Thiết lập mục tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp quản lý marketing nhằm phát triển thị phần sản phẩm khí oxy (Trang 53)

Như trên đã nêu, hiện tại, các mục tiêu về sản lượng tiêu thụ khí ô xy tại công ty chỉ là mục tiêu hàng năm, công ty chưa có chiến lược phát triển thị phần sản phẩm lâu dài. Cụ thể ta có bảng số liệu dưới đây về mục tiêu sản lượng các năm của công ty trong thời gian vừa qua:

Bảng 2.11. Mục tiêu sản lượng của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Việt Nam các năm 2004 – 2008

Đơn vị tính: 1000 chai

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Kế hoạch 280 320 300 325 350

Số lượng tiêu thụ 290 300 320 330 360

Tỷ lệ đạt kế hoạch 103.57% 93.75% 106.67% 101.54% 102.86% (Nguồn : Phòng Kinh doanh)

Ta thấy, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng năm của công ty tăng ổn định, do nó còn dựa khá nhiều vào sản lượng thực tế của những năm trước mà chưa căn cứ vào thực tế thị trường, tuy thực tế tiêu thụ cũng gần sát với mục tiêu sản lượng hàng năm. Năm 2004, chỉ tiêu đưa ra là 280.000 chai, số lượng tiêu thụ đạt 290.000 chai, vượt so với kế hoạch 10.000 chai, tương ứng tăng 3,57%. Năm 2005, kế hoạch tiêu thụ năm này là 320.000 chai, tuy nhiên thực tế tiêu thụ chỉ được 300.000 chai, giảm mất 20.000 chai, tương ứng với tỉ lệ giảm 6,25%. Nguyên nhân của sự giảm sút này do sự giao động của một số đại lý của công ty khi có sản phẩm của công ty Khí công nghiệp Việt Vương vào phá giá thị trường, các đại lý này phải lấy sản phẩm của đối thủ, để giữ thị phần của mình, lúc này, công ty cũng mất một số khách hàng. Năm 2006 tình hình tiêu thụ khả quan hơn. Kế hoạch đưa ra là 300.000 đúng bằng số lượng tiêu thụ của năm ngoái với mong muốn công ty giữ vững được sản lượng tiêu thụ của năm 2005, sản lượng thực tế tiêu thụ lại là 320.000 chai, tăng 20.000 chai, tương ứng với tỉ lệ tăng là 6,67%. Nguyên nhân tăng của sản lượng tiêu thụ của công ty là do xu thế chung của nền kinh tế, khách hàng phát triển mở rộng, thêm nhiều khách hàng mới tìm tới công ty. Năm 2007, kế hoạch công ty đặt ra là 325.000 chai, thực tế đạt được là 330.000 chai, tăng 5.000 chai, tương ứng với tỉ lệ 1,54%. Sự tăng trưởng này khá thấp so với thực tế năm 2007 trên thị trường, nhu cầu tiêu thụ khí ô xy tăng 29.79%, một con số rất cao. Với cơ sở số liệu thực tế năm 2007, ta thấy rõ được sự hạn chế của công tác dự báo, tính kế hoạch trong năm, mục tiêu ngắn hạn là rất thụ động, không có khuynh hướng phát triển, chưa đưa ra một kế hoạch rõ hợp lý để phát triển, mà còn mãi ì lại vào các khách hàng cũ của công ty. Sự tăng lên rất lớn của cầu về tiêu thụ sản phẩm so với thực tế tiêu thụ của công ty, thể hiện rõ ràng

hạn chế mà công ty gặp phải đó là chưa có một đội ngũ nghiên cứu dự báo thị trường, đội ngũ marketing có trình độ để có thế mở rộng thị phần của công ty. Năm 2008, do nhu cầu tăng cao trong năm 2007, nên phòng tổ chức của công ty đã đưa ra kế hoạch cho năm tăng lên đến 350.000 chai, và thực tế, sản lượng tiêu thụ được cũng đã khả quan hơn, tăng lên 360.000 chai, tương ứng với tỉ lệ tăng so với kế hoạch là 2,86%.

Tuy nhiên, trong các kế hoạch năm này, chúng tôi không thấy công ty đưa ra mục tiêu về thị phần cho sản phẩm, đây cũng là điểm hạn chế rất lớn, và cần thiết phải thành lập đội ngũ nghiên cứu dự báo thị trường, đưa ra các chỉ tiêu số lượng tiêu thụ, tỷ lệ chiếm lĩnh thị phần để công ty có hướng phát triển lâu dài.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp quản lý marketing nhằm phát triển thị phần sản phẩm khí oxy (Trang 53)