việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, nhưng vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào chiều sâu, không đem lại hiệu quả cao, gây lãng phí cho doanh nghiệp.
Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, đánh giá và khuyến khích năng lực hoạt động của cán bộ thiếu độ tin cậy, đôi lúc không có cơ sở khoa học, lệ thuộc vào nhận định chủ quan của lãnh đạo.
Cơ chế chính sách chưa rõ ràng, quyền lợi và lợi ích chưa gắn liền với nhiệm vụ và trách nhiệm, người làm nhiều không khác người làm ít, người làm được việc cũng không khác người không làm được việc, cơ chế chính sách còn cứng nhắc, không khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của mình trong lao động.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Hệ thống từng bước tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh theo mô hình “Chuyên nghiệp - Uy tín” phát triển theo định hướng đa sở hữu về vốn. Công ty sẽ hoạt động chuyên môn hoá từng lĩnh vực như: Sản xuất, lắp đặt, kinh doanh...
Công ty hợp tác bình đẳng, chặt chẽ với các liên doanh thông qua quan hệ đầu tư vốn vào các liên doanh, quan hệ về kinh doanh trên sơ sở các Hợp đồng kinh tế để thực hiện các dự án, công trình hoặc thương vụ cụ thể; Quan hệ về chỉ đạo định hướng phát triển nhằm liên kết được sức mạnh giữa các liên danh, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn bộ công ty trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Hướng tới sự hội nhập quốc tế, Công ty đã chủ trương tiên phong trong việc hiện đại hoá các sản phẩm dịch vụ của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó việc ứng dụng công nghệ và tiêu chuẩn tiên tiến nhằm mang lại chất lượng và tiến độ vượt trội là một trong những ưu tiên hàng đầu của Công ty. Với xu thế phát triển mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu công ty có tham vọng đạt được mục đich hướng tới của mình.
Về chiều rộng:
Mở rộng lĩnh vực kinh doanh: tìm kiếm những lĩnh vực mới mang lại lợi nhuận cao đồng thời đóng góp vào sự phát triển tiến bộ của xã hội.
Mở rộng địa bàn kinh doanh: mở thêm các chi nhánh trong cả nước và nước ngoài.
Tăng quy mô kinh doanh: tìm kiếm các khách hàng lớn, hợp đồng có giá trị cao.
Tăng quy mô nhân sự: tuyển thêm nhân sự và đào tạo đề đáp ứng nhu cầu của các bộ phận, phòng ban.
Về chiều sâu:
Nâng cao mức độ chuyên nghiệp, cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh.
Chuyên sâu vào các lĩnh vực riêng biệt: thành lập các công ty thành viên. Chuẩn hóa quy trình làm việc, nâng cao chất lượng nhân sự đầu vào.
3.2. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ CĂN CỨ HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔCHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
3.2.1. Các quan điểm hoàn thiện
Vấn đề tổ chức bộ máy quản lý là một vấn đề phức tạp và có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặt vấn đề hoàn thiện bộ máy quản lý có nghĩa là đề cập đến vấn đề hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của bộ máy đó. Do vậy, nó có liên quan chặt chẽ tới con người, cụ thể ở đây là những cán bộ hoặc gọi là các nhà quản trị – chủ thể điều hành và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề vừa nóng bỏng, vừa cấp bách trong thực tiễn quản lý và điều hành đất nước theo tinh thần Nghị quyết của Đảng. Trên tinh thần đó, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý các doanh nghiệp nhất thiết phải quán triệt được các quan điểm sau:
3.2.1.1. Quan điểm gọn nhẹ và hiệu quả cao.
Quá trình chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường của nền kinh tế quốc dân nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện. Do vậy, hoàn thiện bộ máy quản lý các doanh nghiệp phải được thực hiện theo hướng xây dựng được bộ máy gọn nhẹ, tập trung đầu mối những có hiệu lực quản lý và hiệu quả cao.
Quan điểm gọn nhẹ, có nghĩa là bộ máy quản lý doanh nghiệp phải giảm bớt đầu mối, tập trung sự chỉ đạo và điều hành, không chồng chéo, và cũng không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ nào.
Quan điểm hiệu quả cao đồng thời khẳng định việc hoàn thiện bộ máy quản lý của doanh nghiệp, sẽ bảo đảm sự vận hành của bộ máy dần đạt tới mức tối ưu, làm cho quyết định quản lý có hiệu lực và khả thi. Cơ chế thị trường ngày càng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tính độc lập và tự chủ cao, không thể có một sự can thiệp nào bên ngoài vào hoạt động bình thường của
lang pháp lý lành mạnh, công bằng. Sự phát triển bền vững của nền kinh tế trước kết phải được đảm bảo trên cơ sở hiệu quả thực sự của doanh nghiệp, chính vì vậy nâng cao hiệu quả của việc tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là vấn đề cần được quan tâm hơn.
3.2.1.2. Quan điểm phi chủ quản hoá.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam luôn gắn liền với cơ chế “chủ quản”. Cơ chế đó đã gắn sâu trong thể chế hành chính và đời sống kinh tế – xã hội ở nước ta. Biểu hiện tập trung được biểu hiện ở khái niệm “Bộ chủ quản” hay “Sở chủ quản” … Tuy nhiên cơ chế này đã phát huy tác dụng trong thời kỳ chiến tranh và trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế tập trung bao cấp. Nhưng nền kinh tế thị trường với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, cơ chế “chủ quản” trở thành một trong những trở lực kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Có thể nêu ra đây một số điểm chính thể hiện sự cản trở của cơ chế “chủ quản” như sau:
Đó là cơ chế tạo ra sự can thiệp hành chính vào hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Chúng ta biết rằng cơ chế thị trường đòi hỏi nền kinh tế phải tạo ra các điều kiện bình đẳng trong cạnh tranh. Trước hết, đó là hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và sự vận dụng nghiêm túc hệ thống đó, cơ chế tài chính tiền tệ lành mạnh và có hiệu lực, sự thống nhất của thông tin thị trường, cơ chế hành chính đơn giản những đầy hiệu lực với tính minh bạch và trật tự trong mọi hoạt động kinh tế – xã hội... Tất cả những điều đó, cơ chế “chủ quản” không thể đáp ứng được, nó chủ tạo ra sự can thiệp hành chính vào hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà thôi.
Cơ chế “chủ quản” làm chia cắt nền sản xuất công nghiệp nước ta. Nền kinh tế vốn đã là một thể thống nhất, nhưng cơ chế “chủ quản” lại chia cắt nền kinh tế theo chiều dọc (ngành) và chiều ngang (lãnh thổ). Thực trạng đó thường gây ra những mất cân đội thực hoặc giả tạo và làm khoét sâu
những khó khăn của thị trường vốn đã kém phát triển ở nước ta. Do vậy, có thể nói, cơ chế “chủ quản” kìm hãm việc mở rộng thị trường trong nước thành một thị trường rộng lớn và xuyên suốt, làm cản trở nghiêm trọng quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của đất nước trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Cơ chế “chủ quản” tạo ra các khoảng trống trong quản lý. Bất kỳ một đơn vị quản lý nào trong xã hội, bên cạnh việc tuân thủ thể chế chung còn phải chịu sự quản lý theo ngành hoặc theo lãnh thổ theo cơ chế “chủ quản”. Chính sự thiết kế cơ chế quản lý này theo nội dung “chủ quản” đã tạo ra những khoảng trống (kẽ hở) mà pháp luật không với tới được. Đó là những kẽ hở nằm giữa những phạm vi hoạt động và quyền lực của các cơ quan chủ quản khác nhau. Đó chính là những “khoảng trống vô chính phủ” là môi trường thuận lợi cho các hoạt động phi pháp như tham nhũng, lãng phí, … Do đó hạn chế quyền lực và hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước.
Cơ chế “chủ quản” làm thoái hoá bộ máy quản lý Nhà nước và hạn chế sự năng động của các doanh nghiệp.
Chính vì vậy, đã làm cho các cán bộ – với tư cách là cơ quan chủ quản, vừa không thực hiện tốt được nhiệm vụ chính trị cơ bản của nó, vừa không hoàn thành được nhiệm vụ quản lý kinh doanh theo chức năng.
3.2.1.3. Quan điểm xây dựng đội ngũ các nhà quản trị có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất để thực thi nhiệm vụ quản lý điều hành các doanh nghiệp Nhà nước.
Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý suy cho cùng chỉ có thể mang lại hiệu quả thực sự khi có một đội ngũ quản lý có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất để thực thi các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đây là một trong những vấn đề còn nhiều bất cập. Do vậy phải từng bước làm trong sạch và nâng cao chất
lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp, gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao phẩm chất chính trị cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
3.2.2. Căn cứ hoàn thiện
Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là một vấn đề lớn và cấp bách, đồng thời cũng nằm trong quá trình cải cách một bước nền hành chính của Nhà nước. Chính vì vậy, để cho quá trình hoàn thiện này đạt hiệu quả cần dựa vào một số căn cứ sau:
Một là, đổi mới bộ máy tổ chức quản lý các doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tiễn, xu hướng phát triển kinh tế của ngành nói riêng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung trong quá trình đổi mới của đất nước.
Hai là, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý phải căn cứ vào trình độ phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Ba là, căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của từng doanh nghiệp.
Bốn là, căn cứ vào đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ để tiến hành đổi mới tổ chức bộ máy quản lý thích hợp.
Việc tuân thủ chủ trương đường lối của Đảng và vận dụng riêng cho từng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hướng tới sự thay đổi bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng gọn nhẹ, tập trung thống nhất, đảm bảo tính hiệu quả của quá trình quản lý. Đó cũng chính là yêu cầu cao nhất trong quá trình hoàn thiện.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔCHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
3.3.1. Sắp xếp và bố trí lại chức năng, cán bộ của các phòng ban
Khi nói đến tổ chức là nói đến nguyên lý sắp xếp, sắp đặt các bộ phận, cơ quan hợp thành cơ cấu tổ chức quản lý trong doanh nghiệp, bao gồm các bộ phận chuyên môn hoá, có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp. Giữa các bộ phận, các cấp có mối liên hệ với nhau.
Một mô hình cơ cấu tổ chức hợp lý phải là một mô hình mà trong đó các bộ phận có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau, không thừa bộ phận nào mà cũng không thiếu bộ phận nào, nhiệm vụ của các phòng ban phải rõ ràng, không chồng chéo, bộ máy quản lý phải được tinh giản, gọn nhẹ đến mức tối đa có thể. Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Hệ thống chưa thực sự có một mô hình tổ chức hợp lý, cần phân chia lại một số bộ phận như sau: