2.2.1.1. Nhu cầu khí ô xy trong khu vực
Khí Ô xy là nguồn sống cho con người, thiếu oxy, con người sẽ không tồn tại được, khi khoa học phát triển, người ta đã nghiên cứu được nhiều cách để làm giàu độ thuần khiết của oxy trong không khí, để đảm bảo cho quá trình thở được tốt hơn. Là nhà máy dưỡng khí Yên Viên, tiền thân là nhà máy sản xuất khí của Bộ Công Nghiệp Việt Nam, cung cấp oxy phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước từ những giai đoạn đầu, thời kỳ nhà nước đang còn bao cấp, Công ty là đơn vị duy nhất cung cấp sản phẩm oxy cho thị trường. Kể từ
khi thị trường mở cửa, nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng khí oxy ngày càng nhiều. Nắm bắt được được lượng cầu rất lớn này, các doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực này, nó phát triển đồng hành với ngành công nghiệp Việt Nam. Có thể nói khí công nghiệp là gạo của công nghiệp. Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế đã đưa nền công nghiệp của nước ta phát triển lên tầm cao mới, đồng hành với nó, ngành sản xuất, kinh doanh khí ô xy cũng phát triển, và nhu cầu sử dụng ô xy cũng tăng theo, thực tế thể hiện qua số liệu sau:
Bảng 2.4. Nhu cầu khí ô xy trong khu vực từ năm 2004 - 2009
Đvt : 1000 chai
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Nhu cầu 1600 1950 2350 3050 2850 2550
121.88% 120.51% 129.79% 93.44% 89.47% (Số liệu phòng kinh doanh : khu vực từ Nghệ An) Số liệu được thể hiện qua biểu đồ như sau :
Qua bảng số liệu và qua biểu đồ chúng tôi nhận thấy nhu cầu thực tế của thị trường oxy phụ thuộc rất nhiều bởi tình hình phát triển chung của nền kinh tế, như số lượng sản phẩm khí oxy theo nhu cầu của thị trường Miền Bắc năm 2005 tăng so với năm 2004 là 350.000 chai, tương ứng với tỉ lệ tăng 21,88%. Năm 2006 số lượng tăng của nhu cầu ngày càng lớn, nó được thể hiện bằng việc tăng thêm so với năm 2005 tới 400.000 chai, tương ứng với tỉ lệ là 20,51%. Vào năm 2007, nhu cầu tiêu thụ khí ô xy của thị trường tăng mạnh nhất, với 700.000 chai tăng thêm, tương ứng với 29,79% so với năm 2006, đây là năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp cơ khí, đóng tàu. Lý do sự tăng trưởng của giai đoan 2004 đến 2007 là do nền kinh tế nước ta lúc đó phát triển mạnh, với tốc độ bình quân GDP hơn 7%, ngành công nghiệp, y tế cộng đồng cũng ngày càng mở rộng, phát triển và xây dựng mới, nó thể hiện bằng tốc độ tăng về nhu cầu về khí Ô xy là rất lớn. Tuy nhiên, đến năm 2008, 2009 ta thấy rõ nhu cầu về khí Ô xy giảm một cách rõ rệt, chúng ta dễ dàng tìm thấy nguyên nhân của nó, đó là sự ảnh hưởng của nền kinh tế, và điển hình đó là cuộc khủng hoảng về tài chính toàn cầu, nó tác động đến cả các doanh nghiệp trong, lẫn ngoài nước, làm cho các ngành sản xuất cơ khí, nhiệt luyện…đều giảm, cụ thể là năm 2008 so với năm 2007 nhu cầu ô xy giảm 200.000 chai, tương ứng với tỉ lệ giảm 7,56%, năm 2009 so với năm 2008 nhu cầu giảm 300.000 chai, tương ứng với tỉ lệ 10,53%. Với tình hình kinh tế đang khởi sắc hiện tại, chúng ta hi vọng sang năm 2010 và những năm tiếp theo nhu cầu về khí Ô xy sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
2.2.1.2. Khả năng cung cấp khí ô xy trong khu vực
Kể từ thời kỳ nền kinh tế chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, liên doanh nước ngoài để sản xuất, mua bán khí Ô xy ngày càng nhiều, làm cho lượng cung sản
phẩm là rất lớn, tính theo công suất của các nhà cung cấp, chúng tôi xin gửi tới bảng kê về khả năng cung cấp của thị trường khí Ô xy trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2009 theo số liệu từ phòng Kinh doanh cung cấp như sau :
Bảng 2.5. Khả năng cung cấp khí ô xy trong khu vực từ năm 2004 -2009
Đvt : 1000 chai Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nhu cầu 1600 1950 2350 3050 2850 2550 Cung cấp 2000 2450 3100 3500 3700 3600 Cung/cầu 125.00% 125.64% 131.91% 114.75% 129.82% 141.18% Tỉ lệ tăng cung 122.50% 126.53% 112.90% 105.71% 97.30%
(Nguồn : Phòng Kinh doanh) Số lượng được thể hiện qua biểu đồ so sánh :
Dựa trên số liệu về khả năng cung cấp và nhu cầu của thị trường sản phẩm khí Ô xy, chúng ta thấy được sự cạnh tranh là rất lớn giữa các nhà sản xuất, kinh doanh. Như ta thấy, lượng cung sản phẩm luôn vượt qua cầu. Cụ thể là: năm 2004 lượng cung vượt quá cầu là 400.000 chai tương ứng với tỷ lệ 25%. Năm 2005 số lượng sản phẩm cung ứng hơn so với nhu cầu là 500.000 chai, ứng với tỉ lệ hơn là 25,64%. Năm 2006, số lượng cung vượt quá cầu là 750.000 chai, tương ứng với tỉ lệ vượt rất lớn là 31,91%. Năm 2007, lượng cung về sản phẩm so với nhu cầu cao hơn 450.000 chai, tương ứng với tỉ lệ là 14,75%. Năm 2008, sản lượng cung vượt quá cầu là 850.000 chai, với tỉ lệ tăng 29,82%. Năm 2009, theo dự tính, số lượng cung vượt so với cầu sẽ là lớn nhất, 1.050.000 chai, tương ứng với tỉ lệ vượt là 41,18%. Những số liệu thống kê cho thấy: từ năm 2004 đến năm 2009 số lượng khí ô xy mà các nhà cung ứng có khả năng đáp ứng cho thị trường cao hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế của các nhà tiêu thụ sản phẩm. Trên góc độ người tiêu dùng, hiện tượng này có lợi đối với họ, vì lúc đó họ được sử dụng các sản phẩm với chất lượng cao hơn, giá cả hợp lý hơn do các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau dẫn tới việc giảm giá sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm và cung ứng các dịch vụ kèm theo tốt hơn.
Đánh giá về tốc độ tăng của lượng cung sản phẩm trên thị trường, ta thấy : Năm 2005 so với năm 2004, lượng cung sản phẩm tăng 450.000 chai, tương ứng với tỉ lệ 22,50%. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 550.000 chai, tương ứng với tỉ lệ là 26,53%. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 450.000 chai, tỉ lệ tương ứng là 12,90%. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 200.000 chai, ứng với tỉ lệ tăng 5,71%. Đến năm 2009, theo dự tính thì sản lượng các nhà sản xuất khí ô xy cung cấp ra thị trường giảm so với sản lượng cung ứng của năm 2008 là 100.000 chai, tương đương giảm 2,70%. Nguyên nhân của sự sụt giảm trền là tình hình kinh tế khó , các nhà cung cấp không đầu tư mở rộng sản xuất nữa, không có thêm nhà sản xuất mới nào đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, do khó khăn một số nhà sản xuất đã cắt giảm sản lượng, thu hẹp sản xuất.
Với tình hình thực tế giữa cung và cầu khí ô xy tại khu vực Miền Bắc, ta thấy rõ sự cạnh tranh bán sản phẩm là vô cùng khắc nghiệt, các nhà cung cấp sẵn sàng hạ giá, hoặc giảm bớt tiêu chí của sản phẩm để thu lời, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới thị trường, sự ổn định của thị trường và chất lượng sản phẩm.
2.2.2. Một số đối thủ cạnh tranh chính của Công ty Cổ phần Khí công nghiệp Việt Nam trong cung cấp khí ô xy
2.2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh
Theo thống kê từ phòng kinh doanh, các báo cáo về thị phần năm 2008 của sản phẩm chai Ô xy khí của Công ty Cổ phần Khí công nghiệp Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh chính của công ty như sau :
Bảng 2.6: Thị phần sản phẩm khí ô xy của Công ty Cổ phần Khí công nghiệp Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh
Đvt : 1000 chai
STT Nhà cung cấp Số lượng Tỷ lệ
1 Công ty CP Khí Công Nghiệp VN 360 12.63%
2 Công ty KCN Đông Anh 220 7.72%
3 Công ty KCN Bắc Hà 120 4.21%
4 Công ty KCN Messer Hải Phòng 250 8.77%
5 Công ty KCN Sovigas Hải Phòng 210 7.37%
6 Công Ty KCN 81 150 5.26%
7 Công ty KCN Việt Vương 90 3.16%
8 Công ty KCN Ninh Bình 160 5.61%
9 Công ty KCN Nghệ An 200 7.02%
10 Công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Ngô Quyền 860 30.18%
11 Các nhà cung cấp nhỏ lẻ khác 230 8.07%
Tổng 2850 100.00%
Số liệu trên được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau :
Biểu đồ 2.3: Thị phần sản phẩm khí ô xy của công ty Cổ phần Khí công nghiệp Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh
Trên kết quả thực tế và biểu đồ thể hiện thị phần sản phẩm khí Ô xy chai, ta thấy, năm 2008 Công ty CP Khí Công nghiệp Việt Nam mới chiếm thị phần đứng thứ hai với số lượng 360.000 chai, tương ứng tỉ lệ thị phần khu vực là 12,63% , nhưng tỷ lệ cách nhau với một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Công ty Khí công nghiệp Messer Hải Phòng (sản lượng 250.000 chai, tỷ lệ thị phần 8,77%), Công ty Khí công nghiệp Đông Anh (sản lượng bán 220.000 chai, tỷ lệ 7,72%), Công ty TNHH Sovigas Hải Phòng (sản lượng 210.000 chai, tỷ lệ thị phần chiếm 7,37%), Công ty Khí công nghiệp Nghệ An (Số lượng bán 200.000 chai, tương ứng tỉ lệ thị phần là 7.02%)… như thế, thị phần của công ty ngày càng thu hẹp hơn rất nhiều so với trước đây (vì trong giai đoạn những năm Kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Công ty Cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam - tiền thân là Nhà Máy dưỡng khí Yên Viên là đơn vị duy nhất cung cấp sản phẩm cho toàn bộ thị trường Miền Bắc). Còn sự vượt
trội của Công ty Công Nghiệp Tàu Thuỷ Ngô Quyền là do là ngành bao tiêu toàn bộ cung cấp khí ô xy cho các nhà máy đóng tàu trong tổng Công ty Công Nghiệp tàu thuỷ Vinashin, nên khối lượng cung ứng là rất lớn, với các khách hàng là những nhà máy đóng tàu trong ngành, làm cho sự cạnh tranh giữa các đơn vị muốn tham gia vào thị phần này là rất khó khăn, vì có những rào cản vô hình ngăn cách.
2.2.2.2. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
-Công ty KCN Đông Anh
Với 220.000 chai ô xy tiêu thụ được vào năm 2008, chiếm 7,72% thị trường khu vực phía bắc, cũng thấy được công ty này cũng đang phát triển nhanh, thời gian thành lập chưa lâu nhưng đã nhanh chóng chiếm được thị phần tương đối, đặc biệt tại khu vực Đông Anh, nơi tập trung nhiều nhà máy cơ khí như: Nhà máy ôtô 1/5, Cơ Khí Đông Anh, Công ty cơ khí 4…
Điểm mạnh của nhà máy này đó là: gần khu vực khách hàng, chi phí vận chuyển thấp, dẫn tới giá thành thấp, đủ đáp ứng được với các nhu cầu nhỏ và vừa nên rất linh động trong các cơ chế bán hàng, cho mượn vỏ chai…
Điểm yếu: Chất lượng sản phẩm còn yếu, chai sản phẩm đóng với áp suất nạp không đủ, chỉ 140 bar1 (đủ là 150bar), chất lượng Ô xy khí kém, dưới 99%, nên cắt các sản phẩm thép dầy không đẹp hay bị sỉ - muội, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng lớn.
-Công ty KCN Bắc Hà
Là Công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm khí CO2là chủ yếu, nên công ty này chưa chú trọng đến phát triển nhiều đến sản phẩm khí Ô xy, khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng lấy CO2 lớn muốn lấy thêm khí Ô xy cho cùng nhà cung cấp nên sản phẩm của công ty chủ yếu nhập từ các đơn vị 11 bar = 1kg/cm2(đơn vị tính áp suất)
khác về bán lại, giá thành sản phẩm cao, không có khả năng cạnh tranh, nên lượng sản phẩm bán được là tương đối thấp, chiếm 4,21% thị phần.
- Công ty KCN Messer Hải Phòng
Là nhà cung cấp lớn tại khu vực Hải Phòng, có truyền thống lâu dài về cung cấp các sản phẩm khí công nghiệp, nên Công ty Messer chiếm được một thị phần tương đối trong khu vực, số lượng chai bán lên đến 250.000 chai trong năm 2008, chiếm 8,77% thị phần Miền Bắc.
Điểm mạnh của công ty: Có truyền thống lâu đời, được quản lý bởi đội ngũ lãnh đạo trẻ, vốn 100% của nước ngoài, nên điều kiện cơ sở vật chất tốt, tạo sự cạnh tranh lớn, nên các khu vực lân cận, hầu hết Messer đều cung cấp. Ngoài ra, với các khách hàng có yêu cầu cao về kỹ thuật các sản phẩm khí, số lượng sản phẩm, công ty này cũng đáp ứng được.
Điểm yếu: Tuy nhiên, Công ty Messer nằm ở khu vực An Dương - Hải Phòng, nên chủ yếu khách hàng của công ty là các nhà luyện, cán thép ở khu vực cảng, Hải Phòng, còn các nhà tiêu thụ lớn ở Hưng Yên, Đông Anh, Hà Nội… thì do điều kiện địa lý, làm cho sản phẩm bị đội giá thành lên rất cao, số lượng lớn thì không có khả năng đáp ứng, nên các khu vực này phải nhường lại cho đối thủ cạnh tranh.
-Công ty KCN Sovigas Hải Phòng
Công ty này cũng ở khu vực Hải Phòng, có những điều kiện và khả năng về tài chính như Công ty Messer Hải Phòng, cũng là một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, vì thế nên các thuận lợi và khó khăn cũng tương tự.
- Công Ty KCN 81
Là đơn vị của Công ty Cơ điện 81, công ty được thành lập do nhu cầu khí của thị trường và nhu cầu nội bộ, là đơn vị kinh tế trong ngành quân sự, với
hơn 10 năm thành thành lập, công ty cũng đã chiếm được 5,26% thị phần khu vực Miền Bắc, tương đương 150.000 chai trong năm 2009.
Điểm mạnh: Là nhà cung cấp sản phẩm khí trong ngành cơ khí quân sự, nên trong ngành, công ty KCN 81 đã cung cấp cho hầu hết các đơn vị này. Giá cả sản phẩm công ty cũng có sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, các sản phẩm của công ty này còn rất nhiều hạn chế, đó là quy cách sản phẩm không đảm bảo an toàn, các chai cũ nhiều, không có sự đầu tư mới. Quan hệ khách hàng còn nhiều cứng nhắc mang tính đặc trưng của một đơn vị quân đội.
- Công ty KCN Việt Vương
Là công ty được hình thành do một số chủ sở hữu nhỏ, tận dụng thiết bị lạc hậu do Nhà máy Hoá Chất Việt Trì bán lại, sản lượng thấp, máy móc lỗi thời, làm cho giá thành sản phẩm đội lên cao, nhưng trong giai đoạn đầu thành lập, do muốn chiếm lĩnh được thị phần ngay, công ty đã hạ giá bán sản phẩm xuống khá thấp. Đó cũng là một lợi thế trong thời gian dài, thực tế là công ty này đã có được một số lượng khách hàng nhất định, tuy nhiên, sau một thời gian, công ty này đã phải nâng giá sản phẩm để tránh việc thua lỗ trong thời gian dài, thu hồi lại vốn đầu tư. Do đó thị phần của công ty này đã bị thu hẹp dần trong phạm vi các khu vực lân cận công ty này mà thôi. Nó thể hiện qua tỉ lệ thị phần sản phẩm của công ty này, chỉ chiếm 3,16%, và có xu hướng giảm trong thời gian tới.
- Công ty KCN Ninh Bình
Tiền thân là một nhánh của công ty Cổ phần Khí Công Nghiệp Việt Nam, sau thời kỳ Cổ phần hoá, công ty đã tách ra thành một công ty độc lập, với hình thức kinh doanh tương tự, thời gian đầu, là nhà cung cấp lâu đời, công ty đã cung cấp cho toàn bộ các nhà máy, công ty và các xưởng đóng tàu ở khu
vực Ninh Bình, Nam Định… Nhưng đến giai đoạn hiện nay, dần dần công ty đã bị lấn chiếm các thị phần này do một số nhà sản xuất mới.
Điểm mạnh của công ty: Vị trí thuận lợi cho việc cung cấp trong ngành, máy móc thiết bị đã khấu hao gần hết, có uy tín từ trước.
Điểm yếu: Công nghệ cũ, tốn điện, công lao động, làm giá thành sản