Để thực hiện được các giải pháp trên, chúng ta cần có những điều kiện cụ thể, thiết thực từ cả hai phía, Nhà nước và công ty. Cụ thể như sau :
Về phía công ty :
- Công ty cần huy động thêm các nguồn vốn từ các cổ đông, đối tác liên doanh, nhanh chóng đủ vốn để đầu tư hệ thống dây chuyền mới, hiện đại, có công suất lớn hơn (hiện tại dây chuyền cũ công suất nhỏ, sản phẩm sản xuất ra đã tiêu thụ hết), tận dụng được thời cơ này để đầu tư là vô cùng hợp lý.
- Thành lập thêm phòng Marketing, đây là việc trước mắt và vô cùng cần thiết tuyển dụng thêm một số cán bộ có trình độ chuyên môn, phục vụ cho việc tổ chức lại phòng thị trường, để đảm bảo cho việc nghiên cứu, dự báo, phát triển thị phần được chuyên nghiệp hơn.
- Cần có những khen thưởng hợp lý, trích thưởng bằng tiền mặt, khuyến khích các lao động giỏi, cá nhân xuất sắc, có thành tích trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất cho công ty, có những đóng góp tích cực đối với việc xây dựng và phát triển công ty.
Về phía Nhà nước :
- Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật ổn định, thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bằng các biện pháp sau:
+ Ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố hệ thống tài chính quốc gia, quản lý điều hòa, lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả, chống lạm phát, giữ cân đối về ngân sách mậu dịch.
+ Nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán, thị trường lao động.
+ Về ban hành luật thuế: Nhà nước nên giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu cho máy móc, thiết bị sản xuất hàng tiêu dùng và hàng hoá nhập khẩu. Tiếp tục hoàn thiện và hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng (VAT). Trong đó cần chi tiết hoá, cụ thể hoá hơn nữa các biểu thuế, mức áp thuế đối với các ngành hàng, nhóm hàng và mặt hàng để đảm bảo tính công bằng và sát thực hơn đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
- Nhà nước cần quan tâm và chú ý đến các chính sách như: chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách lãi suất tín dụng vay ngân hàng thấp hơn nữa để giúp công ty có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ tiêu thụ hàng hoá, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
- Nhà nước cần đầu tư phát triển ngành công nghệ cao, công nghiệp điện, điện tử trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành Điện .
- Nhà nước nên tích cực tham gia trong công tác quản lý chống buôn lậu, nhất là buôn lậu sản phẩm của Trung Quốc qua biên giới. Dùng các chính sách để quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hoá chống việc cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo sự công bằng trong sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, việc đẩy mạnh hoạt động quản lý marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là một việc vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá của mình. Để nghiên cứu, tìm ra nhu cầu của người tiêu dùng là một điều khó, đáp ứng tốt hơn nữa, phát triển thị trường trong bối cảnh tự do hoá thương mại, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh luôn là vấn đề đau đầu nhà doanh nghiệp.
Với ngành sản xuất và kinh doanh khí ô xy tại Công ty Cổ phần Khí công nghiệp Việt Nam cũng vậy, nó chịu sự tác động rõ nét của nền kinh tế thị trường, chịu sự tác động lớn của các quy luật cạnh tranh. Như thế nó đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý marketing hữu hiệu nhằm phát triển thị phần của nó. Có phát triển công ty mới có chỗ đứng trên thị trường, mới đảm bảo được nhu cầu sống và tồn tại trong cái môi trường ngày càng khắc nghiệt này.
Trên cơ sở thực trạng, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp, với mong muốn các giải pháp này thiết thực, có hiệu quả, có đóng góp đối với công cuộc phát triển thị phần tiêu thụ sản phẩm khí ô xy tại công ty.
Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của luận văn Thạc sỹ, cũng như về thời gian, kinh phí nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành từ phía bạn đọc với mong muốn sẽ hoàn thành và phát triển luận văn hơn nữa và đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Bình (2000), Tìm hiểu thị trường trong sản xuất kinh doanh, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000),Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Trương Đình Chiến (2000), Quản trị marketing trong doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội.
4. Trương Đình Chiến (2002), Giáo trình Quản trị kênh phân phân phối, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Công ty Cổ phần Khí công nghiệp Việt Nam (2004, 2005,2006, 2007, 2008), Báo cáo tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh, Hà Nội.
6. Đặng Đình Đào (2000),Thương mại doanh nghiệp,NXB Thống Kê, Hà Nội. 7. Trần Minh Đạo (2007),Giáo trình Marketing căn bản, NXB Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội.
8. Hoàng Minh Đường, Nguyễn Thừa Lộc (2000), Quản trị doanh nghiệp thương mại,NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Phạm Thị Gái (2002),Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội.
10.Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà (2002), Giáo trình Khoa học quản lý,NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
12.Nguyễn Viết Lâm (2003), Giáo trình Nghiên cứu marketing, NXB Thống kê, Hà Nội.
13.Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2001), Giáo trình Quản lý học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.– NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
14.Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lí (2004), Tạo dựng và quản trị thương hiệu Lợi nhuận và danh tiếng, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.