Sơ lược về Công ty Cổ phần Khí công nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp quản lý marketing nhằm phát triển thị phần sản phẩm khí oxy (Trang 29)

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam

- Tên Công ty : Công Ty Cổ Phần Khí Công Nghiệp Việt Nam.

- Tên tiếng Anh :VietNam Industrial Gas Joint Stock Company.

- Tên viết tắt :Thanhgas.

-Giấy phép kinh doanh số055108 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 03/06/1999

-Trụ sở: Đức Giang, Long Biên, Hà Nội. -Điện thoại :(84-4)8273374

- Email: kinhdoanh@thanhgas.com.vn

- Số vốn điều lệ :60 000 000 000 VNĐ (60 tỷ VNĐ đồng )

- Số lượng cán bộ công nhân viên :215 người

Các hoạt động chính của công ty

Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty là:

- Sản xuất và kinh doanh các loại khí công nghiệp, khí y tế (bao gồm oxy, nitơ dạng lỏng, dạng khí, cacbonic, accetylen, argon, các loại khí hỗn hợp và các loại khí mà pháp luật không nghiêm cấm).

- Chế tạo thiết bị áp lực: téc siêu lạnh, van chai oxy, cấu kiện thép, thùng tháp công nghiệp .

- Sửa chữa, cải tạo và đóng mới các xe vận chuyển téc. - Môi giới, kinh doanh bất động sản.

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng, công trình ngầm dưới đất, dưới nước.

- Xây dựng kết cấu công trình.

- Kinh doanh dịch vụ vận tải và các hoạt động phụ trợ vận tải .

Đặc điểm về công nghệ sản xuất

Năm 1960, công ty được thành lập mà tiền thân là Nhà máy dưỡng khí Yên Viên, được trang bị một hệ thống thiết bị sản xuất có công suất 50m3.

Năm 1970, thiết bị này bị bom phá huỷ.

Năm 1971- 1972, Nhà máy được trang bị 3 hệ thống máy 70M của Liên Xô cũ.

Năm 1975, Nhà máy được đầu tư hệ thống OG 125m3/h của CHDC Đức. Năm 1990, Nhà máy đã chủ động vay vốn mua thiết bị OG 2503/h lắp đặt tại trụ sở mới tại Đức Giang.

Năm 2000, công ty tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất, lắp đặt 1 hệ thống sản xuất oxy lỏng KKA 0,25 công suất 200m3/h do Liên Xô (cũ) chế tạo.

Năm 2003, công ty đầu tư lắp đặt một hệ thống sản xuất oxy, nitơ lỏng LOX 500 của CHLB Đức và đưa vào sản xuất từ tháng 4/2004.

Đầu năm 2005, công ty triển khai dự án đầu tư hệ thống sản xuất oxy, nitơ lỏng KDON 1000Y của Trung Quốc với công nghệ tương đương với CHLB Đức.

Như vậy, trong những năm gần đây, công ty đã mạnh dạn trong việc đổi mới công nghệ bằng cách đầu tư và đưa vào hoạt động các hệ thống sản xuất tiên tiến. Cho đến nay công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam có rất nhiều hệ thống tách khí hiện đại, sản xuất các sản phẩm khí công nghiệp chất lượng cao nhất ở Việt Nam: oxy 99,7%, nitơ 2ppm, argon 99,999%. Không những sản xuất ra các loại khí công nghiệp ở dạng khí đóng chai, công ty còn cung cấp các loại khí ở dạng lỏng chứa trong các téc siêu lạnh và các loạt thiết bị áp lực khác.

Dưới đây là sơ đồ quy trình sản xuất khí và quy trình sản xuất các thiết bị áp lực của công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam :

Đầu vào (khí) Nén khí Lọc khí Phân Ly khí Nạp thành phẩm Giãn khí

Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất khí

NVL Cắt Cuốn Thành phẩm Kiểmtra Hàn Ghép Sơn

Sơ đồ 2.2 : Quy trình sản xuất thiết bị áp lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ sơ đồ trên ta thấy, quy trình sản xuất các loại khí công nghiệp và các thiết bị áp lực là hoàn toàn khác nhau, chúng độc lập riêng biệt và chi phí tiêu hao cũng khác nhau. Do đó công ty luôn tìm mọi cách giảm chi phí một cách hợp lý nhất để đảm bảo giảm chí phí thấp nhất trong điều kiện có thể.

Đặc điểm về nguồn vốn của công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu về vốn của công ty trong sản xuất kinh doanh, công ty đã tiến hành huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.

Sau khi tiến hành cổ phần hoá với 100% vốn của cán bộ công nhân viên chức công ty, số vốn của công ty hiện nay là 60 tỷ VNĐ. Tình hình cơ cấu vốn của công ty được thể hiện qua bảng 1:

Bảng 2.1.Tình hình cơ cấu vốn qua các năm 2004 - 2008

Đơn vị tính : Triệu VNĐ Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số vốn 22680 23465 23890 40616 73978 Vốn lưu động 5580 6370 6480 10595 15146 Vốn cố định 17100 17095 17410 30021 58832

( Nguồn : Phòng Tài Chính - Kế Toán )

Qua bảng số liệu trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét về đặc điểm về nguồn vốn của công tr như sau:

- Công ty có một nguồn vốn khá lớn và tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây khá cao.

- Vốn cố định chiếm tỉ trọng lớn do đặc trưng của một công ty sản xuất công nghiệp.

- Tốc độ tăng trưởng của vốn cố định khá cao do công ty đã từng bước cải tiến đổi mới công nghệ sản xuất (vì đặc thù của ngành sản xuất khí công nghiệp là sản phẩm chủ yếu được sản xuất từ khí trời và điện, trong khi đó công nghệ sản xuất cao, nhập từ nước ngoài nên chi phí đầu tư vào tài sản cố định là rất lớn.

- Nguồn vốn của công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: Vốn vay, vốn từ công nhân viên chức, vốn liên doanh với các đối tác nước ngoài.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

- Ban lãnh đạo công ty, gồm:

+ Tổng giám đốc.

+ Phó tổng giám đốc kinh doanh. + Phó tổng giám đốc kỹ thuật.

- Các phòng ban chức năng, gồm:

+ Phòng Hành chính - Tổ chức. + Phòng Quản trị bảo vệ đời sống. + Phòng Tài chính - Kế toán. + Phòng Kinh doanh + Phòng Bán hàng. + Phòng Kỹ thuật - vật tư. + Phòng KCS – An toàn. - Các công ty con, gồm:

+ Nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị áp lực.

+ Công ty TNHH khí công nghiệp tại Nam Định.

- Các xưởng, trạm nạp, gồm:

+ Xưởng Khí công nghiệp. + Xưởng Cơ điện.

+ Trạm CO2.

2.1.2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam 2.1.2.3. Đặc điểm về lao động và tiền lương

Về lao động

Là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có quy mô khá lớn nên công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào. Trong những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty đã thực hiện từng bước tinh giảm biên chế đồng thời nâng cao chất lượng lao động bằng cách đào tạo nâng cao và đào tạo lại chuyên môn cho cán bộ công nhân viên chức toàn công ty.

Dưới đây là bảng Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam qua các năm 2004-2008:

TỔNG GIÁM ĐỐC P.Tổng Giám Đốc P.Tổng Giám Đốc Phòng Kế toán Tài chính Phòng Quản trị bảo vệ đời sống Phòng Hành chính Tổ chức Phòng Bán hàng Công ty TNHH khí công nghiệp Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị áp lực Phòng Kinh doanh Phòng KCS – An toàn Xưởng điện Xưởng khí công nghiệp Phòng Kỹ thuật Vật tư Trạm CO2

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam Năm Phân Loại 2004 2005 2006 2007 2008 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1.Tổng số lao động 197 100 217 100 230 100 240 100 215 100 2.Theo giới tính - Nam 124 62,9 131 60,4 141 61,3 155 64,6 140 65,1 - Nữ 73 37,1 86 39,6 89 38,7 85 35,4 75 34,9 3.Theo trình độ

- Đại học và trên đại học 45 22.8 45 20,7 47 20,4 45 18,7 40 18,6

- Trung cấp 12 6.1 10 4,7 13 5,6 15 6,3 14 6,5

- Tốt nghiệp PTTH 140 71.1 162 74,6 170 74 180 75 161 74,9

4.Theo hình thức làm việc -Lao động gián tiếp -Lao động trực tiếp

25 12,7 28 12,9 30 13 30 12,5 25 11,6

172 87,3 189 87,1 200 87 210 87,5 190 88,4

Trên cơ sở số liệu về lao động trên, có thể rút ra một số nhận xét sau đây : Tổng số lao động của công ty năm 2008 giảm 25 người so với năm 2007 và tăng 10 người vào năm 2007 so với năm 2006, tăng 13 người năm 2006 so với 2005, tăng 30 người năm 2005 so với năm 2004. Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể được đánh giá dựa vào sự biến động của lao động về mặt cơ cấu như sau: Lao động chủ yếu là lao động sản xuất, nên khi công ty mở rộng sản xuất, đầu tư mới dây truyền, số lượng lao động đã tăng lên, và chủ yếu là lực lượng công nhân, tổ sửa chữa, vận hành máy. Đến cuối năm 2007 và năm 2008 do một lớp công nhân vào cùng thời kỳ đến tuổi nghỉ hưu, chủ trương của công ty giảm biên chế, khuyến khích các cán bộ công nhân viên đảm nhiệm các công việc của người đã nghỉ. Ngoài ra, số lượng cán bộ đại học tại công ty giảm, do một số cán bộ ra trường, vào công ty, khi đã có kinh nghiệm thì chuyển sang công ty khác, đây cũng là vấn đề làm cho lãnh đạo công ty rất trăn trở, làm sao để phát triển, giữ được người tài, người có tâm huyết.

Về tiền lương

Về tiền lương, công ty đã áp dụng nhiều hình thức trả lương hợp lý, phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên chức từ đó khuyến khích người lao động làm việc, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, ở công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam, áp dụng các hình thức trả lương:

+ Trả lương theo sản phẩm. + Trả lương theo thời gian.

+ Trả lương theo công việc hoàn thành, % doanh thu bán hàng, khối lượng sản phẩm.

Hiện nay mức thu nhập bình quân đầu người ở công ty cổ phần khí đã dần được cải thiện qua các năm. Tình hình đó được thể hiện qua bảng 3:

Bảng 2.3. Bảng quỹ tiền lương Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam

(Đơn vị tính : đồng ) Năm

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng quỹ tiền lương

(/tháng) 368.900.0000 412.300.000 506.000.000 696.000.0000 817.000.0000 Thu nhập bình quân

(đồng/người/tháng) 1.700.000 1.900.000 2.200.000 2.900.000 3.800.000

( Nguồn : Phòng Tổ chức –Hành chính)

Những số liệu trên cho thấy, mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của công ty cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam tăng dần với tốc độ khá lớn, một phần, do mặt bằng tiêu dùng của người dân ngày càng cao, chi phí cho cuộc sống tăng dần. Công ty đã thay đổi mức lương phù hợp cho người lao động, đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Tiền lương bình quân bao gồm cả tiền thưởng tết, tiền thưởng các ngày lễ… mức lương này so với mặt bằng chung của khu vực là cao, cuộc sống người lao động được đảm bảo.

2.2. THỰC TRẠNG THỊ PHẦN SẢN PHẨM KHÍ Ô XY CỦA CÔNG TY CỔPHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

2.2.1. Cung - cầu khí ô xy trong khu vực

2.2.1.1. Nhu cầu khí ô xy trong khu vực

Khí Ô xy là nguồn sống cho con người, thiếu oxy, con người sẽ không tồn tại được, khi khoa học phát triển, người ta đã nghiên cứu được nhiều cách để làm giàu độ thuần khiết của oxy trong không khí, để đảm bảo cho quá trình thở được tốt hơn. Là nhà máy dưỡng khí Yên Viên, tiền thân là nhà máy sản xuất khí của Bộ Công Nghiệp Việt Nam, cung cấp oxy phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước từ những giai đoạn đầu, thời kỳ nhà nước đang còn bao cấp, Công ty là đơn vị duy nhất cung cấp sản phẩm oxy cho thị trường. Kể từ

khi thị trường mở cửa, nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng khí oxy ngày càng nhiều. Nắm bắt được được lượng cầu rất lớn này, các doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực này, nó phát triển đồng hành với ngành công nghiệp Việt Nam. Có thể nói khí công nghiệp là gạo của công nghiệp. Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế đã đưa nền công nghiệp của nước ta phát triển lên tầm cao mới, đồng hành với nó, ngành sản xuất, kinh doanh khí ô xy cũng phát triển, và nhu cầu sử dụng ô xy cũng tăng theo, thực tế thể hiện qua số liệu sau:

Bảng 2.4. Nhu cầu khí ô xy trong khu vực từ năm 2004 - 2009

Đvt : 1000 chai

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu 1600 1950 2350 3050 2850 2550

121.88% 120.51% 129.79% 93.44% 89.47% (Số liệu phòng kinh doanh : khu vực từ Nghệ An) Số liệu được thể hiện qua biểu đồ như sau :

Qua bảng số liệu và qua biểu đồ chúng tôi nhận thấy nhu cầu thực tế của thị trường oxy phụ thuộc rất nhiều bởi tình hình phát triển chung của nền kinh tế, như số lượng sản phẩm khí oxy theo nhu cầu của thị trường Miền Bắc năm 2005 tăng so với năm 2004 là 350.000 chai, tương ứng với tỉ lệ tăng 21,88%. Năm 2006 số lượng tăng của nhu cầu ngày càng lớn, nó được thể hiện bằng việc tăng thêm so với năm 2005 tới 400.000 chai, tương ứng với tỉ lệ là 20,51%. Vào năm 2007, nhu cầu tiêu thụ khí ô xy của thị trường tăng mạnh nhất, với 700.000 chai tăng thêm, tương ứng với 29,79% so với năm 2006, đây là năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp cơ khí, đóng tàu. Lý do sự tăng trưởng của giai đoan 2004 đến 2007 là do nền kinh tế nước ta lúc đó phát triển mạnh, với tốc độ bình quân GDP hơn 7%, ngành công nghiệp, y tế cộng đồng cũng ngày càng mở rộng, phát triển và xây dựng mới, nó thể hiện bằng tốc độ tăng về nhu cầu về khí Ô xy là rất lớn. Tuy nhiên, đến năm 2008, 2009 ta thấy rõ nhu cầu về khí Ô xy giảm một cách rõ rệt, chúng ta dễ dàng tìm thấy nguyên nhân của nó, đó là sự ảnh hưởng của nền kinh tế, và điển hình đó là cuộc khủng hoảng về tài chính toàn cầu, nó tác động đến cả các doanh nghiệp trong, lẫn ngoài nước, làm cho các ngành sản xuất cơ khí, nhiệt luyện…đều giảm, cụ thể là năm 2008 so với năm 2007 nhu cầu ô xy giảm 200.000 chai, tương ứng với tỉ lệ giảm 7,56%, năm 2009 so với năm 2008 nhu cầu giảm 300.000 chai, tương ứng với tỉ lệ 10,53%. Với tình hình kinh tế đang khởi sắc hiện tại, chúng ta hi vọng sang năm 2010 và những năm tiếp theo nhu cầu về khí Ô xy sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

2.2.1.2. Khả năng cung cấp khí ô xy trong khu vực

Kể từ thời kỳ nền kinh tế chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, liên doanh nước ngoài để sản xuất, mua bán khí Ô xy ngày càng nhiều, làm cho lượng cung sản

phẩm là rất lớn, tính theo công suất của các nhà cung cấp, chúng tôi xin gửi tới bảng kê về khả năng cung cấp của thị trường khí Ô xy trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2009 theo số liệu từ phòng Kinh doanh cung cấp như sau :

Bảng 2.5. Khả năng cung cấp khí ô xy trong khu vực từ năm 2004 -2009

Đvt : 1000 chai Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nhu cầu 1600 1950 2350 3050 2850 2550 Cung cấp 2000 2450 3100 3500 3700 3600 Cung/cầu 125.00% 125.64% 131.91% 114.75% 129.82% 141.18% Tỉ lệ tăng cung 122.50% 126.53% 112.90% 105.71% 97.30%

(Nguồn : Phòng Kinh doanh) Số lượng được thể hiện qua biểu đồ so sánh :

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp quản lý marketing nhằm phát triển thị phần sản phẩm khí oxy (Trang 29)